Tỷ suất sử dụng hiệu quả nguồn vốn là chỉ số được nhà đầu tư quan tâm nhất trên thị trường chứng khoán hiện nay. Đặc biệt hơn, trong nhóm cổ phiếu dệt may chỉ số ROE phản ánh tình hình kinh doanh. Đồng thời, còn thể hiện thực trạng dòng tiền của doanh nghiệp đang hoạt động mang lại lợi nhuận như thế nào cho cho nhà đầu tư. Nếu bạn đang cân nhắc không biết chọn mã cổ phiếu nào để đầu tư thì cùng tham khảo top 10 cổ phiếu dệt may có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Cổ phiếu dệt may MSH – CTCP May Sông Hồng
Công ty cổ phần May Sông Hồng là một trong những công ty được thành lập khá sớm trên thị trường may dệt Việt Nam. Tuy nhiên đến năm 2018, công ty này mới chính thức niêm yết sản phẩm của mình trên thị trường chứng khoán HOSE. Với lĩnh vực kinh doanh chính gồm sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm may mặc và các sản phẩm chăn, gam, gối, nệm,…
Cho đến thời điểm hiện tại, MSH đã cho ra mắt 18 xưởng may tại Việt Nam với quy mô vô cùng lớn và giải quyết được hơn 11 nghìn lao động tại thanh phố Nam Định. Về các chỉ số tài chính, MSH đang có sự bức phá ở năm 2021 khi doan các chỉ số liên tục gia tăng. Đặc biệt là chỉ số ROE đạt 30,12% năm 2021. Điều này cho thấy mã cổ phiếu MSH thực sự tận dụng hiệu quả dòng tiền và nguồn vốn đầu tư của mình để tối ưu hóa lợi nhuận từ những dự án đang triển khai.
2. CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh – GIL
Được thành lập khá sớm vào năm 1982, Công ty sản xuất kinh doanh và nhập khẩu Bình Thạnh được biết đến là công ty may dệt gia dụng hàng đầu Việt Nam. Bởi, ngoài có một danh mục sản phẩm chất lượng, GIL còn sở hữu nhiều nhà máy sản xuất với quy mô lớn. Có thể kể tên một số nhà máy đang hoạt động như: Nhà máy may Bình Thạnh, nhà máy may Thạnh Mỹ,…
Thời điểm hiện tại, GIL cung cấp các sản phẩm của mình chủ yếu sang các thị trường quốc tế như các nước thuộc Châu Âu và Châu Mỹ. Do đó, nguồn doanh thu bán hàng và nguồn đầu tư tài chính của doanh nghiệp này luôn đạt mức cao trong ngành. Cụ thể chỉ số khả năng sử dụng vốn, chỉ số ROE luôn đạt mức cao và bỏ xa các đối thủ cạnh tranh còn lại. Năm 2021, ROE của GIl đạt 22,78%. Dù đã giảm so với năm 2020 nhưng đây cũng là chỉ số được các chuyên gia chứng khoán đánh giá cao khi hiếm cho doanh nghiệp nào trong ngành đạt được kết quả như vậy.
3. Cổ phiếu dệt may TND – CTCP Đầu tư và Thương mại
Xuất thân từ nền tảng là Xí nghiệp May Bắc Thái, Công ty TND được thành lập vào năm 1979 trong lĩnh vực sản xuất và mua bán các sản phẩm may mặc. Ngoài ra, công ty này còn kinh doanh các sản phẩm liên quan đến may mặc như: bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu hàng may mặc,…
Với nền tảng vững chắc cùng với các chính sách thu được nhiều nguồn vốn đầu tư. Đến nay TND đã trở thành một doanh nghiệp dệt may hàng đầu Việt Nam với 10 chi nhánh may, 78 dây chuyền và 4 chi nhánh sản xuất hàng phụ trợ may mặc. Ngoài ra, các sản phẩm của công ty này còn được sản xuất sang các nước EU, Nên nguồn doanh thu và các chỉ số tài chính luôn TND giữ ở biên độ tăng ổn định. Cụ thể, năm 2020 và năm 2021 chỉ số ROE của công ty này tăng trưởng một cách nổi bật khi đạt mức lần lượt là 14,87% và 17,8%. Điều này cho thấy doanh nghiệp thật sự đang sử dụng nguồn vốn kinh doanh rất tốt và có tiền năng trở thành một trong các cổ phiếu dệt may nổi bật tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
4. CTCP Vải sợi May mặc Miền Bắc – TET
Mã chứng khoán TET cũng đang là một trong những mã cổ phiếu dệt may được nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất. Bởi lẽ, những chỉ số tài chính của công ty này liên tục giữ vị trí ổn định trong những năm gần đây. Cụ thể chỉ số ROE của năm 2020 và năm 2021 của TET lần lượt đạt mức 8,72% và 11,03%. Điều này cho thấy công ty đang có những chính sách để thu hút vốn đầu tư và sử dụng dòng tiền hiệu quả trong quá trình kinh doanh.
