Chứng quyền là gì? Cách mua chứng quyền trên sàn chứng khoán Việt Nam

Chứng quyền đang ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư với tỷ suất lợi nhuận đặc biệt hấp dẫn. Vậy chứng quyền là gì? Cách mua chứng quyền trên sàn chứng khoán Việt Nam như thế nào? Hãy cùng Ohmoney tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này bạn nhé.

1. Chứng quyền là gì?

Chứng quyền có tên tiếng anh là Stock Warrant. Đây là một loại chứng khoán do các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất phát hành. Mục đích chính của việc nắm giữ chứng quyền đó chính là cho phép người sở hữu được mua các cổ phiếu của doanh nghiệp theo mức giá được quy định trước đó. Cho dù có bất kỳ thay đổi nào về thị trường hay giá trị, những biến động của công ty.

chứng quyền là gì

2. Ví dụ

 Công ty X phát hành chứng quyền với giá 50,000 VNĐ/chứng quyền với kỳ hạn 12 tháng. Việc sở hữu chứng quyền này sẽ cho phép người nắm giữ có thể mua cổ phiếu do công ty X phát hành với giá 50,000VNĐ/ cổ phiếu. Trong bất kỳ trường hợp nào xảy ra, người cầm chứng quyền này đều được mua cổ phiếu với giá không đổi (50,000VND/ cổ phiếu).

3. Các yếu tố tác động đến giá chứng quyền 

  • Giá của chứng khoán cơ sở (CKCS).
  • Lãi suất phi rủi ro.
  • Thời gian còn lại cho đến kỳ đáo hạn.
  • Mức biến động của CKCS.
  • Giá thực hiện.

4. Lợi ích và rủi ro khi giao dịch Chứng quyền

Ưu điểm

  • Vốn đầu tư thấp: Do giá của chứng quyền thường thấp hơn nhiều so với giá chứng khoán cơ sở.
  • Tỷ suất sinh lời cao: Do biên độ trần sàn có thể lên đến 100-200%/ngày nên có thể sinh lời nhanh chóng.
  • Nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể tham gia.
  • Không phải ký quỹ như chứng khoán phái sinh.
  • Giao dịch dễ dàng như chứng khoán cơ sở.

Nhược điểm

  • Đòn bẩy cao: Do biên độ trần sàn dao động lớn có thể lên đến 100-200% nên có thể giảm rất mạnh. Tuy nhiên, số lỗ tối đa bằng số tiền đã bỏ ra mua chứng quyền.
  • Mất chi phí đã bỏ ra mua chứng quyền nếu đến ngày đáo hạn lỗ hoặc hòa vốn.
  • Vòng đời giới hạn: chứng quyền có thời hạn từ 3 đến 24 tháng nên nhiều Nhà đầu tư trung, dài hạn sẽ khó lựa chọn hơn chứng khoán cơ sở.
  • Tổ chức phát hành không có khả năng thanh toán.

5. Cách mua chứng quyền trên sàn chứng khoán Việt Nam

Trước hết, để mua chứng quyền, nhà đầu tư chứng khoán có thể làm theo 2 cách sau:

  1. Giao dịch sơ cấp: Đăng ký mua chứng quyền trực tiếp tại sàn giao dịch chứng khoán
  2. Giao dịch thứ cấp: Mua chứng quyền được niêm yết trên sàn của sở giao dịch chứng khoán.
chứng quyền là gì

Thông thường, các nhà đầu tư thường mua chứng quyền khi dự đoán rằng giá của CKCS sẽ tăng. Sau khi đã có chứng quyền trong tay, bạn có thể mua hoặc bán lại nó trên thị trường hoặc nắm giữ cho đến kỳ đáo hạn. Công thức tính như sau:

Số tiền nhận được trên một CW = (Giá thanh toán – giá thực hiện) / (Tỷ lệ chuyển đổi)

Trong đó, giá thanh toán được tính là mức trung bình của giá đóng cửa trong 5 ngày giao dịch gần nhất. Giá thanh toán sẽ do Sở Giao dịch Chứng khoán công bố.

