Cách đọc và phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh (Income Statement)

Nắm bắt và phân tích được những chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh giúp cho nhà đầu tư có thể hiểu rõ được hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, đến nay vẫn có một số người tham gia đầu tư vẫn chưa nắm rõ được các chỉ tiêu trong báo cáo này. Đồng thời, họ còn gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra các nhận định và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ trình bày về cách đọc và phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh mà bạn có thể nắm bắt. Do đó, đừng bỏ qua một thông tin hữu ích nào nhé!

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì?

Được xác định là một trong những dữ liệu quan trọng của một doanh nghiệp qua hằng năm. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp những thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, khi biết cách đọc và phân tích báo cáo này, bạn có thể nắm bắt được kết quả kinh doanh (lãi/ lỗ) trong kỳ. Đồng thời, có thể tìm được một góc nhìn tổng quan nhất về thực trạng doanh thu, chi phí của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nếu bạn là một nhà quản trị thông thái, bạn còn có thể dự báo được xu hướng tương lai để đưa ra những chiến lược phù hợp và kịp thời.

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì?
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì?

Ngoài ra, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là cơ sở để giúp người đọc tìm ra các nguyên nhân còn hạn chế trong hoạt động kinh doanh và đưa ra quyết định đầu tư của mình. Do đó, nắm bắt được nội dung mà các chỉ tiêu trong báo này truyền tải là nhu cầu cần thiết của hầu hết bạn đọc.

Thấu hiểu được nhu cầu cũng như mong muốn mang đến cho quý bạn đọc những thông tin để làm cơ sở cho việc ra quyết định. Bài viết tiếp tục trình bày cách đọc và phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các nội dung sau. Đừng bỏ qua những thông tin bổ ích này nhé!

Kết cấu của bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Kết cấu của bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Kết cấu của bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Trước khi đọc bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bạn cần nắm bắt được thành phần cấu tạo nên báo cáo này. Và nó được chia cụ thể thành 3 loại như sau:

  • Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp: Được thể hiện thông qua 3 chỉ tiêu chính là doanh thu (thuần) bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn bán hàng và lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng.
  • Hoạt động tài chính: Bao gồm 2 chỉ tiêu đó là doanh thu tài chính (lãi tiền gửi, lãi nhận từ đầu tư, mua bán trái phiếu,…) và chi phí tài chính.
  • Hoạt động khác: Thể hiện qua 2 chỉ tiêu là thu nhập khác và chi phí khác trong báo cáo.

Nội dung và ý nghĩa của các chỉ tiêu trong báo cáo

Nắm bắt được nội dung và ý nghĩa các chỉ tiêu tài chính cung là một trong những phương pháp giúp bạn nhanh chóng tối ưu được hiệu quả trong quá trình phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Cùng nhìn qua ý nghĩa của các chỉ tiêu thông qua nội dung của của dưới đây nhé!

STTChỉ tiêuMã sốNội dung
1Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ01Chỉ số thể hiện tổng doanh thu bán hàng, thành phẩm, bất động sản đầu tư và các dịch vụ trong kỳ báo cáo.
2Các khoản giảm trừ02Phản ánh tất cả những khoản được ghi giảm trừ vào tông doanh thu trong báo cáo như: các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá,…
3Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ10Thể hiện số doanh thu bán hàng hóa và các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp trong kỳ báo cáo.
4Giá vốn hàng bán11Chỉ số thể hiện tổng giá vốn bán hàng của doanh nghiệp đến từ chi phí sản xuất, bán hàng, chi phí khác,…được ghi nhận trong kỳ báo cáo. 
5Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ20Phản ánh sự chênh lệch số của doanh thu thuần và giá vốn bán hàng phát sinh trong kỳ báo cáo.
6Doanh thu từ hoạt động tài chính21Thể hiện doanh thu của hoạt động tài chính mà doanh nghiệp ghi nhận trong kỳ báo cáo.
7Chi phí tài chính22Phản ánh tổng chi phí TC, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết,… phát sinh trong kỳ báo cáo.
8Chi phí bán hàng25Chỉ số thể hiện tổng chi phí bán hàng hóa, thành phẩm đã bán, dịch vụ đã cung cấp phát sinh trong kỳ báo cáo.
9Chi phí quản lý doanh nghiệp26Thể hiện tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo
10Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh30Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
11Thu nhập khác31Phản ánh các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
12Chi phí khác32Chỉ số thể hiện tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
13Lợi nhuận khác40Là phần chênh lệch số giữa thu nhập khác với chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo
14Tổng lợi nhuận trước thuế50Phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp khi trừ đi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo.
15Chi phí thuế TNDN hiện hành51Thể hiện chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo.
16Chi phí thuế TNDN hoãn lại52Là chỉ số phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được phát sinh trong năm báo cáo.
17Lợi nhuận sau thuế TNDN60Thể hiện tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
18Lãi cơ bản trên cổ phiếu70Phản ánh lãi cơ bản trên cổ phiếu, chưa tính đến các công cụ phát hành trong tương lai có khả năng pha loãng giá trị cổ phiếu.

