Ngoài cổ phiếu và trái phiếu, chứng chỉ quỹ được biết đến là một trong những kênh đầu tư khá phổ biến hiện nay. Vậy chứng chỉ quỹ là gì? Cách đầu tư vào chứng chỉ quỹ như thế nào? Hãy cùng Ohmoney đi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này bạn nhé!
I. Những điều cần biết về chứng chỉ quỹ
1. 1 Chứng chỉ quỹ là gì?
Chứng chỉ quỹ là hình thức ủy thác đầu tư, giúp nhà đầu tư cá nhân tiếp cận với kênh đầu tư tài chính một cách đơn giản nhất.
Không cần nhiều kiến thức về đầu tư chứng khoán, tài chính, định giá, xây dựng danh mục đầu tư,… các công việc này sẽ có các chuyên gia của quỹ đầu tư làm giúp bạn.
Chứng chỉ quỹ là kênh đầu tư phổ biến ở các nước phát triển và đang trở nên được ưa chuộng tại Việt Nam với tỷ suất lợi nhuận kép hằng năm kỳ vọng từ 13-17%/năm tùy vào loại quỹ.

1.2 Hình thức chứng chỉ quỹ
Đầu tư chứng chỉ quỹ có 3 hình thức phổ biến: Quỹ mở (OEF), quỹ đóng (CEF) và quỹ hoán đổi danh mục (ETF). Mỗi hình thức có cơ chế hoạt động khác nhau nhưng về bản chất là giống nhau, đó là ủy thác đầu tư và đầu tư vào các chỉ số của thị trường.
1.3 Chứng chỉ quỹ sinh lời như thế nào?
Các nhà đầu tư sẽ rót vốn vào các quỹ bằng việc mua CCQ. Sau đó, các chuyên gia của quỹ sẽ cầm tiền của nhà đầu tư mang đi mua bán, giao dịch các dự án, sản phẩm đầu tư. Như vậy, lợi nhuận từ những khoản đầu tư này sẽ thuộc về các nhà đầu tư bỏ vốn.
1.4 Có nên đầu tư vào chứng chỉ quỹ không?
Để đi tìm câu trả lời cho thắc mắc có nên đầu tư chứng chỉ quỹ hay không thì chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về ưu và nhược điểm của loại hình này. Cụ thể như sau:
Ưu điểm
- Nhanh chóng và tiện lợi: Khi đầu tư vào CCQ, bạn không cần phải có nhiều kiến thức về kinh tế hay chứng khoán. Bạn chỉ cần lựa chọn ra công ty quản lý quỹ uy tín để góp vốn vào là được. Nếu công ty đầu tư hiệu quả thì bạn sẽ được hưởng lợi nhuận mà không cần tốn quá nhiều công sức.
- Tránh được biến động của thị trường: Lĩnh vực đầu tư luôn là lĩnh vực nguy hiểm. Chắc hẳn các bạn đều biết rằng thị trường chứng khoán là một nơi luôn biến động khiến các nhà đầu tư gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên, khi đầu tư vào CCQ thì những biến động đó không gây ra quá nhiều ảnh hưởng. Bạn vẫn có thể hưởng lãi với số vốn mà mình đã góp.
- Hạn chế nhiều rủi ro: CCQ ít rủi ro hơn so với các sản phẩm chứng khoán khác. Lý do là nhờ vào những nhà quản lý quỹ dày dặn kinh nghiệm nên vốn của bạn cũng đảm bảo an toàn hơn so với việc tự mình đầu tư. Nếu xảy ra tình trạng giá của chứng khoán thấp hơn so với giá trị chuyển đổi thì vốn của các nhà đầu tư vẫn sẽ được đảm bảo an toàn.
- Tính thanh khoản cao: CCQ là một sản phẩm có tính thanh khoản cao nên nhà đầu tư có thể rút một phần hoặc toàn bộ số vốn của mình bất cứ lúc nào.
- Đàm bảo thu nhập: Nhà đầu tư khi lựa chọn tham gia vào CCQ thì sẽ được hưởng lợi nhuận mỗi tháng. Nguồn thu nhập của bạn sẽ được ổn định nếu công ty quản lý quỹ vẫn đầu tư hiệu quả.
Nhược điểm
- Nếu nhà đầu tư không tìm hiểu thật kỹ thông tin hay phân tích các kế hoạch đầu tư của công ty quản lý quỹ thì rất có thể sẽ xảy ra tình trạng thua lỗ.
- Nhà đầu tư không được tham gia vào quyết định đầu tư cụ thể, chỉ quyết định được nhóm sản phẩm đầu tư.
