Bài 3: Cách Định Giá Cổ Phiếu Và Lựa Chọn Giá Mua Hợp Lý

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ hướng dẫn mọi người cách định giá cổ phiếu theo phương pháp đơn giản nhất. Ở bài 2, mọi người chắc cũng đã nắm được cách đọc báo cáo tài chính và đánh giá tổng quan một doanh nghiệp.

Đến bài 3, Việt sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng thông tin đã tìm hiểu về doanh nghiệp và BCTC để định giá cổ phiếu. Sau khi định giá, các bạn sẽ biết được giá cổ phiếu này hiện tại đang là mắc hay rẻ, có nên mua hay không? Nếu mua thì kỳ vọng lợi nhuận như thế nào là hợp lý?

Lưu ý, Việt hướng dẫn mọi người những cách thức đầu tư chứng khoán cơ bản để người không học tài chính cũng có thể nắm bắt và làm được. Tất nhiên, những kiến thức này đối với dân tài chính chuyên nghiệp thì sẽ nhiều và phức tạp hơn nhé.

cach-dinh-gia-co-phieu

Trước hết, hãy tìm hiểu khái niệm Intrinsic Value – Giá trị nội tại của cổ phiếu

Hãy tưởng tượng, bạn tham gia 1 buổi đấu giá, sản phẩm được đấu giá là Cỗ Máy In Tiền, có chức năng mỗi năm in ra ít nhất 10 triệu. Máy có hạn sử dụng 20 năm. Hết hạn sử dụng có thể bán máy lấy lại 50tr. Vậy bạn sẽ đặt giá bao nhiêu để mua cỗ máy này?

định giá chứng khoán

Khách hàng A: ra giá 100 triệu, vì ông ấy thường gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, mỗi năm chỉ nhận lãi 6%. Nên nếu mua máy 100tr, mỗi năm nhận 10tr trở lên là lời hơn gửi ngân hàng. Tốt quá rồi!

Khách hàng B: ra giá 90 triệu, vì ông ấy biết cách sản xuất ra cái máy như vậy. Nguyên liệu sản xuất và thuê nhân công làm ra cái máy chỉ tốn 90 triệu thôi. Nên giờ mua 95tr thì ok? Xem như bỏ thêm 5tr để đỡ tốn thời gian làm ra cái máy.

Khách hàng C ra giá: 130 triệu, vì ông biết có thể tìm người khác để bán lại cái máy này với giá 170tr

Sau câu chuyện làm ví dụ, các bạn sẽ thấy rằng: cái máy kiếm tiền sẽ không có 1 mức giá cụ thể và duy nhất. Trong thị trường chứng khoán cũng vậy, sẽ không có khái niệm giá trị thực sự của doanh nghiệp. Chúng ra định giá như thế nào sẽ dựa trên nhu cầu và sở thích khi mua, hiểu biết về công ty và ngành khi mua và kỳ vọng lợi nhuận khi mua.

Định giá là kỹ năng khó nhưng rất quan trọng không chỉ trong đầu tư chứng khoán mà còn cả trong cuộc sống. Để đưa ra mức giá hợp lý cho một loại tài sản, bạn cần phải biết được giá trị nội tạiIntrinsic Value của tài sản đó. Đối với nhiều loại tài sản, giá trị nội tại được gắn liền với giá trị sử dụng của nó. Còn trong doanh nghiệp, giá trị nội tại thường được gắn liền với khả năng tạo ra tiền (Net Income) của doanh nghiệp đó trong tương lai. Nên để đưa ra được Intrinsic Value của cổ phiếu ở hiện tại, nhà đầu tư cần phải ước tính được lợi nhuận của cổ phiếu trong những năm sau. Do đó, các chuyên gia tài chính đã phát triển nhiều mô hình để định giá như:

  • Cách định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền
  • Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức
  • Cách định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B
  • Hướng dẫn định giá cổ phiếu với phương pháp P/E
  • Định giá cổ phiếu theo phương pháp PEG
  • Định giá cổ phiếu kết hợp cổ tức và tốc độ tăng trưởng
  • Định giá cổ phiếu theo phương pháp Benjamin Graham
  • Định giá cổ phiếu theo phương pháp EV/EBIT
  • Định giá cổ phiếu với phương pháp P/S

