Top 10 cổ phiếu ngành bia rượu có EPS cao nhất trên sàn chứng khoán

Với những dấu hiệu tích cực của thị trường bia rượu, các nhà đầu tư đã bắt đầu tìm kiếm các mã cổ phiếu ngành bia rượu tiềm năng để nắm bắt cơ hội và thu lại lợi nhuận trong tương lai. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu – EPS là một chỉ số quan trọng được nhiều nhà đầu tư căn cứ để đánh giá và đưa ra quyết định đầu tư. Vì lẽ đó, bài viết dưới đây đã tổng hợp và thống kê top 10 cổ phiếu ngành bia rượu có EPS cao nhất. Mời bạn cùng tham khảo!

co phieu nganh bia ruou
Top 10 cổ phiếu ngành bia rượu có EPS cao nhất trên sàn chứng khoán

Cổ phiếu ngành bia rượu hưởng lợi từ sự khởi sắc của ngành dịch vụ

Sau những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid, hoạt động giải trí, du lịch đã dần khôi phục và trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Ngoài mang lại những chuyển biến tích cực cho nền kinh tế nói chung, sự vực dậy của ngành dịch vụ còn là điều kiện và động lực để ngành bia rượu Việt Nam tăng trưởng. 

Cụ thể, theo thống kê từ Tổng cục Thống kê, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng bia của Việt Nam đã đạt 2.6 tỷ lít, tăng 14.2% so với cùng kỳ. Đáng nói là con số này tăng đến 9,1% so với năm 2019 – thời điểm trước khi dịch bùng phát nặng nề. Đặc biệt, rất nhiều doanh nghiệp đã báo lãi tăng cao vọt, cao hơn cả giai đoạn trước khi Covid 19 hoành hành.

Dự báo trong thời gian tiếp theo, ngành bia rượu Việt Nam sẽ tiếp tục cán mốc những kỷ lục mới. Và cũng chính những chuyển biến tích cực trên đã khiến cho ngành bia rượu trở thành một “miếng mồi ngon” đối với các nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư đang bắt đầu “rục rịch” tìm kiếm một cái tên đáng tin cậy để đầu tư cho tương lai.

Top 10 cổ phiếu ngành bia rượu có EPS cao nhất trên sàn chứng khoán

1. HLB – CTCP Bia và Nước giải khát Hạ Long 

HLB được thành lập từ năm 1967 và hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bia rượu, nước giải khát. Hiện nay, HLB đang quản lý và vận hành đến 2 nhà máy, cho ra công suất sản xuất lên đến 35 triệu lít bia trong 1 năm. 

Có thể nói rằng, HLB là một trong những “ông lớn” hàng đầu trong ngành bia rượu. Mặc cho đại dịch mang lại những tổn thất nặng nề cho toàn ngành, thì HLB vẫn duy trì mức doanh thu tăng trưởng đều đặn qua từng năm của mình. Cùng với đó, các chỉ số tài chính của công ty cũng cực kỳ hấp dẫn. Đặc biệt là EPS tăng liên tục trong 4 năm, riêng năm 2021 đạt đến 27,267, tăng 1,3 lần so với 2020. Có thể nói, đây sẽ là cái tên mà bất kỳ nhà đầu tư thông thái nào cũng không thể bỏ qua. 

201920202021
EPS 4 quý gần nhất19,713.0021,601.0027,267.00
P/E cơ bản5.396.256.82
ROE44.1337.6033.71
ROA26.6821.3818.79
ĐVT: Triệu đồng

2. WSB – CTCP Bia Sài Gòn – Miền Tây

CTCP Bia Sài Gòn – Miền Tây được thành lập từ 2006 với sự hợp nhất của Bia Sài Gòn – Cần Thơ với Bia Sài Gòn – Sóc Trăng. Đến năm 2010, công ty chính thức được niêm yết trên sàn UPcoM với mã cổ phiếu là WSB.

Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh, sẽ không quá ngạc nhiên nếu doanh thu của WSB có xu hướng giảm từ 2019 – 2021. Các chỉ số tài chính của công ty cũng có sự suy giảm. Nguyên nhân chủ yếu đến từ đại dịch bùng phát. Tuy nhiên, trong 2 quý gần đây, khi so sánh với cùng kỳ năm ngoái, con số vẫn chưa có sự cải thiện tốt. Dẫu vậy, chỉ số EPS của WSB vẫn thuộc top những mã cổ phiếu có EPS cao nhất hiện nay.

201920202021
EPS 4 quý gần nhất11,123.007,885.006,735.00
P/E cơ bản4.416.587.94
ROE27.4817.3614.28
ROA18.2612.9111.51
ĐVT: Triệu đồng

3. SAB – Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn

SAB có xuất phát điểm chỉ là một xưởng bia nhỏ của một ông chủ người Pháp lập nên vào năm 1875. Cho đến 2003, công ty mới chính thức tiếp nhận thêm các công ty khác và lập nên Tổng công ty SABECO như hiện tại. Hiện SAB đang hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu, bia, nước giải khát và bao bì.