Hướng dẫn đọc và phân tích các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đối với phần hướng dẫn đọc và phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Ohmoney cung cấp cho bạn một quy trình gồm 3 bước được trình bày cụ thể thông qua các nội dung dưới đây.

Bước 1: Đọc thông tin các chỉ tiêu có trên bảng báo cáo 

Yếu tố cốt lõi quyết định nên sự thành công trong việc đọc báo cáo đó là bạn phải xem một cách tổng quát bảng số liệu. Đồng thời, nắm bắt được các chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, các chỉ tiêu mà bài viết sẽ gợi ý cho bạn đó là:

  • Mã số 60 – Lợi nhuận sau thuế TNDN: Đây là chỉ số tài chính giúp bạn trả lời câu hỏi, doanh nghiệp lãi hay lỗ bao nhiêu tiền trong kỳ báo cáo.
  • Mã số 51 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Là chỉ số phản ánh doanh nghiệp phát sinh bao nhiêu tiền thuế phải nộp cho nhà nước. 
  • Cuối cùng, bạn nên xem về các chỉ tiêu về doanh thu và chi phí để xác định được phần lợi nhuận được tạo ra từ kỳ hoạt động của doanh nghiệp. 

Ngoài ra, bạn nên tính ra được biên lợi nhuận gộp qua từng năm để biết được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời, đưa ra quyết định sáng suốt suốt hơn trong quá trình đầu tư. Công thức của biên lợi nhuận được gợi ý như sau:

Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV

Bước 2: Đánh giá các chỉ tiêu trên báo cáo

Đối với bước đánh giá các chỉ tiêu, Onmoney sẽ đưa ra các ví dụ minh chứng để bạn đọc dễ nắm bắt. Đồng thời, nội dung đánh giá sẽ được trình bày theo kết cấu cấu của bảng báo cáo kết quả kinh doanh như sau:

Đánh giá các chỉ tiêu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp

STTChỉ tiêuMã số2021 (triệu đồng)2020 (triệu đồng)
1Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ011.2001.000
2Các khoản giảm trừ0200
3Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02)101.2001.000
4Giá vốn bán hàng11800600
5Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 20 = 10 – 11)20400400
6Chi phí bán hàng25120100
7Chi phí quản lý doanh nghiệp26214200
8Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh [30a = 20 – (25 + 26)]30a66100

Từ ví dụ trên, ta có thể đánh giá được từ hình kinh doanh của doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm. Bởi, dù lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 66 triệu đồng nhưng chỉ số này giảm 34% so với năm 2020 là 100 triệu đồng.

Tương tự bạn có thể tự đánh giá tỷ trọng biến đối của các chỉ số về doanh thu và chi phí để tìm ra nguyên nhân lợi nhuận bị giảm ở năm 2021. Nguyên nhân được xác định ở ví dụ này là do tỷ lệ tăng chi phí ở năm 2021 cao hơn dẫn đến tổng kết quả kinh doanh trong kỳ giảm.

Lưu ý: Mã số 30 – Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, đã bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và cả hoạt động tài chính. Do đó, tác giả sẽ giả định chứng thành 2 chỉ tiêu như sau:

  • Mã số 30a: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
  • Mã số 30b: Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính.

