Nếu bạn là người đam mê đầu tư nhưng chưa tự tin vào khả năng đánh giá thị trường và kiến thức tài chính của mình thì đầu tư chứng chỉ quỹ sẽ là lựa chọn phù hợp với bạn. Vậy trên thị trường Việt Nam có những loại chứng chỉ quỹ nào? Để hiểu thêm về loại hình đầu tư này bạn hãy cùng Ohmoney khám phá trong bài viết sau bạn nhé!
I. Chứng chỉ quỹ là gì?
Chứng chỉ quỹ là hình thức ủy thác đầu tư, giúp nhà đầu tư cá nhân tiếp cận với kênh đầu tư tài chính một cách đơn giản nhất. Bạn không cần nhiều kiến thức về đầu tư chứng khoán, tài chính, định giá, xây dựng danh mục đầu tư,… các công việc này sẽ có các chuyên gia của quỹ đầu tư làm giúp bạn.
Chứng chỉ quỹ là kênh đầu tư phổ biến ở các nước phát triển và đang trở nên được ưa chuộng tại Việt Nam với tỷ suất lợi nhuận kép hằng năm kỳ vọng từ 13-17%/ năm tùy vào loại quỹ.

II. Các loại chứng chỉ quỹ tại Việt Nam
Cho đến nay, có rất nhiều cách phân loại các hình thức đầu tư vào chứng chỉ quỹ. Bạn có thể phân biệt bằng cách như sau:
1. Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn
Chứng chỉ quỹ đóng:
Quỹ đóng là loại hình quỹ chỉ phát hành với số lượng cố định trên thị trường sơ cấp. Thời gian hoạt động quỹ đóng cũng có giới hạn và được thống nhất khi thành lập quỹ.
Người nắm giữ chứng chỉ quỹ đóng sẽ không được bán lại chứng chỉ quỹ cho công ty quản lý quỹ. Tuy nhiên, việc giao dịch có thể thực hiện trên thị trường thứ cấp giữa các nhà đầu tư. Trên thị trường chứng khoán, chứng chỉ quỹ đóng được niêm yết và giao dịch như một cổ phiếu thông thường.
Một số quỹ đóng tiêu biểu như:
- Quỹ Đầu tư Cân bằng Prudential (PRUBF1)
- Quỹ Đầu tư tăng trưởng ACB
- Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Manulife
- Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội
Chứng chỉ quỹ mở:
Trái ngược với quỹ đóng, quỹ mở là loại hình quỹ thành lập với thời gian hoạt động và quy mô vốn không giới hạn, phụ thuộc vào tình hình hoạt động và khả năng huy động của quỹ.
Do không giới hạn về thời gian và nguồn vốn, số lượng chứng chỉ quỹ phát hành ra thị trường tùy theo lượng đăng ký mua vào của người tham gia. Đặc biệt, người sở hữu chứng chỉ quỹ mở có thể bán lại cho chính công ty quản lý quỹ theo mức giá dựa trên giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ. Lợi nhuận xác định bằng chênh lệch giữa giá mua và giá bán (bao gồm cả phí mua bán).
Dưới đây là danh sách các quỹ mở ở nước ta được công bố trên trang: Uỷ ban Chứng Khoán Nhà nước
- Quỹ Đầu tư Chứng khoán Trái phiếu MB Capital Việt Nam (MBBF)
- Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VFMVF1)
- Quỹ Đầu tư Cân bằng Bản Việt (VCAMBF)
- Quỹ Đầu tư Cân bằng Chiến lược – VCBF (VCBF-TBF)
- Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hàng đầu VCBF (VCBF-BCF)
- Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth (VEOF)
- Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Manulife (MAFEQI)
- Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Năng động Bảo Việt (BVFED)
- Quỹ Đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (VFMVF4)
- Quỹ Đầu tư Giá trị MB Capital (MBVF)
- Quỹ Đầu tư Lợi thế Cạnh tranh Bền vững SSI (SSI-SCA)
- Quỹ Đầu tư Năng động Eastspring Investments (ENF)
- Quỹ Đầu tư Năng động Việt Nam (VFMVFA)
- Quỹ Đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh VinaWealth (VFF)
- Quỹ Đầu tư Trái phiếu Việt Nam
- Quỹ Đầu tư Trái phiếu Techcom (TCBF)
- Quỹ Đầu tư Chủ động (VNDAF)
2. Dựa vào nguồn vốn huy động
- Quỹ đầu tư tư nhân: Là hình thức huy động vốn bằng cách thức phát hành chứng chỉ quỹ riêng lẻ cho nhóm nhỏ các nhà đầu tư, trong đó đối tượng có thể được chỉ định trước hoặc không. Do đối tượng là các cá nhân, các tập đoàn lớn hay các định chế tài chính. Bởi vậy, quỹ đầu tư tư nhân thường có tính thanh khoản thấp hơn quỹ đầu tư tập thể. Các nhà đầu tư vào quỹ này thường có lượng vốn rất lớn và họ có quyền được tham gia vào kiểm soát hoạt động đầu tư của quỹ.
