Là một nhà đầu tư tài chính mới trên thị trường, chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe hoặc từng trải qua tình cảnh bị Call Margin. Vậy Call Margin là gì? Nó đem lại hậu quả gì cho các nhà đầu tư? Và nên sử dụng Margin như thế nào để an toàn và đạt được hiệu quả cao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tất cả những điều đó trong bài viết dưới đây nhé.
I. Call Margin là gì?
Để biết Call Margin là gì, thì đầu tiên chúng ta phải hiểu được thuật ngữ Margin trong đầu tư tài chính.

Margin là khoản tiền ký quỹ (hay hiểu đơn giản là tiền đặt cọc) mà các nhà đầu tư gửi cho sàn chứng khoán trước khi giao dịch để duy trì vị thế giao dịch. Nhà đầu tư cần đảm bảo tỷ lệ ký quỹ Margin phải đạt không dưới tỷ lệ xác định trước mà công ty chứng khoán quy định.
Nếu như vị thế giao dịch của nhà đầu tư trên thị trường bị thua lỗ, kéo theo tỷ lệ ký quỹ giảm đến mức thấp hơn tỷ lệ quy định, thì Call Margin sẽ diễn ra. Công ty sẽ gửi thông báo qua email và tin nhắn đến điện thoại để nhà đầu tư xác nhận thông tin và quyết định phương án giải quyết, đưa tỷ lệ ký quỹ Margin về ngưỡng an toàn.
II. Một số thuật ngữ khác có liên quan đến Call Margin
1. Equity
Equity chính là vốn sở hữu của nhà đầu tư, bao gồm số tiền vốn ban đầu mà nhà đầu tư phải bỏ ra khi muốn giao dịch, cùng với kết quả giao dịch (lãi sẽ được cộng thêm và lỗ thì sẽ trừ đi).
2. Margin Level (Mức ký quỹ)
Margin Level là mức ký quỹ, có đơn vị là % nên cũng thường được gọi là tỷ lệ ký quỹ. Đây có thể được xem là công cụ đo tình hình sức khỏe cho tài khoản của nhà đầu tư. Margin Level càng cao thì tài khoản của bạn càng an toàn. Margin Level càng thấp thì tài khoản của bạn đang gặp nguy hiểm.
3. Leverage (Đòn bẩy)

Dùng Leverage, nhà đầu tư có thể giao dịch với giá trị nhiều hơn số vốn sẵn có. Ví dụ bạn quyết định đầu tư 1 USD cho một giao dịch và bạn sử dụng Leverage 1:100, thì bạn đang có một giao dịch giá trị 100 USD.
Nhưng đừng quá lạm dụng khi dùng nó, vì nếu Leverage quá cao sẽ khiến Margin cũng cao theo, và tỷ lệ ký quỹ Margin sẽ giảm xuống.
III. Call Margin sẽ tác động như thế nào đến tài khoản?
Khi tỷ lệ ký quỹ Margin giảm xuống dưới mức mà công ty chứng khoán quy định, thì Call Margin sẽ xảy ra. Điều này dẫn đến những tình huống như:
- Nhà đầu tư được yêu cầu phải bổ sung thêm tiền, hoặc cổ phiếu vào tài sản đảm bảo.
- Một phương án khác khi nhà đầu tư không muốn bổ sung tài sản đảm bảo, đó là họ có thể bán một phần chứng khoán để giảm tỷ lệ ký quỹ
- Nếu trong thời gian công ty cho phép mà nhà đầu tư không thể đưa tỷ lệ ký quỹ Margin về cân bằng, công ty sẽ có quyền bán bất kỳ loại chứng khoán nào nằm trong danh mục đầu tư mà không cần thông qua sự đồng ý của nhà đầu tư

IV. Cách sử dụng Margin an toàn, hiệu quả cao
Call Margin là lời cảnh báo cho nhà đầu tư khi tài khoản của họ rơi vào trạng thái nguy hiểm. Vậy nên cần phải biết cách sử dụng Margin sao cho an toàn và đạt hiệu quả cao, tránh tình trạng bị Call Margin. Dưới đây là một vài cách để giảm việc gặp Call Margin mà bạn có thể tham khảo:
1. Chọn đòn bẩy
Đòn bẩy (Leverage) mặc dù có thể giúp bạn kiếm được lợi nhuận khổng lồ trong thời gian ngắn, nhưng trong tình hình thị trường thay đổi không theo hướng dự đoán, đòn bẩy sẽ khiến bạn thua lỗ cực kỳ nhanh, Call Margin sẽ có rất lớn khả năng xảy ra. Vậy nên khi chọn Đòn bẩy, đừng chọn quá cao, chỉ cần ở mức vừa và thấp là được.
2. Khối lượng giao dịch
Nhà đầu tư cần nắm rõ mức rủi ro tối đa có khả năng gánh chịu là bao nhiêu % Equity. Vì mỗi người sẽ có các mức chịu đựng rủi ro khác nhau, có thể chỉ là 1% – 5%, cũng có thể lên đến 20% – 30%, hoặc thậm chí chịu được rủi ro lên đến 40%.

Nếu khối lượng giao dịch của nhà đầu tư quá lớn, hoặc bổ sung thêm quá nhiều lệnh nhỏ khi đang thua lỗ thì sẽ rất khó để kiểm soát được. Lúc này Margin ѕẽ tăng nhanh và Equitу giảm mạnh, làm tăng khả năng bị Margin Call cho tài khoản của nhà đầu tư.
Dù rủi ro càng cao thì lợi nhuận có khả năng thu về càng lớn, nhưng tốt hơn hết thì nhà đầu tư nên kiểm soát khối lượng giao dịch để tránh tình trạng xấu nhất là Call Mergin xảy ra.
3. Theo dõi thị trường thường xuyên
Nhà đầu tư có thể nắm được phần nào biến động của thị trường thông qua các bản tin, tin tức quan trọng, từ những trang web hàng đầu thế giới chuyên thông tin về lĩnh vực tài chính như: Investing, Forexfactory, Fxstreet,…. Qua đó có khả năng né tránh được những thay đổi bất ngờ của thị trường, né tránh được Call Mergin, dù không thể tuyệt đối 100%, vì đây là trò chơi xác suất.

V. Tổng kết
Call Margin là lời cảnh báo mà không nhà đầu tư nào muốn gặp phải, nhưng đều phải gặp ít nhất một lần. Vậy nên phải hiểu rõ về Margin và Call Margin, cũng như biết cách phòng tránh Call Margin để bảo vệ tài sản của mình trước trò chơi may rủi của thị trường. Rủi ro là điều không thể tránh khỏi, nhưng bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu nó nếu biết cách.