Bên cạnh hình thức đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu,… Chứng chỉ quỹ mở là hình thức thu hút rất nhiều nhà đầu tư mới? Vậy chứng chỉ quỹ mở là gì? Lợi ích và rủi ro khi đầu tư chứng chỉ quỹ như thế nào? Cùng Ohmoney tìm hiểu trong bài viết này nhé!
I. Những điều cần biết về chứng chỉ quỹ mở
1. Chứng chỉ quỹ mở là gì?
Chứng chỉ quỹ mở là một loại hình đầu tư gián tiếp dưới hình thức mua chứng chỉ quỹ của quỹ mở. Nhà đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận bằng cách bán lại chứng chỉ quỹ cho công ty quản lý quỹ tùy theo nhu cầu. Vừa nâng cao tính thanh khoản vừa hạn chế rủi ro.
Công ty quản lý quỹ sẽ thay mặt nhà đầu tư quản lý phần vốn góp và mang tiền đi đầu tư vào các loại hình như cổ phiếu, trái phiếu,.. Chỉ với số vốn nhỏ, nhà đầu tư vẫn có lợi nhuận mà không mất quá nhiều thời gian, công sức hay thậm chí là kiến thức trong lĩnh vực đầu tư
2. Sự khác nhau giữa quỹ mở và quỹ đóng
Yếu tố | Quỹ mở | Quỹ đóng |
Khái niệm | Quỹ mở là quỹ được thành lập với quy mô vốn và thời gian hoạt động không giới hạn, phụ thuộc vào tình hình hoạt động và khả năng hoạt động của quỹ. | Quỹ đóng là loại quỹ chỉ phát hành một lần duy nhất trong thời gian hoạt động có giới hạn của quỹ và được thống nhất khi thành lập quỹ. |
Tính thanh khoản | Tính thanh khoản cao, các nhà đầu tư đánh giá đây là một kênh đầu tư hữu hiệu trên thị trường, có khả năng hiện thực hoá ước mơ làm giàu của nhiều người. | Quỹ đóng không có tính thanh khoản trừ khi chứng chỉ quỹ đóng hết thời hạn và được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Khi đó, chứng chỉ quỹ sẽ được giao dịch như một cổ phiếu của một công ty niêm yết. |
Khả năng nắm giữ tiền | Quỹ mở luôn phải chuẩn bị sẵn một khoản tiền mặt để mua lại chứng chỉ quỹ khi nhà đầu tư bán, đồng thời cũng luôn quản lý tính thanh khoản một cách chặt chẽ và hợp lý. | Việc mua bán chứng chỉ quỹ đóng được thực hiện từ nhà môi giới với phí môi giới giao dịch. Việc phân phối chứng chỉ quỹ chỉ thực hiện trong thời gian huy động lần đầu, hoặc khi tăng vốn điều lệ Quỹ thông qua công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ. |
Thay đổi quy mô và biến động giá | Quy mô vốn có thể thay đổi đáng kể. | Quy mô vốn tương đối ổn định cho đến khi đáo hạn. |
Thời gian hoạt động | Không thời hạn | Có thời hạn |
3. Quy trình hoạt động của quỹ mở

Như vậy, đầu tư vào quỹ Mở là hình thức đầu tư chứng khoán gián tiếp. Thay vì nhà đầu tư tự đầu tư chứng khoán trực tiếp thì họ đầu tư tiền vào quỹ Mở. Quỹ mở có các chuyên gia đầu tư kinh nghiệm sẽ đầu tư tiền của quỹ vào cổ phiếu, trái phiếu. Nếu đầu tư vào các công ty thì nhà đầu tư sẽ nhận được cổ phiếu, còn đầu tư vào quỹ Mở thì sẽ nhận được chứng chỉ quỹ.
Công ty quản lý quỹ luôn chọn các loại cổ phiếu được định giá thấp hơn giá trị thực hoặc có tiềm năng tăng trưởng tốt trong dài hạn để đầu tư. Khi giá trị tài sản của quỹ tăng lên tức là giá trị chứng chỉ quỹ tăng lên và nhà đầu tư có lợi nhuận. Sau đó, các chuyên gia tài chính của quỹ mở sẽ đem tiền của các nhà đầu tư đi đầu tư. Khi có lãi thì quỹ mở sẽ chia cho các nhà đầu tư hưởng lợi nhuận.