Đánh giá các chỉ tiêu từ hoạt động tài chính

STTChỉ tiêuMã số2021 (triệu đồng)2020 (triệu đồng)
1Doanh thu hoạt động tài chính2145
2Chi phí tài chính223050
3Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (30b = 21 – 22)30b-26-45

Qua bảng số liệu được giả định trên, ta có thể đánh giá tình hình kinh doanh của hoạt động tài chính năm 2021 của doanh nghiệp này đã lỗ 26 triệu đồng, giảm 42% so với năm 2020 là lỗ 45 triệu đồng. Nguyên nhân biến động này là do trong năm 2021, chi phí tài chính giảm đáng kể, cụ thể là giảm 20 triệu đồng.

Đánh giá các chỉ tiêu từ hoạt động khác

STTChỉ tiêuMã số2021 (triệu đồng)2020 (triệu đồng)
1Thu nhập khác310200
2Chi phí khác320185
3LN khác (10 = 31 – 32)40015

Dựa vào kết quả kinh doanh từ hoạt động khác, bạn có thể đưa ra các đánh giá như sau: năm 2021, công ty không có khoản phát sinh về lợi nhuận, giảm với năm 2019 là 15 triệu đồng.

Để có góc nhìn tổng quan nhất cho tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ta tiếp tục tiến hành tổng hợp các chỉ tiêu chính thuộc kết cấu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau:

STTChỉ tiêuMã số2021 (triệu đồng)2020 (triệu đồng)
1Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính30a66100
2Lợi nhuận thuần từ hoạt động TC30b-26-45
3Lợi nhuận thuần khác40015
4Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30a + 30b + 40)504070

Tóm lại: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2021 lãi 40 triệu đồng, giảm 33% so với năm 2020 là 70 triệu đồng. Nguyên nhân đến từ sự chênh lệch của 3 kết cấu chính trong bảng báo cáo hoạt động kinh doanh.

Lưu ý: Bạn nên đánh giá tỷ trọng từng thành phần cấu thành nên lợi nhuận. Bởi lẽ, lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh chính là nguồn lợi nhuận bền vững mà doanh nghiệp tạo ra. Nếu tổng lợi nhuận trong năm cao nhưng lại đến từ hoạt động đầu tư tài chính hoặc hoạt động khác thì đây cũng là một doanh nghiệp mang lại nhiều rủi ro khi đầu tư.

Bước 3: So sánh báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với bảng tổng hợp phân tích doanh thu, chi phí và các báo cáo khác

Sau khi đã đọc và đánh giá được số liệu kết quả kinh doanh của từng hoạt động trong doanh nghiệp. Bạn nên tổng hợp các báo cáo lại với nhau để có được những phân tích chuyên sâu và chi tiết hơn về doanh thu, từng loại chi phí  hoạt động.  Đồng thời, nên kết hợp các chỉ số với những mục tiêu dự kiến mà doanh nghiệp vạch ra để bạn có cái nhìn chính xác nhất về tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Từ đó, bạn có thể đưa ra các kế hoạch thay đổi kịp thời và dự báo được xu hướng biến động của doanh thu, chi phí cũng như các hoạt động của doanh nghiệp.

Hướng dẫn cách sử dụng, ý nghĩa và công thức của các chỉ số trong bảng báo cáo hoạt động kinh doanh

Sau khi đã nắm bắt được cấu trúc cũng như ý nghĩa của từng thành phần trong bảng báo kết quả hoạt động kinh doanh. Bạn cần tính nắm bắt thêm những chỉ số tài chính liên quan quan đến tình hình hình kinh doanh của công ty để có thể hỗ trợ cho quá trình ra quyết định đầu tư của mình. Đừng bỏ lỡ qua những chỉ số quan trọng được trình bày trong nội dung dưới đây nhé!

Hướng dẫn cách sử dụng, ý nghĩa và công thức của các chỉ số trong bảng báo cáo hoạt động kinh doanh
Hướng dẫn cách sử dụng, ý nghĩa và công thức của các chỉ số trong bảng báo cáo hoạt động kinh doanh

Net profit margin (biên lợi nhuận ròng)

Theo định nghĩa trong kế toán biên lợi nhuận ròng là thu nhập ròng hoặc lợi nhuận sau thuế được tính theo phần trăm doanh thu. Hiểu một cách đơn giản thì đây là chỉ số minh họa trong một đồng doanh thu của doanh nghiệp thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chính vì vậy, nó được xác định theo công thức như sau: 