Doanh thu lẫn các chỉ số của SAB trong 3 năm gần đây liên tục giảm do tác động từ đại dịch covid. Tuy nhiên, trong 2 quý đầu 2022, doanh thu đã có sự cải thiện. Cụ thể, quý II/2022, doanh thu của SAB đạt hơn 9000 tỷ, bằng 128% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một dấu hiệu tốt đánh dấu bước chuyển mình của SAB và tin chắc rằng, trong tương lai doanh nghiệp này sẽ càng tăng trưởng hơn nữa.

201920202021
EPS 4 quý gần nhất7,880.007,366.005,734.00
P/E cơ bản28.9326.4726.33
ROE27.9322.8816.79
ROA20.4917.3912.71
ĐVT: Triệu đồng

4. SMB – CTCP Bia Sài Gòn – Miền Trung

CTCP Bia Sài Gòn – Miền Trung được thành lập vào năm 2008 trên cơ sở hợp nhất 3 công ty, đó là Bia Sài Gòn Quy Nhơn, Bia Sài Gòn Phú Yên và Bia Sài Gòn Đắk Lắk. Đến 2018, công ty này chính thức được niêm yết trên sàn HOSE với mã chứng khoán của SMB.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của SMB đã dần ổn định hơn so với thời gian trước. Trong năm 2022, cụ thể là vào quý 3, doanh thu của SMB đạt 399 tỷ, tăng 1,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng EPS mặc dù có xu hướng giảm, nhưng vẫn ở ngưỡng khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

201920202021
EPS 4 quý gần nhất6,937.005,321.005,317.00
P/E cơ bản5.687.878.03
ROE45.2432.8430.25
ROA25.3119.8318.23
ĐVT: Triệu đồng

5. BSD – CTCP Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân 

CTCP Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân được thành lập từ năm 1965 với tiền thân là một xí nghiệp rượu, đến 1994 mới đổi thành công ty rượu Đồng Xuân và chính thức hoạt động dưới hình thức CTCP vào năm 2005. Hiện BSD đang được niêm yết trên sàn UPcoM với số vốn điều lệ lên đến 30 tỷ đồng.

Nhìn chung, doanh thu của BSD có sự tăng trưởng tích cực từ 2020 – 2021. Các chỉ số tài chính cũng khá ổn định, riêng EPS đạt 4,271, tăng nhẹ so với năm ngoái. Với tình hình hiện tại, BSD sẽ là một mã cổ phiếu hấp dẫn mà các nhà đầu tư có thể tham khảo khi muốn đầu tư vào ngành bia rượu.

201920202021
EPS 4 quý gần nhất4,351.004,115.004,271.00
P/E cơ bản8.166.565.85
ROE22.1420.5819.63
ROA7.206.366.98
ĐVT: Triệu đồng

6. BSQ – CTCP Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi

CTCP Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi được thành lập từ năm 2005 và đang là một trong những mã cổ phiếu rất được quan tâm hiện nay. Trong bối cảnh chung của xã hội, mặc cho ngành bia có những chiều hướng phát triển không mấy tốt đẹp, thì BSQ vẫn duy trì và nâng cao doanh số giai đoạn từ 2019 – 2021. Có thể sự chênh lệch không quá lớn, nhưng đây vẫn là minh chứng cụ thể cho sự nỗ lực không ngừng để vượt qua khó khăn của BSQ.

Riêng về chỉ số EPS, EPS của BSQ tăng từ 2,392 (2020) lên 3,519 (2021). Cùng với đó là chỉ số P/E đạt 7.64. Những con số này có lẽ không quá hấp dẫn, nhưng nó không phải là tất cả. Bởi vì trong tương lai, cùng với sự phát triển của ngành, chắc chắn BSQ sẽ còn đạt được nhiều thành tựu lớn hơn.

201920202021
EPS 4 quý gần nhất3,349.002,392.003,519.00
P/E cơ bản8.128.157.64
ROE24.2116.3022.06
ROA16.4010.3911.77
ĐVT: Triệu đồng

7. BSH – CTCP Bia Sài Gòn – Hà Nội 

CTCP Bia Sài Gòn – Hà Nội được thành lập từ năm 2007 và là một thành viên của Sabeco. Hiện công ty đang quản lý và vận hành nhà máy bia với công suất lên đến 90 triệu lít trên một năm. 

Không mấy ngạc nhiên khi kết quả kinh doanh của BHN trong 3 năm gần đây có sự suy giảm. Tuy nhiên, trong 2022, doanh thu của BHN đã bắt đầu tăng trưởng và có những dấu hiệu tích cực. Cùng với đó, chỉ số EPS trong quý II/2022 đạt 4,012, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.

201920202021
EPS 4 quý gần nhất3,671.001,290.003,022.00
P/E cơ bản6.5420.547.61
ROE23.848.5819.19
ROA14.675.6413.24
ĐVT: Triệu đồng

8. BHN – Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội 

Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội được thành lập từ năm 1890. Ban đầu, BHN chỉ là một nhà máy bia được xây dựng bởi một người đến từ Pháp. Sau này, BHN đã chuyển sang hoạt động dưới hình thức CTCP, chuyên sản xuất, kinh doanh bia, rượu, nước giải khát và bao bì. 