Và còn nhiều mô hình định giá khác, mỗi mô hình sẽ phù hợp với những thị trường đầu tư khác nhau. Mình chỉ giới thiệu một vài mô hình tiêu biểu để các bạn nào có nhu cầu học hỏi thêm thì có thể tìm trên google. Còn trong bài học này, mình sẽ giới thiệu với các bạn phương pháp tìm ra khoảng định giá hợp lý cho cổ phiếu theo các phương pháp đơn giản nhất!

———————————————-

4 Bước Đơn Giản Để Định Giá Cổ Phiếu Và Lựa Điểm Mua Hợp Lý

Bước 1: Cơ sở để định giá

Ở trong phạm vi định giá cơ bản, thì mình cần dựa trên 4 nhóm thông tin chính sau đây để làm định giá:

– Tài sản hiện tại của doanh nghiệp: vốn chủ sở hữu, số lượng cổ phiếu niêm yết, giá sổ sách (hay còn gọi là Book Value)

– Khả năng sinh lợi mỗi năm của doanh nghiệp: EPS của 4 quý gần nhất và EPS trung bình của 3 năm gần nhất

– Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp: tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình trong 5 năm gần nhất

– Chỉ số PE: PE trung bình của doanh nghiệp và PE trung bình của ngành (nên chọn 10 doanh nghiệp đầu ngành)

Bước 2: Chọn công thức định giá phù hợp với thị trường và doanh nghiệp

Hiện tại có rất nhiều công thức định giá, thậm chí các nhà đầu tư lão luyện còn tự có công thức xài riêng. Hơn nữa, công thức định giá sẽ còn là câu chuyện dài và nhiều bài học để mọi người tự khám quá trong quá trình tự trải nghiệm. Còn đối với Việt, mình sẽ hướng dẫn các bạn các cách định giá cơ bản, dựa vào từng tình huống để khi đầu tư khả năng sinh lợi tốt và an toàn nhé.

Ưu tiên của Việt là luôn tìm mua cổ phiếu với mức giá thật tốt. Vì chứng khoán Việt Nam đa số cổ phiếu vẫn ở mức giá tương đối rẻ mọi người cứ thoải mái lựa chọn và đặt tiêu chí càng khắt khe càng tốt.

Công thức 1: Dành cho công ty tăng trưởng nhanh

Mức giá 1 = EPS (của 4 quý gần nhất) x PE (trung bình của ngành)

Mức giá 2 = EPS (năm trước) x PE (trung bình của chính cp đó trong 5 năm) x Tốc độ tăng trưởng (trung bình của 3 năm gần nhất)

Mức giá 3 = EPS (của 4 quý gần nhất) x 10 ( đối với doanh nghiệp vốn lớn nên x12)

Mình lấy ví dụ, mã cổ phiếu VHM (Vinhomes) trong tháng 6/2021

EPS = 10,089 vnđ

PE (trung bình của VHM trong 5 năm) = 12,5

PE (trung bình ngành) = 15

Tốc đô tăng trưởng trung bình qua 3 năm = 40%

Từ đó tính được:

Mức giá 1 = 10,089×15 = 150,000 vnđ

Mức giá 2 = 8,315×12,5×1,4 = 145,000 vnđ

Mức giá 3 = 10,089×12 = 121,000 vnđ

(Lưu ý: các số liệu này lấy từ tháng 6/2021, đến thời điểm bạn đang đọc có thể đã bị điều chỉnh do các hoạt động chia tách cổ phiếu, chi trả cổ tức hay phát hành thêm)

Công thức 2: Dành cho công ty ổn định, chia cổ tức đều đặn

Mức giá 1 = EPS (của 4 quý gần nhất) x PE (trung bình của ngành)

Mức giá 2 = Giá sổ sách x 1,5

Mức giá 3 = Trung bình cổ tức trong 3 năm gần nhất x 10

Mình lấy ví dụ, mã cổ phiếu KSB trong tháng 6/2021

EPS = 4,310 vnđ/cp

PE trung bình ngành = 8

Giá sổ sách = 25,500 vnđ

Giá trị cổ tức trung bình trong 3 năm = 3,000 vnđ

Từ đó tính được:

Mức giá 1: 4310 x 8 = 34,400

Mức giá 2: 25,500 x 1,5 = 38,250

Mức giá 3: 3,000 x 10 = 30,000

(Lưu ý: các số liệu này lấy từ tháng 6/2021, đến thời điểm bạn đang đọc có thể đã bị điều chỉnh do các hoạt động chia tách cổ phiếu, chi trả cổ tức hay phát hành thêm)

Công thức 3: Dành cho công ty có lợi nhuận biến động tăng giảm theo chu kì

Mức giá 1 = EPS (của 5 năm gần nhất) x 8

Mức giá 2 = Giá sổ sách

Mức giá 3 = Giá cao nhất mà cổ phiếu này từng đạt được

Mình lấy ví dụ, Cp ASM, số liệu tháng 6/2021

EPS = 2,100

Giá sổ sách = 27,487

Giá cao nhất trong lịch sử = 21,000 vnđ

Từ đó tính được:

Mức giá 1 = 2,000 x 8 = 16,000

Mức giá 2 = 27,487

Mức giá 3 = 21,000

(Lưu ý: các số liệu này lấy từ tháng 6/2021, đến thời điểm bạn đang đọc có thể đã bị điều chỉnh do các hoạt động chia tách cổ phiếu, chi trả cổ tức hay phát hành thêm)

Bước 3: Đưa ra khoảng định giá và kiểm tra lịch sử cổ phiếu

Sau khi bạn tính ra các giá trị dựa vào công thức trên, mỗi cổ phiếu bạn lấy giá trị thấp nhất và cao nhất làm khoảng định giá

Ví dụ:

– Khoảng định giá hiện tại của VHM nên nằm trong 121,000 – 150,000

– Khoảng định giá hiện tại của KSB nên nằm trong 30,000 – 38,250

– Khoảng định giá hiện tại của ASM nên nằm trong 16,000 – 27,487

Sau khi có khoảng giá kiểm tra lại mã cổ phiếu trong vòng 6 tháng gần nhất có giai đoạn nào nằm trong khoảng giá này không? Nếu có thì khả năng cao là khoảng định giá của bạn cũng gần trùng với định giá chung của thị trường.

Nếu khoảng định giá của bạn quá xa với giá hiện tại, thì nên kiểm tra lại xem doanh nghiệp có đang gặp yếu tố bất lợi lớn nào không? Ví dụ như tin xấu về doanh nghiệp, hoặc cả thị trường chung đang rơi vào nhịp giảm lớn. Từ đó đưa ra nhận định về tính chính xác về phần khoảng định giá

Bước 4: Xác định khoảng giá hợp lý để mua hoặc bán cổ phiếu

Với tiêu chí tìm mua doanh nghiệp tốt với mức giá hời, tôi chỉ đưa ra mức định giá cho những công ty đã vượt qua vòng sơ khảo (ở bài 2) và chấp nhận mua khi mức giá rẻ hơn ở khoảng dưới của giá trị từ 15% trở lên, có những doanh nghiệp chưa yên tâm lắm thì mình còn đặt giá mua thấp hơn 25% nữa cơ. Bạn càng hiểu biết về doanh nghiệp thì càng tự tin với định giá của mình.

Ví dụ: (lưu ý chỉ mang tính minh họa, không phải là khuyến nghị mua ở thời điểm bạn đang đọc bài viết)

VHM có khoảng giá trị là 121,000 – 150,000 => thì mình sẽ canh mua khi giá cổ phiếu về mức giá 102,000 vnđ hoặc thấp hơn,

KSB có khoảng giá trị là 30,000 – 38,000 => thì mình sẽ canh mua ở mức giá 25,500

ASM có khoảng giá trị là 16,000 – 27,000 => thì mình sẽ canh mua ở mức giá 14,000

Q&A: Để giải đáp 1 vài thắc mắc phổ biến cho các bạn sau khi định giá cổ phiếu

– Nếu tôi muốn mua giá thấp như vậy thì chờ tới bao giờ?