- Giá của chứng chỉ quỹ cũng biến động cũng biến động theo tài sản cơ sở đầu tư
II. Tiêu chí đánh giá chứng chỉ quỹ tốt nhất
Để có thể lựa chọn được công ty quản lý quỹ tốt nhất, bạn nên xem xét về chiến lược đầu tư của họ, sự phân bổ của danh mục đầu tư ra sao, đội ngũ chuyên gia của quỹ có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm hay không, lợi nhuận của quỹ ở những năm trước đó như thế nào. Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan tâm đến chi phí phải trả khi đầu tư chứng chỉ quỹ của công ty. Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá chứng chỉ quỹ:
2.1 Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm
Khi tham gia chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư sẽ không trực tiếp thực hiện việc đầu tư, mà thay vào đó là các chuyên gia, quản lý quỹ có kinh nghiệm thực hiện. Vì vậy lựa chọn công ty quản lý quỹ có đội ngũ chuyên gia có kỹ năng và am hiểu thị trường, như vậy sẽ mang đến hiệu quả đầu tư tốt, khả năng thu về lợi nhuận cao cho nhà đầu tư.
Thông tin đội ngũ chuyên gia của mỗi chứng chỉ quỹ sẽ được công bố tại quỹ, mục tiêu đầu tư và các kinh nghiệm và dưới sự giám sát của ngân hàng.
2.2 Lợi nhuận trong quá khứ
Lợi nhuận luôn là mục tiêu mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng quan tâm, một quỹ có hiệu quả đầu tư tốt và sinh lợi nhuận trong dài hạn phản ánh năng lực quản lý tài sản của quỹ, đánh giá điều này sẽ giúp nhà đầu tư nắm được lợi nhuận của quỹ có bền vững không. Điều này sẽ giúp mọi người giảm thiểu được rủi ro trong quá trình đầu tư, để theo dõi tình hình lợi nhuận của quỹ, bạn có thể theo dõi báo cáo hoạt động được công khai trên website chính thống của quỹ bạn đang hướng tới.
2.3 Thông tin công khai, minh bạch
Mọi hoạt động của quỹ như danh mục đầu tư, chi phí, các hoạt động đầu tư… đều phải được công khai minh bạch trên trang web của quỹ. Nhằm mục đích để các nhà đầu tư nắm được khoản tiền đầu tư của mình được dùng có hiệu quả không và lợi nhuận thực tế thu được có đúng không. Từ đó quyết định việc có nên bán đi hay tiếp tục giữ lại chứng chỉ quỹ.
2.4 Chiến lược đầu tư của quỹ
Mỗi nhà đầu tư sẽ có lựa chọn về hình thức, chiến lược đầu tư khác nhau, vì vậy khi quyết định đầu tư vào quỹ, bạn nên xem xét chiến lược đầu tư của quỹ phân bổ vào các danh mục đầu tư như thế nào. Hãy đảm bảo tài sản mà họ đầu tư có tiềm năng sinh lời tốt và đem về lợi nhuận tốt nhất cho các nhà đầu tư.
III. Chiến lược đầu tư chứng chỉ quỹ
3.1 Nên đầu tư chứng chỉ quỹ trong bao lâu?
Chứng chỉ quỹ là công cụ đầu tư rất tốt cho dài hạn với rủi ro thấp (Do quỹ đầu tư luôn đa dạng danh mục đầu tư theo nhiều ngành nghề khác nhau), an toàn và cho tỷ suất lợi nhuận kép hằng năm (CAGR) từ 13-17%/năm.
Chiến lược đầu tư CCQ tốt nhất là nắm giữ dài hạn từ 1-5 năm để tối ưu hiệu quả sinh lời của đồng vốn qua các năm. Trong dài hạn, nền kinh tế sẽ phát triển và các công ty tăng trưởng thì giá trị tài sản (NAV) của quỹ sẽ tăng.
3.2 Có nên lướt sóng chứng chỉ quỹ?
Câu trả lời là không nên lướt sóng đối với chứng chỉ quỹ vì lý do sau:
- Tốn nhiều phí (Phí mua lại CCQ của quỹ đầu tư thường chiếm 1% – 2% khá cao trong thời gian ngắn dưới 1 năm). Bên cạnh đó, bạn còn phải trả thuế TNCN 0.1% giá trị bán.
- Không tối ưu tỷ suất lợi nhuận của quỹ (Hầu hết mua chứng chỉ quỹ trong thời gian ngắn bạn có lợi nhuận rất thấp hoặc bị mất vốn nếu thị trường đi xuống).
Chứng chỉ quỹ không phải là công cụ để bạn kiếm tiền nhanh, chỉ phù hợp để đầu tư trung và dài hạn. Trước khi đầu tư vào bất kì loại tài sản nào bạn cũng nên phân tích cách nó hoạt động và tạo ra lợi nhuận cho bạn để hạn chế rủi ro và tối ưu hiệu quả sinh lời của đồng tiền. Nếu có bất kỳ những thắc mắc nào hay cần hỗ trợ về sàn chứng khoán thì hãy liên hệ ngay với Ohmoney để được phục vụ nhanh nhất bạn nhé!