Net Profit Margin = (Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần) x 100%

Ngoài ra, kết quả của chỉ số này có thể mang lại cho bạn những ý nghĩa, hỗ trợ quá trình ra quyết định đầu tư như sau:

  • Nó giúp bạn có thể so sánh hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong cùng một ngành.bất kể quy mô như thế nào. Từ đó, mang lại cái nhìn tổng quan nhất về hiệu quả kinh doanh và mức độ cạnh tranh của các công ty với nhau.
  • Sử dụng để thay thế cho chỉ tiêu “Lợi nhuận ròng” để đánh giá tình hình tài chính, sự hiệu quả trong khâu tiêu thụ và bán hàng hóa, dịch vụ của công ty.
  • Ngoài ra, đây còn là chỉ số đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phản ánh tình trạng “sức khỏe tài chính” và khả năng sinh lời của công ty bằng cách theo dõi sự thay đổi của chỉ số Net Profit Margin. 

Gross profit margin (biên lợi nhuận gộp)

Biên lợi nhuận gộp được đánh giá là chỉ số quan trọng khi xem xét lợi nhuận của một doanh nghiệp, công ty. Thông qua nó, sẽ biết được số tiền lãi mà một doanh nghiệp kiếm được tại một thời gian cụ thể. Chính vì vậy, nó được xác định bằng công thức sau:

Tỷ lệ lợi nhuận gộp biên = (Tổng lợi nhuận gộp /Tổng mức doanh thu hàng bán ) x 100%

Bên cạnh đó, đây cũng là một yếu tố đại diện cho khả năng sinh lời, sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt, xét về mặt giá trị tuyệt đối, đây còn là chỉ số đo lường sự chênh lệch giữa giá bán và khoản chi hình thành sản phẩm (giá vốn). Ngoài ra, Gross Profit Margin được sử dụng làm cơ sở để tính tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên. Nó sẽ giúp theo dõi sự tăng trưởng lợi nhuận trong công ty và so sánh nó với tỷ lệ lợi nhuận của đối thủ cạnh tranh chung ngành trên thị trường.

Bên trên là toàn bộ nội dung về vấn đề cách đọc và phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những hướng dẫn của bài viết sẽ hữu ích và mang lại cho bạn những giá trị tích cực trong lúc đọc báo cáo kết quả kinh doanh. Cảm ơn đã đọc bài viết và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Mới nhất

Phân tích và nhận định cổ phiếu APS – Công ty CP chứng khoán APEC

Trong những năm gần đây, đầu tư là cách...

Review ngân hàng Nam Á Bank – NAB

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) chính...

Review bảo hiểm sức khỏe manulife

Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người cũng...

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu...

Quảng Cáo

spot_img

Cách Đầu Tư

Bài 5: Cách Quản Trị Vốn Và Quản Lý Danh Mục Đầu Tư

LỜI ĐẦU TIÊN: HỌC CÁCH QUẢN TRỊ VỐN VÀ...

Bài 3: Cách Định Giá Cổ Phiếu Và Lựa Chọn Giá Mua Hợp Lý

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ hướng dẫn...

Bài 1: Các Thuật Ngữ Trong Thị Trường Chứng Khoán Cần Phải Biết

Các cụ thường bảo nhau: Ngôn ngữ là chìa...
Lê Hoàng Việt (Levi)
Lê Hoàng Việt (Levi)https://www.linkedin.com/in/le-hoang-viet/
Đầu tư là cả một quá trình dài không phải chỉ 1, 2 năm!
spot_imgspot_img

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu khá phổ biến và được đông đảo nhà đầu tư quan tâm hiện nay. Tuy...

Cách nhận diện và đánh giá rủi ro của trái phiếu

Đầu tư vào trái phiếu là một hình thức đầu tư được nhiều chuyên gia chứng khoán tin tưởng đặt trọn tài sản của...

Tổng quan thị trường trái phiếu Việt Nam

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam đang được nhiều nhà đầu tư đánh giá rất cao trong tiềm năng phát triển trong nhiều...

Trái phiếu chuyển đổi là gì? So sánh lợi ích của trái phiếu chuyển đổi với trái phiếu thường

Trái phiếu chuyển đổi là một loại trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu vào một thời điểm nhất định trong...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here