Bên cạnh đó, Công ty Vải sợi May mặc miền Bắc hiện có phạm vi hoạt động trên toàn quốc với hệ thống cơ sở vật chất gồm cửa hàng, tổng kho, các nhà máy may tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh…Đồng thời, các sản phẩm của công ty còn được xuất khẩu sang nước ngoài. Do đó, nguồn doanh thu tương lai được các chuyên gia tài chính dự đoán là sẽ còn bức phá mạnh. Nên, nếu là một đầu tư chứng khoán thông thái thì đừng bỏ qua mã cổ phiếu này nhé!
5. Cổ phiếu dệt may TDT – CTCP Đầu tư và Phát triển TDT
Được thành lập khá trễ so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành dệt may. Ngay 22/03/2011 Công ty TDT được thành lập vốn vốn điều lệ ban đầu khoản 8 tỷ đồng. Tuy nhiên đến năm 2016 TDT mới chính thức tham gia vào thị trường chứng khoán dệt may Việt Nam. Với lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính là sản xuất, gia công và xuất khẩu hàng may mặc.
Mặc dù, ra đời khá muộn nhưng đây là một trong những công ty cho thấy sự ổn định nhất trong thị trường chứng khoán. Bởi nhìn vào bảng số liệu tài chính của TDT trong những năm gần đây, các chỉ số về kết quả hoạt động kinh doanh hay chỉ số tài chính đầu vượt qua nhiều ông lớn trong nhóm cổ phiếu dệt may. Cụ thể năm 2021, chỉ số ROE của công ty đạt 9,15% và ROA là 4,13%. Điều này cho thấy TDT đang triển khai thành công nhiều dự án mà công ty đang trực thuộc quan lý. Đồng thời mang lại sự uy tín cho doanh nghiệp và khoản lợi nhuận cao cho các cổ công ty.
6. CTCP Dệt may đầu tư thương mại Thành Công – TCM
Công ty cổ phần dệt may Thành Công được cổ phần hóa trong giai đoạn 2006 – 2009. Sau đó trở thành công ty cổ phần đầu tư thương mại Thành Công và được niêm yết trên thị trường chứng khoán HOSE tại thành phố Hồ Chí Minh. lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty này là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sợi, dệt, đan kim, nhuộm và may mặc. Đặc biệt các sản phẩm tại TCM sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho việc xuất khẩu sang các thị trường tại Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Tuy nhiên, cổ phiếu dệt may TCM đang duy trì ở mức độ tương đối chấp nhận được được. Khi chỉ số ROE năm 2021 đạt mức 8,58% và đang có dấu hiệu tăng trưởng lại trong năm 2022. Bên cạnh đó, doanh thu thuần và lợi nhuận từ việc sản xuất kinh doanh của công ty cũng bắt đầu được chú trọng trở lại thông qua các dự án với quy mô lớn. Do đó, bạn cần cân nhắc về thời gian đầu tư mua cổ phiếu của công ty này để mang lại khoảng lợi nhuận cao nhất nhé!
7. Cổ phiếu dệt may GMC – CTCP Garmex Sài Gòn
Với tiền thân là một Xí nghiệp May của thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Garmex Sài Gòn (GMC) trở thành công ty cổ phần từ năm 2004. Và chính thức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu quần áo cao cấp theo market có sẵn.
