Biểu đồ chứng khoán giúp các nhà đầu tư xác định được thời điểm mua – bán thích hợp. Vậy cách đọc biểu đồ chứng khoán như thế nào? Hãy cùng Ohmoney tìm hiểu ngay bài viết sau đây bạn nhé!
I. Các loại biểu đồ chứng khoán
Hiện nay, có 3 loại biểu đồ chứng khoán thường được dùng để thể hiện biến động giá trên các sàn giao dịch. Gồm có:
1. Biểu đồ hình thanh (HLC/OHLC)
Biểu đồ hình thanh cung cấp các chỉ số như giá đóng cửa, giá mở cửa, giá trần và giá sàn. Nó được cấu tạo bởi một đường thẳng đứng, nhằm thể hiện phạm vi giá được giao dịch trong phiên. Và hai đường ngang sẽ thể hiện giá đóng cửa, mở cửa. Cụ thể đường ngang hướng bên trái sẽ là giá mở cửa, bên phải là giá đóng cửa.
Biểu đồ này thường được các nhà đầu tư kỹ thuật sử dụng để phân tích. Do chỉ cho thấy giá và các con số nên họ sẽ tìm ra những mẫu mô hình giá dễ hơn. Đồng thời, điều này cũng giúp loại bỏ yếu tố cảm xúc khi giao dịch trên thị trường.
2. Biểu đồ nến Nhật (Candlestick Chart)
Biểu đồ nến Nhật cũng cung cấp các chỉ số như giá đóng cửa, giá mở cửa, giá trần và giá sàn. Cấu tạo bao gồm thân nến và bóng nến nhằm thể hiện biên độ biến động giá trong phiên. Đặc biệt phần bóng nến trên và dưới sẽ cho biết giá cao nhất và thấp nhất của phiên đó là bao nhiêu.
Đây là một trong những biểu đồ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ngoài ra, biểu đồ nến Nhật còn phản ánh được một phần cảm xúc đằng sau những chuyển động của giá. Điều này cũng giúp cho bạn dự đoán và phân tích về hành vi giá của thị trường.
Thông thường với 2 biểu đồ trên, giá tăng sẽ được thể hiện bằng màu xanh và ngược lại giá giảm sẽ được thể hiện bằng màu đỏ.
3. Biểu đồ dạng đường (Line Chart)
Khác với 2 cái trên, biểu đồ đường chỉ thể hiện giá đóng cửa trong phiên giao dịch và các thông tin nối liền nhau thành 1 đường. Cách đọc biểu đồ chứng khoán này chỉ đơn giản là đọc từ trái sang phải.
Biểu đồ này trở nên thông dụng là do có một số nhà đầu tư cho rằng giá đóng cửa là thông tin quan trọng nhất cần biết sau mỗi phiên giao dịch để biết tình hình giá. Tuy nhiên vì chỉ có một thông tin nên biểu đồ này sẽ phù hợp hơn để phân tích dài hạn.
II. Tìm hiểu công cụ – Biểu đồ nến nhật
1 – Khu vực nhập mã cổ phiều cần phân tích, trên đồ thị là biểu đồ giá của cổ phiếu VCB.
2 – Khung thời gian cần phân tích, tại đây nhà đầu tư có thể chọn khung từ 1 phút đến 1 tháng.
3 – Chọn loại biểu đồ. Cỏ 7 loại biểu đồ nhưng chúng ta sẽ sử dụng biểu đồ phổ biến nhất là biểu đồ nền Nhật như hình.
4 – So sánh biểu đồ cổ phiếu hiện tại với một cổ phiếu khác bằng cách nhập mã chứng khoán cần so sánh.
5 – Các chỉ báo PTKT. Có khả nhiều chỉ báo cho các nhà phản tịch lựa chọn. Tuy nhiên, nhà phân tích không nên lạm dụng
chỉ báo đề rồi đính đủ thứ lên chart. Không nên sử dụng quá 4 chỉ bảo trên biểu đồ!
6 – Lưu mẫu biểu đồ. Công cụ này có tác dụng lưu lại toàn bộ các cài đặt giao diện, các bộ chỉ báo vào một mẫu có sẵn để
khi áp dụng với cổ phiếu khác.
7 – Công cụ undo (quay lại một bước) và redo (tiến lên bước trước) như trong Microsoft office.
Công cụ cơ bản
8 – Công cụ lưu lại biểu đồ. Giúp lưu lại toàn bộ biểu đồ để sử dụng cho các lần sau.
9 – Cải đặt biểu đồ, giúp nhà phân tích thiết lập lại giao diện biểu đồ phân tích.
10 – Chuyển sang chế xem toàn màn hình
11 – Chụp ảnh màn hình
12 – Thông tin cơ bản gồm: tên cổ phiếu, khi bạn trỏ chuột vào cây nến nào đỏ sẽ hiển thị: giá mở cửa (O), giá cao nhất (H), giá thấp nhất (L), giả đóng cửa (C), mức độ tăng giảm theo giá trị tuyệt đối và tương đối của cây nền đó.
13 – Khu vực tập hợp tất cả những chỉ báo, công cụ, khối lượng giao dịch được đính lên biểu đỏ giá. Tại mỗi đề mục có 3 tùy chọn: ấn đi; cài đặt lại; xóa đi.
Thanh công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật, bao gồm:
A – Công cụ vẽ xu hướng. Bao gồm kẻ các đường xu hướng, kênh xu hướng, góc xu hướng, các tia…
B – Các công cụ vẽ mô hình. Bao gồm nhiều mô hình tùy chọn, tuy nhiên chỉ nên sử dụng 1 đến 2 mô hình thôi các bạn nhé, đừng lạm dụng để rồi phản tác dụng.
C – Các công cụ vẽ khác dùng để đánh dầu, khoanh vùng cần lưu ý trên biểu đồ.
D – Công cụ gõ văn bản ghi chú, bình luận, dán nhẫn…
E – Công cụ vẽ các mẫu hình phân tích.
F – Công cụ đo khoảng giá, phạm vi giá và các công cụ mô phỏng dự đoán khác.
G – Chèn các biểu tượng đặc biệt lên biểu đỗ
H – Công cụ đo lường số nến, thời gian và mức tăng giảm của giá
I – Phóng to, thu nhỏ một vùng giá xác định được chọn
III. Cách đọc biểu đồ chứng khoán – Nến nhật
1. Cấu tạo cây nến
- Thân nến: Thể hiện mức giá mở cửa và đóng cửa trong một thời gian nhất định.
- Bóng nến: Thể hiện mức giá cao nhất và thấp nhất trong một thời gian nhất định.
Màu sắc của nến cũng sẽ dựa trên tỷ giá của danh mục tài chính, ví dụ như:
- Giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa sẽ được hiển thị nến xanh => Giá tăng.
- Giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa sẽ được hiển thị nến đỏ => Giá giảm.
2. 5 loại nến Nhật
Nến tiêu chuẩn
- Cấu tạo: Thân dài, có bóng trên và bóng dưới ngắn hơn so với thân.
- Ý nghĩa nến: Cho thấy xu hướng đang diễn ra trong hiện tại. Nến xanh là xu hướng tăng và nến đỏ là ngược lại.
Loại nến cường lực
- Cấu tạo: Nến chỉ có thân và không có bóng nến.
- Ý nghĩa nến: Thể hiện sức mua/bán cực mạnh trên thị trường. Nến cũng cho thấy khả năng tiếp diễn hoặc đảo chiều xu hướng.
Nến có râu dài ở dưới
Loại này còn có tên là Nến Hammer (nếu sau xu hướng giảm) và Nến Hanging Man (nếu sau xu hướng tăng).
- Cấu tạo: Nến thường có phần thân ngắn và phần bóng dài hơn gấp 2 – 3 lần thân. Tạo thành râu dài ở dưới.
- Ý nghĩa nến: Thể hiện rằng giá bị bên bán kéo xuống mạnh, nhưng sau đó đã được bên mua kéo lên lại.
Nến có râu dài ở trên
Loại này còn có tên là Nến Inverted Hammer (nếu sau xu hướng giảm) và Nến Shooting Star (nếu sau xu hướng tăng).
- Cấu tạo: Tương tự như trên, nến thường có phần thân ngắn và phần bóng dài hơn gấp 2 – 3 lần thân, nhưng râu dài sẽ nằm ở bên trên thân.
- Ý nghĩa nến: Thể hiện rằng giá bị bên mua đẩy lên cao, sau đó bên bán đã kéo xuống lại.
Nến do dự
- Cấu tạo: Nến có phần thân rất nhỏ, hoặc gần như không có. Bóng nến dài và giá đóng/mở cửa gần như bằng nhau.
- Ý nghĩa nến: Thể hiện sự cạnh tranh giữa 2 bên mua và bán nhưng chưa phân thắng bại. Thường thì nến do dự sẽ không mang tín hiệu nên cần phải chờ nến xác nhận sau đó.
2. Ý nghĩa khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch là số lượng cổ phiếu được mua vào, bán ra trong một khoảng thời gian. Đây cũng là động lực chính tạo ra việc giảm hay tăng giá cổ phiếu.
- Giá tăng + khối lượng tăng : xu hướng tiếp tục tăng.
- Giá tăng + khối lượng giảm: xu hướng tăng chuẩn bị kết thúc ( đảo chiều sang giảm).
Khối lượng giao dịch còn thể hiện mức độ tài chính và cảm xúc của bên mua và bên bán.
KL tăng vọt trong xu hướng tăng giá thể hiện sự hưng phấn vui mừng (lòng tham).
Khối lượng tăng vọt trong xu hướng giảm. Thể hiện cho sự bùng nổ của việc bán tháo-tháo chạy (sợ hãi).
Khi giá vẫn tăng mà khối lượng giảm. Cho thấy Xu hướng tăng đang cạn dần và sau đó giá sẽ đảo chiều.
Hy vọng chủ đề hôm nay giúp các bạn nắm được cách đọc biểu đồ chứng khoán. Nếu có bất kỳ những thắc mắc nào hay cần hỗ trợ nào thì hãy liên hệ ngay với Ohmoney để được phục vụ nhanh nhất bạn nhé!