So với 2021, doanh thu quý I và quý II 2022 của BHN đều có sự suy giảm đáng kể. Cùng với đó, các chỉ số tài chính cũng có xu hướng phát triển không mấy ấn tượng. Riêng EPS 2021 chỉ đạt 1,313, đi kèm với đó là P/E lên đến 46.06. 

Nếu trong tương lai, BHN không có những đường lối phát triển đúng đắn, thì công ty này sẽ đối diện với nhiều rủi ro có thể xảy ra.

201920202021
EPS 4 quý gần nhất2,330.002,832.001,313.00
P/E cơ bản32.4427.2646.06
ROE10.6912.035.76
ROA6.368.494.12
ĐVT: Triệu đồng

9. BSL – CTCP Bia Sài Gòn – Sông Lam 

CTCP Bia Sài Gòn – Sông Lam xuất thân từ một nhà máy bia được khởi công vào năm 2007. Hiện công ty này đang hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất bia, đồng thời cũng là đơn vị lắp đặt hệ thống máy móc và thiết bị công nghiệp. 

Nhìn chung, sau khi đại dịch được đẩy lùi, BSL đã dần vực dậy với mức doanh thu trong quý I và quý II/2022 có chiều hướng tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, chỉ số EPS trong cùng thời điểm 2022 cũng được cải thiện rõ rệt.

201920202021
EPS 4 quý gần nhất1,524.00756.00780.00
P/E cơ bản9.1913.1015.89
ROE13.676.767.12
ROA8.484.655.40
ĐVT: Triệu đồng

10. STD – CTCP Bia – Nước giải khát Sài Gòn – Tây Đô 

CTCP Bia – Nước giải khát Sài Gòn – Tây Đô (STD) được thành lập từ năm 2006 với các lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất, kinh doanh bia rượu, nước giải khát, sữa đậu nành, nước trái cây…

Trong 3 năm gần đây, doanh thu của STD liên tục giảm. Cùng với đó, các chỉ số tài chính của doanh nghiệp này cũng không có diễn biến tích cực, kể cả trong 2 quý đầu 2022 – khi hoạt động du lịch, giải trí được đẩy mạnh, ngành rượu bia cũng có sự phục hồi lớn mạnh. Cụ thể, hai quý đầu của STD thậm chí còn không bằng cùng kỳ 2020 và 2021. Vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ khi đầu tư vào doanh nghiệp này

201920202021
EPS 4 quý gần nhất3,117.00950.00696.00
ROE20.046.084.67
ROA14.824.193.30
ĐVT: Triệu đồng

Bên trên là top 10 cổ phiếu ngành bia rượu có EPS cao nhất trên sàn chứng khoán mà bạn có thể tham khảo. Có thể nói rằng, ngành bia rượu sẽ là một sự đầu tư hiệu quả trong bối cảnh hiện tại mà các nhà đầu tư không nên bỏ lỡ. Hãy chọn ngay 1 cái tên và bắt đầu đầu tư cho tương lai ngay từ bây giờ nào!

Mới nhất

Phân tích và nhận định cổ phiếu APS – Công ty CP chứng khoán APEC

Trong những năm gần đây, đầu tư là cách...

Review ngân hàng Nam Á Bank – NAB

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) chính...

Review bảo hiểm sức khỏe manulife

Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người cũng...

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu...

Quảng Cáo

spot_img

Cách Đầu Tư

Bài 5: Cách Quản Trị Vốn Và Quản Lý Danh Mục Đầu Tư

LỜI ĐẦU TIÊN: HỌC CÁCH QUẢN TRỊ VỐN VÀ...

Bài 3: Cách Định Giá Cổ Phiếu Và Lựa Chọn Giá Mua Hợp Lý

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ hướng dẫn...

Bài 1: Các Thuật Ngữ Trong Thị Trường Chứng Khoán Cần Phải Biết

Các cụ thường bảo nhau: Ngôn ngữ là chìa...
Lê Hoàng Việt (Levi)
Lê Hoàng Việt (Levi)https://www.linkedin.com/in/le-hoang-viet/
Đầu tư là cả một quá trình dài không phải chỉ 1, 2 năm!
spot_imgspot_img

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu khá phổ biến và được đông đảo nhà đầu tư quan tâm hiện nay. Tuy...

Cách nhận diện và đánh giá rủi ro của trái phiếu

Đầu tư vào trái phiếu là một hình thức đầu tư được nhiều chuyên gia chứng khoán tin tưởng đặt trọn tài sản của...

Tổng quan thị trường trái phiếu Việt Nam

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam đang được nhiều nhà đầu tư đánh giá rất cao trong tiềm năng phát triển trong nhiều...

Trái phiếu chuyển đổi là gì? So sánh lợi ích của trái phiếu chuyển đổi với trái phiếu thường

Trái phiếu chuyển đổi là một loại trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu vào một thời điểm nhất định trong...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here