Dưới sức ép ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến cho nền kinh tế trong và ngoài nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Không ít công ty hay tập đoàn lớn đã lâm vào tình trạng phá sản bởi không thể duy trì ngân sách cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Giải pháp chung cho phần lớn doanh nghiệp đó chính là tín dụng doanh nghiệp. Vậy tín dụng doanh nghiệp hay cho vay doanh nghiệp là gì? Cùng Ohmoney tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.
1. Cho vay doanh nghiệp là gì?
Để tái cấu trúc kinh tế ,xây dựng định hướng và mục tiêu phát triển sau đại dịch Covid-19 đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa ngành nghề hoạt động của mình. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đủ khả năng về tiềm lực kinh tế. Do vậy gọi vốn ngân hàng hay tín dụng doanh nghiệp là một trong những giải pháp được phần lớn đơn vị kinh doanh chọn lựa trong thời gian qua.

Cho vay doanh nghiệp được hay còn được biết đến với tên gọi tín dụng doanh nghiệp. Đây là hình thức cấp tín dụng (tiền và các khoản tương đương tiền) theo thỏa thuận và nguyên tắc mà ngân hàng và doanh nghiệp đã thoả thuận trước đó. Nguyên tắc cơ bản của việc cho vay đó chính là thu về lợi nhuận hoạt động cho ngân hàng. Theo đó, khi tiến hành giải ngân khoản vay, bắt buộc doanh nghiệp phải hoàn trả đầy đủ số tiền cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng.
Để tiến hành cho vay kinh doanh, ngân hàng cần xét duyệt nhiều điều kiện khách quan nhất định. Đơn cử như doanh nghiệp cần tiến hành liệt kê chi tiết mục đích vay vốn như: gia tăng tài sản cố định cho doanh nghiệp, mở rộng mô hình kinh doanh, gia tăng vốn điều lệ, … Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tiến hành cung cấp đầy đủ thông tin về các loại giấy tờ liên quan hay chiến lược tăng trưởng, kế hoạch phát triển chi tiết, hợp lệ.

2. Đặc điểm cho vay thương mại
Nếu hạn mức vay tiêu dùng cá nhân thường giao động ở mức trên dưới 1 tỷ đồng thì giá trị khoản vay doanh nghiệp lại lớn hơn rất nhiều. Tuỳ thuộc vào quy mô và mục đích sử dụng, cũng như khả năng thanh toán, tình hình tài chính ở thời điểm đăng ký vay mà doanh nghiệp sẽ nhận được khoản vay tương ứng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quá trình thẩm định vay thương mại sẽ kỹ càng hơn, yêu cầu minh chứng nhiều loại giấy tờ liên quan hơn trong quá trình xét duyệt hồ sơ.

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ SME sẽ lựa chọn vay kinh doanh tại khối các nhân hàng Thương mại nhà nước. Với hạn mức tín dụng doanh nghiệp lớn cùng mức lãi suất thấp giúp doanh nghiệp quản trị dòng tiền vay vốn hiệu quả hơn. Giúp doanh nghiệp SME bổ sung vốn kinh doanh tăng nguồn vốn lưu động trong thời gian ngắn và hạn chế tối đa áp lực trả nợ ngắn hạn. Theo quy định về mặt pháp lý, các nghiệp vụ cho vay ngân hàng cơ bản hiện nay bao gồm:
- Cho vay ứng trước ( Cho vay trực tiếp)
- Cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền
- Cho vay qua chữ ký ( Cho vay qua việc cam kết bằng chữ ký)
Hạn mức tín dụng cũng như lãi suất trong mỗi hợp đồng sẽ được thỏa thuận giữa đơn vị vay và ngân hàng. Doanh nghiệp cần tìm hiểu về lãi suất cố định, lãi suất thả nổi,… để đưa ra quyết định chọn lựa cho mình ngân hàng thích hợp nhất.

3. Thủ tục, quy trình cho vay doanh nghiệp hiện nay
Để tiến hành vay vốn thành công, doanh nghiệp cần xem xét đến quy trình và hồ sơ thẩm định vay vốn doanh nghiệp. Qua quá trình tìm hiểu, Ohmoney nhận thấy phần lớn ngân hàng đều có chung quy trình xét duyệt vay vốn như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Ở bước này, doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin cơ bản như mục đích vay thương mại, số tiền mong muốn cho vay, thời hạn vay, hình thức vay ( tín chấp hay thế chấp), tình hình tài chính cá nhân,… Sau quá trình khảo sát, nhân viên ngân hàng sẽ xem xét đến việc doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia vay vốn hay không. Nếu đảm bảo đủ điều kiện sẽ tiến hành hướng dẫn khách hàng làm thủ tục hồ sơ vay vốn.

- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cho vay
Thẩm định hồ sơ là một trong những tiến trình tốn khá nhiều thời gian và giấy tờ kèm theo. Mỗi ngân hàng sẽ có quy chế thẩm định riêng biệt, do đó với mỗi ngân hàng doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị những loại giấy tờ khác nhau. Nhìn chung hồ sơ vay vốn thường yêu cầu những loại giấy tờ như:
- Giấy đề nghị vay vốn ngân hàng
- Hồ sơ pháp lý
- Hồ sơ tài chính
- Hồ sơ mục đích vay
- Hồ sơ tài sản đảm bảo (nếu vay thế chấp)

- Bước 3: Phê duyệt khoản vay
Sau khi được thẩm định vay vốn thành công, ngân hàng sẽ tiến hành gửi thông báo phê duyệt khoản vay thành công cho doanh nghiệp.
- Bước 4: Giải ngân
Sau khi hoàn tất mọi thủ tục liên quan, doanh nghiệp sẽ tiến hành ký hợp đồng và tiến hành giải ngân khoản vay ( cung cấp tiền mà khách hàng được vay ). Tuỳ thuộc vào chính sách của mỗi ngân hàng, doanh nghiệp có thể nhận tiền trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng. Thời gian giải ngân thường kéo dài 1-3 ngày. Đối với khoản vay có giá trị lớn, thời gian giải ngân có thể kéo dài lên đến 1 tuần.