Do đó, quỹ Mở luôn có thể đem lại lợi nhuận cao cho bạn trong dài hạn
4. Đặc điểm của chứng chỉ quỹ mở:
- Chứng chỉ quỹ mở có thể được phát hành hoặc bán lại theo một chu kỳ nhất định với sự yêu cầu của nhà đầu tư bất kỳ lúc nào họ muốn (được quy định rất rõ trong điều lệ quỹ của doanh nghiệp tài chính, ngân hàng).
- Thay vì đầu tư vào chứng khoán trực tiếp nhưng nếu nhà đầu tư tham gia quỹ mở thì sẽ trở thành một hình thức đầu tư chứng khoán gián tiếp. Chính vì thế mà trên thị trường hiện nay, các ngân hàng và tổ chức tín dụng còn gọi quỹ mở là hình thức đầu tư chứng khoán gián tiếp.
- Các chứng chỉ quỹ mở sẽ được mua và bán theo nhu cầu của giá trị tài sản ròng (NAV), dựa trên giá của chứng khoán và được tính vào cuối ngày giao dịch.
- Nhìn chung thì quỹ mở cho phép các nhà đầu tư tiếp cận khá dễ dàng bởi vì chi phí thấp, huy động vốn nhanh, thủ tục pháp lý cũng rất đơn giản, cũng như danh mục đầu tư đa dạng, đáp ứng đúng mục tiêu đầu tư cụ thể như tăng trưởng và thu nhập.
5. Nhà đầu tư nào phù hợp với chứng chỉ quỹ mở?
Qua cách thức hoạt động cũng như khả năng sinh lời, những nhà đầu tư phù hợp với chứng chỉ quỹ mở sẽ là:
- Người chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về tài chính, mong muốn tìm một kênh đầu tư (ngoài gửi tích lũy, bất động sản,…) ổn định, an toàn, để tăng nguồn thu nhập.
- Những người có năng lực tài chính vừa phải, bận rộn, không có nhiều thời gian để tự tham gia vào thị trường tài chính.
- Người mong muốn được đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư nhằm hạn chế rủi ro.
II. Ưu điểm và nhược điểm của chứng chỉ quỹ mở
Ưu điểm:
Tính thanh khoản | Nhà đầu tư có thể mua/ bán bất kì lúc nào |
Không cần vốn lớn | Số tiền ban đầu không lớn, tối thiểu khoảng 1 triệu đồng |
Kiểm soát rủi ro thị trường | Danh mục đa dạng, được quản lý chuyên nghiệp |
Lợi nhuận ổn định | Hầu hết các quỹ đều đem lại lợi nhuận đều đặn các năm nhờ danh mục bao gồm các loại tài sản sinh lời cao và tài sản thu nhập cố định. Mức sinh lời tốt hơn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng |
Tiết kiệm thời gian | Số vốn bỏ ra được quản lý chặt chẽ bởi Công ty quản lý Quỹ theo quy định trong điều lệ quỹ và quy định pháp luật |
Quy trình đơn giản | Việc thực hiện sẽ được hỗ trợ đắc lực từ các công ty Quản lý Quỹ chuyên nghiệp |
Nhược điểm:
- Chứng chỉ quỹ mở thực tế là một thị trường chịu nhiều tác động từ cổ đông tổ chức tài chính hoặc ngân hàng. Tổng tài sản của chứng chỉ quỹ mở thường được đem ra làm thước đo với kết quả hoạt động kinh doanh. Cũng vì yếu tố này nên sản phẩm rất dễ bị thoái hóa vốn.