Hoạt động nhiều năm trong cổ phiếu dệt may, hiện nay GMC có có một danh mục khách hàng phong phú cùng với một nguồn vốn tài chính dồi dào. Bên cạnh đó, công ty này còn sở hữu 2 xí nghiệp sản xuất hàng may mặc với diện tích lên đến 14 nghìn mét vuông. Do đó, hiệu quả sử dụng nguồn vốn của GMC đang được nhà đầu tư đánh giá rất cao khi công ty liên tục triển khai các dự án đẻ mang lại nguồn lợi nhuận tối đa nhất dành cho người tham gia đầu tư chứng khoán. Minh chứng là chỉ số ROE năm 2021 của công ty này đạt mức 6,41%. Tuy kết quả không nổi bật nhưng đây được xem dấu hiệu cho thấy tiềm lực tăng trưởng trở lại của công ty sau nhiều năm bị ảnh hưởng môi trường bên ngoài.
8. Mã cổ phiếu EVE – Công ty cổ phần Everpia
Công ty Everpia được thành lập vào năm 1993, với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm về chăn ga gối đệm, bông tấm, khăn lau, đồ gỗ nội thất và các sản phẩm may mặc khác. Tuy được thành lập khác sớm nhưng đến năm 2010, EVE mới chính thức tham gia vào thị trường chứng khoán và trở thành công ty có quy mô cung cấp sản phẩm ngành dệt may lớn nhất hiện nay. Cụ thể, các sản phẩm cốt lõi của EVE đang rất được ưa chuộng tại thị trường Hàn Quốc và các nước EU.
Chính vì lý do này, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn được sự ổn định. Điều này cho thấy khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông của mã cổ phiếu dệt may EVE cũng đang thực sự được duy trì tăng trưởng. Minh chứng là chỉ số ROE của năm 2020 và năm 2021 của EVE lần lượt đạt mức 4,47% và 6,26%.
9. Mã cổ phiếu dệt may VGG – Tổng CTCP May Việt Tiến
Được thành lập từ năm 1976, với tiền thân là Xí nghiệp may Việt Tiến. Năm 2008, Công ty cổ phần Việt tiến chứng thức được niêm yết tại sàn chứng khoán. Cũng như đi vào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc,…
Hiện tại, VGG đang có 21 đơn vị dệt may trực thuộc và các nhà máy liên doanh trong nước. Do đó, hệ thống phân phối của công ty này rộng khắp tất cả các tỉnh thành trong nước. Đồng thời, công ty này còn đang có những kế hoạch mở rộng quy mô xuất khẩu sản phẩm của mình sang các quốc gia khác như: Mỹ, Nhật Bản,…Chính vì vậy, khả năng tạo ra lợi nhuận của mã cổ phiếu dệt may VGG đang nhận được đánh giá tốt từ chuyên gia. Minh chứng là năm 2021, chỉ số ROE của VGG đạt mức 4,22%. Điều này cho thấy công ty Việt Tiến đang thực sự có những chính sách tối ưu được nguồn vốn cũng như dòng tiền của mình.
10. Mã cổ phiếu X20 – CTCP X20
Đây là một trong những công ty có lịch sử phát triển lâu đời nhất trong top 10 cổ phiếu may dệt có chỉ số ROE cao nhất. Bởi X20 có tiền thân là một Xưởng may ra đời vào năm 1957. Và ngành nghề kinh doanh chính của công ty là may trang phục và sản xuất hàng dệt sẵn, sản xuất chăn, đệm, thảm,…Hiện tại thì X20 hoạt động chủ yếu ở thị trường nội đại thuộc các tỉnh thành miền Bắc của nước ta. Đồng thời, công ty này cũng đang quản lý vận hành hệ thống thiết bị máy móc với công suất dệt may lên tới 17 triệu sản phẩm dệt may/năm.
Tuy nhiên, đến đầu năm 2018 cổ phiếu X20 mới thực sự gia nhập vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó, đây là một các tên khá mới mẻ đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Chính vì vậy các chỉ số tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh của doanh nghiệp này những năm gần đây cũng đang có chuyển biến chưa thật sự ổn định lắm. Minh chứng là chỉ số ROS năm 2020 và 2021 của X20 lần lượt đạt mức 6,74% và 3,77%.
Bên trên là toàn bộ thông tin về top 10 cổ phiếu dệt may có hiệu quả sử dụng vốn hiệu quả nhất thị trường chứng khoán mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn nhận ra được các công ty có tiềm năng để đầu tư sinh lời. Cảm ơn đã đọc bài viết và chúc bạn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống!