Cách tính thuế, phí giao dịch chứng khoán Việt Nam tại các sàn lớn

Đối với nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán thì đều sẽ quan tâm tới vấn đề Phí và Thuế. Vậy có những loại phí và thuế nào? Cách tính phí giao dịch chứng khoán ra sao? Để nắm rõ hơn về các loại thuế và phí này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Ohmoney bạn nhé!

I. Cách tính thuế giao dịch chứng khoán

cách tính phí giao dịch

1. Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng cổ phiếu

Là thuế nhà đầu tư phải nộp sau khi thực hiện bán cổ phiếu, áp dụng 0.1%/ giá trị bán khớp lệnh. Và mức thuế này sẽ chỉ đánh vào người bán ra, còn người mua sẽ không phải chịu. Tức là 1 vòng mua và bán thì sẽ có thêm đầu bán phải chịu thêm thuế 0,1%.

Công thức: số tiền từ cổ phiếu chuyển nhượng  x 0.1% (thuế)

Ví dụ bạn sở hữu 10.000 cổ phiếu VNM có giá trị 1 tỷ đồng. Khi bán lượng cổ phiếu này ra thì thuế thu nhập cá nhân bạn phải chịu là:1 tỷ đồng x 0.1% = 1 triệu đồng

2. Cách tính Thuế cổ tức

Thuế cổ tức bằng tiền mặt

Đây là loại thuế đánh vào toàn bộ các cổ tức bằng tiền mặt mà cổ đông được trả từ các công ty. Nơi cổ đông sở hữu cổ phiếu của công ty đó) áp dụng 5% giá trị cổ tức là tiền mặt. Thông thường, cổ tức bằng tiền mặt sẽ bị khấu trừ luôn tại nguồn (tức doanh nghiệp chi trả).

Cách thu thuế của cục thuế rất đơn giản. Chỉ cho phép công ty niêm yết thực sự trả cho cổ đông 95% số tiền mặt nhận được từ cổ tức. Còn 5% họ thu ngay từ đầu của công ty niêm yết.

Công thức tính: Thuế cổ tức bằng tiền mặt = số lượng cổ phiếu x giá/ cp x 5%

Ví dụ: 10.000 cp x 2.000 đ/cp x 5% = 1 triệu đồng

Số tiền cổ tức nhà đầu tư thực nhận là: 10.000 cp x 2.000 đ/cp x 95% = 19 triệu đồng.

Thuế cổ tức bằng cổ phiếu

Đây là loại thuế TNCN được áp dụng cho các cổ đông khi họ được nhận cổ tức. Áp dụng 5%/giá trị cổ phiếu là cổ tức sau khi bán. Ở đây có nghĩa là nếu nhà đầu tư nhận được cổ tức là cổ phiếu thì sau này khi bán số cổ phiếu này thì nhà đầu tư sẽ bị đánh thuế thêm 5% trên tổng giá trị giao dịch.

Công thức: Thuế TNCN phải nộp = Số lượng cổ phiếu thuộc diện chịu thuế x Giá tính thuế x Thuế suất 5%.

Trong đó:

Số lượng cổ phiếu thuộc diện chịu thuế: Ưu tiên tính số lượng cổ phiếu từ việc nhận cổ tức cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng.

Giá tính thuế: Nếu Giá bán/chuyển nhượng >= Mệnh giá (10.000 đ):

Giá tính thuế = Mệnh giá. Nếu Giá bán/chuyển nhượng (Giá bán là giá khớp bình quân gia quyền của các lệnh bán trong ngày).

II. Cách tính phí giao dịch chứng khoán

Phí lưu ký chứng khoán

Phí này được quy định khác nhau giữa các công ty chứng khoán nhưng không quá 0.5đ/ cổ phiếu/ tháng và là phí thu hộ VSD. Hiện tại mức phí lưu ký chứng khoán phổ biến được đa số công ty chứng khoán áp dụng là 0.27đ/ cổ phiếu/ tháng. Phí lưu ký chứng khoán được tính trên số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư đang nắm giữ (không phân biệt đó là mã cổ phiếu nào hay giá hiện tại là bao nhiêu).

Công thức: Phí lưu ký chứng khoán = mức phí x số lượng cổ phiếu đang nắm giữ

Phí lưu ký chứng khoán là rất nhỏ, không đáng để nhà đầu tư quan tâm.

Ví dụ bạn sở hữu 10.000 cổ phiếu Vietcombank (VCB) thì phí lưu lý 10.000 cổ phiếu VCB của bạn trong 1 tháng là:

0.27 x 10.000 = 2.700 đồng

Với chỉ 2.700 đồng là bạn đã đủ trả phí lưu ký cho 10.000 cổ phiếu.

Cách tính phí ứng tiền trước

Do thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch T+2. Sau 2 ngày mua cổ phiếu thì cổ phiếu mới về tài khoản để thực hiện giao dịch bán. Và sau 2 ngày bán tiền bán cổ phiếu mới về tài khoản. Do đó khi nhà đầu tư muốn sử dụng tiền bán cổ phiếu ngay sau khi bán thì phải ứng tiền từ công ty chứng khoán và phải chịu mức phí ứng tiền do công ty quy định.

Ví dụ cách tính phí ứng trước tiền bán của Công ty CP Chứng khoán SSI là 0.0389%/ ngày (tối thiểu 50,000 đồng/lần ứng). Nếu nhà đầu tư bán cổ phiếu Vinamilk thu được 1 tỷ đồng. Nhưng trong 2 ngày sau (T + 2) thì 1 tỷ đồng mới về trong tài khoản. Sau khi bán xong nếu nhà đầu tư muốn SSI ứng trước 1 tỷ đồng để mua cổ phiếu ngay lúc đó thì số tiền phí nhà đầu tư phải trả sau 2 ngày là:

1 tỷ đồng x 0.0389%/ngày x 2 ngày = 778.000 đồng

cách tính phí giao dịch

1. Cách tính phí giao dịch chứng khoán cơ sở

1.1 Với nhà đầu tư không sử dụng Margin chứng khoán

Có nghĩa là bao nhiêu tiền thì giao dịch bấy nhiêu:

Phí mua = Phí công ty (tùy thuộc CTCK thu) + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK)

Phí bán = Phí công ty (tùy thuộc CTCK thu) + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK + 0.1% (thuế thu nhập cá nhân)

1.2 Với nhà đầu tư sử dụng Margin (sử dụng đòn bẩy tài chính)

Phí mua = Phí công ty (tùy thuộc CTCK thu) + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK)

Phí bán = Phí công ty (tùy thuộc CTCK thu) + Lãi vay Margin + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK) + 0.1% (thuế thu nhập cá nhân)

1.3 Cách tính lãi vay Margin

Công thức: Lãi vay margin = Số ngày vay x Số tiền vay x mức lãi (tính theo ngày).

Trong đó:

  • Số ngày vay: là số ngày được tính từ ngày sử dụng margin đến ngày bán cổ phiếu. Lưu ý số ngày vay tính cả ngày nghỉ và ngày lễ.
  • Số tiền vay: là khoản tiền vay. Ví dụ tỷ lệ ký quỹ là 30%. Nhà đầu tư có 30 triệu và công ty chứng khoán cho vay 70 triệu để mua cổ phiếu. Vậy thì 70 triệu là số tiền vay.
  • Mức lãi được tính theo biểu phí lãi margin chứng khoán. Phí vay lãi margin tùy thuộc theo từng công ty chứng khoán thu.

Lãi Margin được miễn lãi/phí phạt 01 ngày lịch. Margin bắt đầu tính lãi/phí phạt từ ngày thứ 02 trở đi.

2. Cách tính phí giao dịch chứng khoán phái sinh

Công thức: Phí chứng khoán phái sinh = Phí công ty + Phí sở + Phí sở qua đêm (chỉ phát sinh nếu để qua đêm) + Thuế

  • Phí công ty tùy theo mức thu của từng công ty chứng khoán.
  • Phí sở = 2.700/ hợp đồng
  • Thuế = 5.000-6.000/hợp đồng
  • Phí sở qua đêm = 2.550/ hợp đồng/ ngày
  • Phí quản lý VSD = 320.000 – 1.600.000/tháng. Đây là khoản phí đóng theo tháng.
  • >>> Xem thêm: Top 10 sàn chứng khoán phí giao dịch thấp nhất

Bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết về các loại phí, thuế cũng như cách tính. Nếu có bất kỳ những thắc mắc nào hay cần hỗ trợ về sàn chứng khoán thì hãy liên hệ ngay với Ohmoney để được phục vụ nhanh nhất bạn nhé!

Mới nhất

Phân tích và nhận định cổ phiếu APS – Công ty CP chứng khoán APEC

Trong những năm gần đây, đầu tư là cách...

Review ngân hàng Nam Á Bank – NAB

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) chính...

Review bảo hiểm sức khỏe manulife

Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người cũng...

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu...

Quảng Cáo

spot_img

Cách Đầu Tư

Bài 5: Cách Quản Trị Vốn Và Quản Lý Danh Mục Đầu Tư

LỜI ĐẦU TIÊN: HỌC CÁCH QUẢN TRỊ VỐN VÀ...

Bài 3: Cách Định Giá Cổ Phiếu Và Lựa Chọn Giá Mua Hợp Lý

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ hướng dẫn...

Bài 1: Các Thuật Ngữ Trong Thị Trường Chứng Khoán Cần Phải Biết

Các cụ thường bảo nhau: Ngôn ngữ là chìa...
Lê Hoàng Việt (Levi)
Lê Hoàng Việt (Levi)https://www.linkedin.com/in/le-hoang-viet/
Đầu tư là cả một quá trình dài không phải chỉ 1, 2 năm!
spot_imgspot_img

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu khá phổ biến và được đông đảo nhà đầu tư quan tâm hiện nay. Tuy...

Cách nhận diện và đánh giá rủi ro của trái phiếu

Đầu tư vào trái phiếu là một hình thức đầu tư được nhiều chuyên gia chứng khoán tin tưởng đặt trọn tài sản của...

Tổng quan thị trường trái phiếu Việt Nam

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam đang được nhiều nhà đầu tư đánh giá rất cao trong tiềm năng phát triển trong nhiều...

Trái phiếu chuyển đổi là gì? So sánh lợi ích của trái phiếu chuyển đổi với trái phiếu thường

Trái phiếu chuyển đổi là một loại trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu vào một thời điểm nhất định trong...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here