- Bên cạnh đó, việc đầu tư chứng chỉ quỹ mở cũng giống như bạn cầm một con dao hai lưỡi, để có đủ hiểu biết mà nắm đúng cán dao thì thật sự khó khăn với những nhà đầu tư không có kinh nghiệm. Do đó, những chuyên gia đầu tư chứng chỉ quỹ mở dày dặn kinh nghiệm sẽ là vị cố vấn tốt nhất khi bạn cần sự trợ giúp.
- Ngoài ra, chứng chỉ quỹ mở chịu ảnh hưởng cực lớn từ thị trường chứng khoán. Nếu chẳng may thị trường chứng khoán gặp khủng hoảng, các nhà đầu tư sẽ đồng loạt rút tiền, điều này gây ra tổn thất nặng nề cho những người tham gia và tổ chức tài chính.
- Trường hợp các công ty tài chính hoặc ngân hàng, xác định tổng tài sản của quỹ đã quá lớn để thực hiện các mục tiêu đề ra ban đầu, khi đó các nhà đầu tư mới sẽ không được phép tiếp cận hoặc tham gia sản phẩm này nữa.
III. Cách đầu tư chứng chỉ quỹ mở
Trước khi bắt đầu bất cứ công việc đầu tư nào, tìm hiểu thông tin và kiến thức chính là nền móng của việc đầu tư. Đầu tư vào quỹ mở cũng vậy, có những tiêu chí mà những người mới cần nắm rõ để tối ưu giá trị đầu tư đó là:
- Trước khi quyết định đầu tư, phải nắm rõ được thông tin và nguồn gốc của quỹ mở. Đội ngũ chuyên viên đầu tư phải chất lượng.
- Khả năng tài chính: Bạn nên tìm hiểu trước và xác định được số tiền vốn của mình sẽ dùng đầu tư vào loại quỹ mở phù hợp nhất. (Quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu, quỹ cân bằng). Xác định được thời gian đầu tư là điều quan trọng mà bạn phải làm khi đầu tư vào loại quỹ này. Ngoài ra, việc tiết kiệm tiền và tích lũy đầu tư hằng tháng cũng rất đáng để nhắc đến.
- Phí dịch vụ nên thấp hơn những công ty quản lý quỹ khác. Thời gian nắm giữ phải hợp lý, đáp ứng được nhu cầu riêng của nhà đầu tư.
- Các dự án đầu tư từ trước đến nay phải được công khai một cách minh bạch.
- Quỹ mở phải được đầu tư vào đúng lĩnh vực phù hợp với xu hướng thị trường trong tương lai.
- Các sản phẩm và lĩnh vực đầu tư phải đa dạng, đáp ứng được nhu cầu chọn lựa của nhà đầu tư.
IV. Quỹ mở có an toàn không?
- Thông thường, quỹ mở luôn được quản lý và điều hành bởi những công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính cũng có những động thái siết chặt hoạt động của các quỹ mở bằng hệ thống pháp lý chặt chẽ nên nó đem đến sự an tâm cho người tham gia.
- Quỹ mở có sự tham gia của Ngân hàng giám sát với vai trò giám sát, lưu ký, bảo quản tài sản cho nhà đầu tư, song song là các quỹ mở đều được kiểm toán định kỳ hàng năm. Hoạt động của quỹ mở luôn rất công khai, minh bạch, được thông tin rõ ràng đến các nhà đầu tư. Mục tiêu và chiến lược đầu tư được công khai trong điều lệ quỹ và báo cáo bạch.
- Nếu quỹ bị giải thể, đại hội nhà đầu tư có quyền chỉ định tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động thanh lý, thẩm định phân chia tài sản quỹ cho nhà đầu tư. Công ty quản lý chịu trách nhiệm thực hiện theo phương án đã thông qua.
- Như vậy, về cơ bản có thể khẳng định quỹ mở là an toàn vì nó hoạt động theo quy định pháp luật và được giám sát bởi những cơ quan có thẩm quyền.
Hi vọng những thông tin cơ bản trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như lựa chọn được kênh đầu tư phù hợp. Nếu có bất kỳ những thắc mắc nào hay cần hỗ trợ về chứng chỉ quỹ thì hãy liên hệ ngay với Ohmoney để được phục vụ nhanh nhất bạn nhé!