- Quỹ đầu tư tập thể: Được hiểu là hình thức huy động vốn rộng rãi tới các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư với đặc điểm là đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu mức độ rủi ro và chi phí đầu tư thấp. Đối tượng các nhà đầu tư tham gia quỹ này thường là các cá nhân đơn lẻ hoặc pháp nhân.
3. Xét theo cơ cấu tổ chức và hoạt động
- Quỹ đầu tư dạng công ty: Ngay từ cái tên có thể thấy rõ đối tượng tham gia quỹ này là một pháp nhân – là một công ty hay doanh nghiệp được hình thành theo quy định của pháp luật. Một hội đồng quản trị sẽ do các cổ đông là các nhà đầu tư bầu ra, Hội đồng quản trị này có trách nhiệm quản lý và kiểm soát các hoạt động hoặc thậm chí thay đổi công ty quản lý quỹ.
- Quỹ đầu tư dạng hợp đồng: Quỹ đầu tư không phải là pháp nhân. Đơn vị quản lý quỹ sẽ đứng ra thành lập quỹ, thực hiện huy động vốn và được các nhà đầu tư ủy thác cho hoạt động đầu tư để đảm bảo khả năng sinh lợi nhuận cao nhất từ khoản vốn mà họ đã đầu tư.
III. Các loại quỹ đầu tư ở Việt Nam
Trước khi lựa chọn và quyết định đầu tư vào quỹ nào, bạn cần hiểu rõ về các loại chứng chỉ quỹ hiện có trên thị trường. Cụ thể, tại thị trường Việt Nam có 3 loại quỹ như sau:
1. Quỹ đầu tư vào chứng khoán
Đây là qũy do công ty quản lý quỹ thành lập kêu gọi vốn nhà đầu tư với mục đích đầu tư vào chứng khoán và thu lợi nhuận. QĐT này thường có các danh mục đầu tư vào các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu,… Quỹ này thường phù hợp với các nhà đầu tư có đam mê đầu tư vào chứng khoán nhưng lại chưa vững kiến thức hoặc chưa có kinh nghiệm tham gia thị trường này.
Một số quỹ đầu tư chứng khoán tiêu biểu như:
- Quỹ đầu tư linh hoạt FlexiCa$h
- Quỹ đầu trái phiếu doanh nghiệp TCBF
- Quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh (VEOF)
- Quỹ đầu tư cổ phiếu Việt Nam (TCEF – TechCom Equity Fund)
2. Quỹ đầu tư và phát triển
Hình thức quỹ đầu tư phát triển này được hiểu là đầu tư cho mục đích xây dựng và phát triển một công ty, tổ chức, địa phương cụ thể. Trong doanh nghiệp, quỹ này được dùng để đầu tư và mở rộng phát triển kinh doanh, đổi mới, thay thế các máy móc thiết bị vận hành trong mô hình sản xuất, nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, bổ sung nguồn vốn, phân phối lợi nhuận,…
Một số quỹ phát triển tiêu biểu như:
- Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội
- Quỹ đầu tư phát triển Đà Nẵng
- Quỹ đầu tư phát triển Cần Thơ
3. Quỹ đầu tư mạo hiểm
Quỹ đầu tư mạo hiểm là một hình thức đầu tư mà các nhà đầu như rót vốn cho một công ty mới thành lập, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán nhưng được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng tích cực và nhà đầu tư tin rằng sẽ phát triển trong tương lai. Điển hình là đầu tư cho một công ty startup. Độ rủi ro cao cũng đồng nghĩa với khả năng sinh lời lớn. Hầu hết các nhà đầu tư có nguồn vốn mạnh và muốn đầu tư lâu dài sẽ lựa chọn hình thức này.
Các quỹ đầu tư mạo hiểm nổi bật:
- Mekong Capital
- CyberAgent Ventures (CAV)
- FPT Venture
- Vina Capital Venture
- IDG Venture
- Golden Gate Venture
Qua bài viết trên có thể dễ dàng nhận thấy có rất nhiều loại chứng chỉ quỹ đầu tư trên thị trường. Hy vọng bài viết này bạn đã phần nào hiểu được và chọn cho mình loại hình đầu tư phù hợp. Chúc bạn đầu tư thành công!