Trả lời: cứ chờ đi, sẽ có nhiều cơ hội mua lắm. 1 năm sẽ có ít nhất 4 cơ hội tốt để mua (mình sẽ giới thiệu 4 thời điểm tốt để mua trong 1 năm cho các bạn trong bài sau nhé). Trong lúc chờ đợi bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều doanh nghiệp khác để lập danh sách 10-20 doanh nghiệp trong watch list. Kiểu nào cả có cp ở mức giá tốt để mua.

– Các công thức định giá trên có đúng cho tất cả trường hợp không?

Trả lời: không có công thức nào đúng tuyệt đối, các công thức chỉ mang tính ước tính giá trị dựa trên các cơ sở mình đưa ra. Và giá trị của cổ phiếu cũng sẽ luôn giao động chứ không phải là 1 con số cụ thể nên không thể nói công thức nào đúng hoàn toàn hay sai hoàn toàn được.

– Nếu mình mua giá thấp hơn định giá rất nhiều nhưng giá cổ phiếu vẫn giảm thì sao?

Trả lời: trong 1 khoảng thời gian ngắn thì giá cổ phiếu sẽ không thể đoán được. Nhưng nếu bạn chọn doanh nghiệp tốt thì từ từ có cũng sẽ quay về đúng với giá trị của nó. Nên bạn đừng quá lo khi mua giá thấp hơn định giá mà giá vẫn giảm nhé. Việc cần làm là phải tiếp tục tìm hiểu để nắm rõ về doanh nghiệp và chờ đợi.

– Sau khi định giá như bài viết hướng dẫn, tôi không thấy cổ phiếu nào có thể mua được?

Trả lời: nếu bạn dùng cách định giá của mình hướng dẫn mà không thể tìm ra cổ phiếu nào để mua thì rất có thể trong giai đoạn đó thị trường cổ phiếu đang được đẩy lên nền giá khá cao, PE chung của thị trường đang ở trên 16-17 lần. Những giai đoạn đó thì bạn không nên mua mới nữa, vì rất có thể lúc bạn vừa mua xong sau vài tháng thị trường sẽ giảm đấy!

Tóm lại, định giá là để bạn tìm ra được khoảng giá trị hợp lý của cổ phiếu để biết giá thị trường hiện tại đang đắt hay rẻ. Còn quyết định khi nào nên mua thì phải học thêm Bài 4. Chiến lược giao dịch cổ phiếu: lúc nào nên mua vào, lúc nào nên bán ra

Chúc các bạn thành công, tránh bị mua đỉnh bán đáy sau khi đã học xong bài này!

Tác giả: Lê Hoàng Việt (Levi)

Mới nhất

Phân tích và nhận định cổ phiếu APS – Công ty CP chứng khoán APEC

Trong những năm gần đây, đầu tư là cách...

Review ngân hàng Nam Á Bank – NAB

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) chính...

Review bảo hiểm sức khỏe manulife

Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người cũng...

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu...

Quảng Cáo

spot_img

Cách Đầu Tư

Lê Hoàng Việt (Levi)
Lê Hoàng Việt (Levi)https://www.linkedin.com/in/le-hoang-viet/
Đầu tư là cả một quá trình dài không phải chỉ 1, 2 năm!
spot_imgspot_img

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu khá phổ biến và được đông đảo nhà đầu tư quan tâm hiện nay. Tuy...

Cách nhận diện và đánh giá rủi ro của trái phiếu

Đầu tư vào trái phiếu là một hình thức đầu tư được nhiều chuyên gia chứng khoán tin tưởng đặt trọn tài sản của...

Tổng quan thị trường trái phiếu Việt Nam

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam đang được nhiều nhà đầu tư đánh giá rất cao trong tiềm năng phát triển trong nhiều...

Trái phiếu chính phủ là gì? Cách mua bán trái phiếu chính phủ

Ngoài cổ phiếu ra thì trái phiếu chính phủ còn thu hút rất nhiều nhà đầu tư bởi tính an toàn, ổn định. Vậy...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here