Nếu đến kỳ đáo hạn mà giá thanh toán của CKCS cao hơn giá thực hiện của chứng quyền (trạng thái lời). Thì nhà đầu tư sẽ nhận được khoản tiền chênh lệch giữa 2 mức giá này

Tuy nhiên, nếu chứng quyền rơi vào trạng thái hòa vốn (giá thanh toán bằng giá thực hiện) hoặc trạng thái lỗ (giá thanh toán thấp hơn giá thực hiện) thì xem như nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ số vốn ban đầu. Đây được xem là tính rủi ro trong giao dịch chứng quyền. Nếu mục tiêu đầu tư của bạn là thu lợi nhuận thì bạn cần quan tâm đến mức độ chấp nhận lỗ hoặc hòa vốn của mình. 

6. Kinh nghiệm mua chứng quyền

Để sinh lời hiệu quả với sản phẩm chứng quyền, nhà đầu tư cần ghi nhớ những kinh nghiệm sau:

  • Nên tham gia mua chứng quyền khi xác định được xu hướng tăng của thị trường. Vì khi đó giá cổ phiếu cơ sở của chứng quyền mới có khả năng tăng mạnh.
  • Giá chứng quyền phụ thuộc vào thời gian đáo hạn của chứng quyền, vì vậy nên chọn chứng quyền có thời gian dài để đầu tư.
  • Lựa chọn chứng quyền của những doanh nghiệp tốt để đầu tư, được phát hành bởi những tổ chức uy tín và minh bạch.
  • Xây dựng kế hoạch, kịch bản mua bán chứng quyền cụ thể như: Thời gian mua, lý do mua, số lượng mua, thời gian bán, lý do bán,…

Qua bài viết trên, bạn có thể nắm được chứng quyền là gì và cách đầu tư phù hợp. Nếu có bất kỳ những thắc mắc nào hay cần hỗ trợ về sàn chứng khoán thì hãy liên hệ ngay với Ohmoney để được phục vụ nhanh nhất bạn nhé!

Mới nhất

Phân tích và nhận định cổ phiếu APS – Công ty CP chứng khoán APEC

Trong những năm gần đây, đầu tư là cách...

Review ngân hàng Nam Á Bank – NAB

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) chính...

Review bảo hiểm sức khỏe manulife

Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người cũng...

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu...

Quảng Cáo

spot_img

Cách Đầu Tư

Bài 5: Cách Quản Trị Vốn Và Quản Lý Danh Mục Đầu Tư

LỜI ĐẦU TIÊN: HỌC CÁCH QUẢN TRỊ VỐN VÀ...

Bài 3: Cách Định Giá Cổ Phiếu Và Lựa Chọn Giá Mua Hợp Lý

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ hướng dẫn...

Bài 1: Các Thuật Ngữ Trong Thị Trường Chứng Khoán Cần Phải Biết

Các cụ thường bảo nhau: Ngôn ngữ là chìa...
Lê Hoàng Việt (Levi)
Lê Hoàng Việt (Levi)https://www.linkedin.com/in/le-hoang-viet/
Đầu tư là cả một quá trình dài không phải chỉ 1, 2 năm!
spot_imgspot_img

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu khá phổ biến và được đông đảo nhà đầu tư quan tâm hiện nay. Tuy...

Cách nhận diện và đánh giá rủi ro của trái phiếu

Đầu tư vào trái phiếu là một hình thức đầu tư được nhiều chuyên gia chứng khoán tin tưởng đặt trọn tài sản của...

Tổng quan thị trường trái phiếu Việt Nam

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam đang được nhiều nhà đầu tư đánh giá rất cao trong tiềm năng phát triển trong nhiều...

Trái phiếu chuyển đổi là gì? So sánh lợi ích của trái phiếu chuyển đổi với trái phiếu thường

Trái phiếu chuyển đổi là một loại trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu vào một thời điểm nhất định trong...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here