Kiểm soát được chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ giúp tổ chức có những chiến lược không chỉ tối ưu được hoạt động kinh doanh mà còn nâng cao được chất lượng trong khâu quản lý về nhân sự, về cơ sở vật chất, về ngân sách,…Vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp trong báo cáo tài chính là gì? Cách ghi nhận chỉ số tài chinh này được trình bày ra sao? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
Chi phí quản lý doanh nghiệp trong báo cáo tài chính là gì?
Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN) là một trong những loại chi phí phát sinh liên đến quá trình tổ chức các hoạt động kinh doanh buộc doanh nghiệp phải chi trả trước hoặc sau để vận hành bộ máy tổ chức của mình. Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, khoản chi phí này là tập hợp của toàn bộ các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp chứ không phải là một hoạt động tách rời riêng lẻ. Chính vì vậy, cách thức vận hành của quản lý doanh nghiệp tại mỗi tổ chức là khác nhau nên chi phí phát sinh ra cũng không giống nhau.
Nếu xét hệ số tài chính này trong bảng báo cáo tài chính thì đây là loại chi phí phát sinh bao gồm các chi phí quản lý chung như:
- Chi phí về lương nhân viên trong bộ phận quản lý DN (tiền lương, thương và các khoản về bảo hiểm)
- Chi phí về vật liệu, công cụ và khấu hao TSCĐ dùng trong công tác quản lý DN.
- Tiền thuê mặt bằng, phí môn bài
- Chi phí dự phòng các khoản phải thu khó đòi
- Chi phí cho các dịch vụ mua ngoài như điện, nước, cước điện thoại,…
Tóm lại, chi phí QLDN trong báo cáo tài chính là yếu tố cấu thành nên hệ thống chi phí đầu tư mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Nhằm đổi lại cách thức vận hành của tổ chức được tối ưu hơn. Do đó, bạn cần phải hiểu rõ chi phí doanh nghiệp trong bảng báo cáo tài chính là gì để xây dựng được những chính sách quản lý chi phí hiệu quả nhất. Đặc biệt, cách ghi nhận chi phí QLDN sẽ được trình bày trong nội dung tiếp theo.
Cách ghi nhận chi phí quản lý doanh nghiệp hữu hiệu nhất hiện nay
Quản lý doanh nghiệp là một trong những công việc đòi hỏi bộ phận quản lý phải nắm bắt được tất cả các hình thức và quy trình hoạt động trong cơ cấu tổ chức. Từ đó tối ưu tốt công tác quản lý chung, đồng thời góp phần mang lại lợi nhuận cho chính doanh nghiệp.
Hiển nhiên, chi phí QLDN luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của tổ chức. Do đó, mọi doanh nghiệp đều phải xây dựng chính sách tối ưu để cắt giảm tối đa chi phí hoạt động. Đòng thời, nâng cao phần trăm lợi nhuận lợi nhuận của mình. Để có được hiệu suất quản lý doanh nghiệp tốt hơn, buộc tổ chức phải có những chính sách định mức chi phí và các phương pháp hạch toán chi phí QLDN hữu hiệu nhất.
Nguyên tắc xây dựng định mức chi phí
Định mức chi phí là một trong những bước đầu tiên mà các nhà quản trị cần xác định và tạo ra những kế hoạch cụ thể để doanh nghiệp có thể kiểm soát được hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy, quá trình xây dựng định mức chi phí QLDN là một trong những công việc được các chuyên gia tài chính đánh giá là có tính nghệ thuật kết hợp với yếu tố khoa học cao nhất.
Bởi lẽ, nó cộng hưởng nhiều yếu tố từ những tư duy, phán đoán của nhà quản trị cho chất lượng và giá cả của sản phẩm mà tương lai doanh nghiệp phải sử dụng. Nguyên tắc cốt lõi khi định mức cho bất kỳ một sản phẩm nào đó là bạn cần phải xem xét một cách tổng thể các kết quả đã đạt được trên cơ sở kết hợp những thay đổi về điều kiện kinh tế, nhu cầu tiêu dùng để điều chỉnh phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương pháp ghi nhận
Trong kết quả báo cáo tài chính, bộ phận kế toán sẽ ghi nhận chi phí QLDN vào một tài khoản đặc biệt được ký hiệu là 642. Ngoài ra, theo thông tư số 200/2014/TT0BTC, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 642 sẽ được thể hiện như sau:
Bên nợ:
- Thể hiện các chi phí phát sinh trong kỳ.
- Số dự phòng các khoản thu khó đòi, khoản chi phí dự phòng phải trả.
Bên có:
- Ghi nhận các khoản được giảm chi phí QLDN.
- Hoàn nhập dự phòng các khoản phải thu khó đòi và các khoản chi phí dự phòng phải trả.
- Ghi nhận kết chuyển chi phí QLDN vào tài khoản 911 -Xác định kết quả kinh doanh.
Lưu ý: Tài khoản 642 – Chi phí QLDN không có số dư cuối kỳ.
Ngoài ra, tài khoản 642 – Chi phí QLDN còn có 2 tài khoản cấp 2 với nội dung như sau:
- Tài khoản 6421 – Chi phí bán hàng: Là hệ số phản ánh chi phí của hoạt động bán hàng thực tế phát sinh trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng.
- Tài khoản 6422 – Chi phí QLDN: Phản ánh chi phí quản lý chung của tổ chức được xác định phát sinh trong kỳ và được kết chuyển sang TK 911.
Bên trên là toàn bộ nội dung của bài viết chi phí quản lý doanh nghiệp trong báo cáo tài chính là gì? mà bạn cần nắm bắt. Hy vọng bài viết sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về khoản mục hệ số tài chính này trong báo cáo tài chính và giúp bạn nắm bắt những phương pháp ghi nhận hiệu quả nhất!