4. Quy định hạn chế, cấm vay doanh nghiệp
Những thông tin ở trên vừa giải thích cụ thể cho bạn đọc cho vay doanh nghiệp là gì. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần xem xét đến quy định hạn chế vay hay cấm doanh nghiệp vay tại Việt Nam hiện nay. Dưới đây là một số thông tin về quy chế vay mà Ohmoney đã tìm hiểu được:
- Quy định cấm vay: Đối với người làm công tác quản lý, là thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc và các chức danh tương ứng. Nhận người thân thích: cha mẹ, vợ con của các chủ thể trên. (quy định này không áp dụng với hình thức tín dụng cá nhân, tổ chức tài chính vi mô- hoạt động nhằm tương trợ hộ gia đình, người thu nhập thấp hay các doanh nghiệp có quy mô nhỏ)
- Quy định không được cho vay không đảm bảo hoặc các điều kiện ưu đãi: Áp dụng đối với tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên, thanh tra đang thực hiện kiểm toán, thanh tra tại tổ chức tín dụng; kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập. Tổng mức tín dụng của các đối tượng trên không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
- Quy định về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng: Không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô (tương tự như pháp luật Hoa Kỳ, Đức). Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tỷ lệ cho phép cấp tín dụng cao hơn (khoản 1 Điều 126; khoản 1, 2 Điều 127; khoản 1 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010).

5. Các khoản phí cần tính khi cho vay doanh nghiệp
Bên cạnh việc trả lãi suất vay thông thường, khi tiến hành vay thương mại doanh nghiệp còn cáy chi trả các khoản phí phụ kèm theo như: phí thẩm định tài sản; thuế thu nhập doanh nghiệp; chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính; phí phạt khi giải ngân không đúng hạn,… Nhìn chung, các mức chi phí phát sinh vừa kể trên không quá nhiều tuy nhiên bạn cũng nên chú ý đến trong quá trình đăng ký vay thương mại.

Một điểm cần lưu ý khi tiền hành tính tổng chi phí lãi vay đó chính là: “Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế” ( Căn cứ Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 của Chính phủ )
6. Phương thức trả nợ vay thương mại
Phương thức trả nợ vay thương mại hiện nay rất linh hoạt và đa dạng. Một trong những hình thức thanh toán được nhiều doanh nghiệp và ngân hàng lựa chọn hiện nay đó chính là chi trả bằng ngoại tệ nước ngoài. Điều này cho phép doanh nghiệp dễ dàng chi trả các chi phí hay thương thảo hợp đồng kinh doanh hơn so với đồng nội tệ.

7. Bí quyết vay thương mại thành công
Để quá trình thẩm định được diễn ra nhanh chóng và hồ sơ được xét duyệt nhanh chóng, đơn vị kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý liên quan. Bên cạnh đó lịch sử tín dụng doanh nghiệp minh bạch, rõ ràng cũng là một trong những lợi thế lớn khi xét duyệt hồ sơ. Vậy bí quyết thành công trong việc cho vay doanh nghiệp là gì? Cùng Ohmoney khám phá rõ hơn trong nội dung sau.
- Phác thảo mục đích kinh doanh rõ ràng: Với mục đích vay vốn được liệt kê rõ ràng về chiến lược tăng trưởng hay kế hoạch phát triển cùng với báo cáo tài chính kinh doanh gần nhất,… sẽ đem lại độ tin cậy cao hơn cho Doanh nghiệp. Điều này cũng góp phần minh chứng cho việc khả năng thanh toán khoản vay của đơn vị trong tương lai gần.

Lịch sử tín dụng tốt: Với đơn vị có lịch sử vay thương mại tốt, hoàn trả khoản vay đúng hạn trước hạn thanh toán thường nhận được nhiều ưu ái hơn cho những lần vay tiếp theo. Ngân hàng dễ dàng kiểm tra thông tin lịch sử tín dụng của Doanh nghiệp thông qua trung tâm thông tin tín dụng quốc gia. Do vậy sự uy tín của người đi vay hay người bảo lãnh góp một phần quan trọng trong việc hồ sơ được chấp nhận vay vốn.

Chứng minh khả năng trả nợ của doanh nghiệp: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp được thể hiện qua thông số nợ hay khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn. Bên cạnh xem xét tài sản cố định, thế chấp thì dòng tiền của doanh nghiệp cũng một phần thể hiện khả năng trả nợ của đơn vị.

Tài sản thế chấp: Nguồn tài sản thể chấp giúp doanh nghiệp minh chứng cho khả năng giải ngân khoản vay đúng hạn khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra. Tài sản thế chấp thông thường là các dự án bất động sản hay tài sản cố định của đơn vị. Ngoài ra, các hàng hóa đang lưu kho hay hóa đơn thương mại chưa thanh toán cũng có thể dùng làm tài sản thế chấp.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà Ohmoney đã tìm hiểu được để giải thích cụ thể và chi tiết cho quý bạn đọc về cho vay doanh nghiệp là gì? Hy vọng với nội dung ở trên sẽ góp phần giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định cho vay hay các mức phí cần chi trả khi vay thương mại. Vui lòng trung cập trang chủ của Ohmoney để biết thêm nhiều thông tin tài chính liên quan.