Top 10 cổ phiếu ngành cà phê có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam

Việt Nam là nước đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng cà phê trên thế giới, chỉ sau Brasil. Do đó, có rất nhiều doanh nghiệp trong ngành cà phê phát triển mạnh và có số vốn hóa lớn. Cùng Ohmoney xem ngay 10 cổ phiếu ngành cà phê có vốn hóa trên sàn chứng khoán Việt Nam ngay bài viết dưới đây.

Top 10 cổ phiếu ngành cà phê có vốn hóa lớn nhất đã niêm yết 2022

co-phieu-nganh-ca-phe
Cổ phiếu ngành cà phê

Việt Nam là nước đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng cà phê trên thế giới, chỉ sau Brasil. Do đó, có rất nhiều doanh nghiệp trong ngành cà phê phát triển mạnh và có số vốn hóa lớn. Dưới đây là top các cổ phiếu ngành cà phê có số vốn hóa lớn trên thị trường chứng khoán hiện nay. 

1. Cổ phiếu Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa

co-phieu-nganh-ca-phe-vinacafe-bien-hoa
Cổ phiếu Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa

Vinacafe Biên Hòa đã có nhiều năm dẫn đầu thị phần trong ngành cà phê hòa tan và cà phê xuất khẩu tại Việt Nam. Bắt đầu với cái tên Nhà máy cà phê Coronel, thành lập vào năm 1968, đây là nhà máy chế biến cà phê đầu tiên tại Việt Nam. Trải qua 54 năm hình thành và phát triển, ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh ra đời, tuy vậy Vinacafe Biên Hòa vẫn đang đứng trong top những doanh nghiệp lớn về chế biến và xuất khẩu cà phê tại Việt Nam. 

Vào ngày 28/11/2011, Vinacafe Biên Hòa chính thức có mặt trên sàn chứng khoán HoSE với mã cổ phiếu VCF. Cổ phiếu cà phê Biên Hòa llà một trong những mã cổ phiếu tiềm năng đứng đầu trong ngành cà phê, thu hút được nhiều nhà đầu tư trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. 

  • Mã CK: VCF
  • Sàn niêm yết:HoSE
  • Nhóm ngành: Chế biến thực phẩm
  • Vốn hóa: 6,479.99 tỷ đồng

Các yếu tố giúp Vinacafe Biên Hòa phát triển không ngừng:

  • Thương hiệu tốt
  • Thị trường rộng lớn
  • Chủ động được nguồn nguyên liệu
  • Dây chuyền sản xuất chất lượng, công nghệ từ Đức

Theo nhiều chuyên gia, từ việc nghiên cứu thị trường vĩ mô và vi mô cho thấy cổ phiếu VCF vẫn đang có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai nhờ vào tính thanh khoản cao. Vì vậy, cổ phiếu VCF thường xuyên giữ được sắc xanh trên sàn giao dịch, nhà đầu tư có thể cân nhắc vì đây là lựa chọn đầu tư. 

>>> Có thể bạn quan tâm:

Top 10 website hiển thị biểu đồ chứng khoán trực tuyến

Có nên đầu tư chứng khoán phái sinh Việt Nam?

2. Cổ phiếu Công ty Cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương (SJF)

ctcp-dau-tu-sao-tha-duong-sjf
Cổ phiếu Công ty Cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương (SJF)

Được thành lập vào tháng 3 năm 2012 với tên gọi Công ty Cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương (SJF). Hoạt động kinh doanh chính của công ty bao gồm sản xuất tre ép công nghiệp và cung cấp các giải pháp sản xuất nông nghiệp sạch bằng công nghệ vi sinh. Nó cũng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ và cung cấp thực phẩm sạch chất lượng cao.

  • Mã CK: SJF
  • Sàn niêm yết: HoSE
  • Nhóm ngành: Sản xuất nông nghiệp
  • Vốn hóa: 551.23 tỷ đồng

Từ năm 2017, SJF đã được niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. Dịch bệnh Covid-19 đang trì hoãn một số nỗ lực. Tuy nhiên, SJF vẫn đáng tin cậy trên HoSE bởi kinh nghiệm và nền tảng phát triển vững chắc cho các nhà đầu tư.

3. Cổ phiếu Công ty Cổ phần giống cây trồng miền Nam

CTCP Giống cây trồng miền Nam được thành lập vào năm 1976, đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của Tổng cục Nông nghiệp. Trong thời kỳ đầu đất nước hoàn toàn giải phóng thị trường vẫn còn nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn từng bước phát triển, nắm được thị phần trong ngành cà phê. 

Ngày 1/3/2005, CTCP Giống cây trồng miền Nam chính thức lên sàn chứng khoán HoSE, có mã cổ phiếu là SSC. Hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất giống cây trồng tại Việt Nam. Mỗi năm SSC cung ứng khoảng 3.200 tấn bắp, từ 8.000 – 10.000 tấn hạt giống, SSC là công ty sản xuất trong lĩnh vực sản xuất hàng đầu tại Việt Nam. 

Để sản xuất các sản phẩm chất lượng cao nhất và từng bước trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong nước, SSC đã liên tục nâng cấp hệ thống và cải tiến quy trình của mình. Bất chấp những khó khăn gần đây của nền kinh tế, SSC vẫn tiếp tục phát triển kinh doanh và tăng sản lượng. Hơn thế nữa, doanh nghiệp đã tạo cho nhiều công nhân trong nước có công ăn việc làm, phát triển nền kinh tế. 

  • Mã CK: SSC
  • Sàn niêm yết: HoSE
  • Nhóm ngành: Sản xuất nông nghiệp
  • Vốn hóa: 482.43 tỷ đồng

Trên thị trường giao dịch chứng khoán, SSC được các chuyên gia đánh giá là mã cổ phiếu tốt, đáng đầu tư vì có tính thanh khoản cao, thích hợp cho việc đầu tư dài hạn. Nếu bạn đang quan tâm đến cổ phiếu ngành cà phê thì không nên bỏ qua đầu tư cổ phiếu SSC.

4. Cổ phiếu Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thực phẩm Hồng Hà

Tiền thân là Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản Hồng Hà Sơn La, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thực phẩm Hồng Hà (HSL) được thành lập vào năm 2015. Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh, sản xuất nông sản và thức ăn chăn nuôi. Tại Yên Châu, Sơn La, HSL hiện sở hữu một nhà máy sản xuất tinh bột sắn với công suất 80 tấn mỗi ngày.

  • Mã CK: HSL
  • Sàn niêm yết: HoSE
  • Nhóm ngành: Sản xuất nông nghiệp
  • Vốn hóa: 233.88 tỷ đồng

HSL có ngày giao dịch đầu tư UPCOM từ ngày 10 tháng 5 năm 2018. Hội đồng quản trị đã quyết định rằng công nghệ sản xuất là cách nhanh nhất để Công ty tiếp cận và phát triển các năng lực độc đáo của mình, mặc dù công ty được thành lập muộn hơn các công ty khác so với doanh nghiệp cùng ngành. Do đó, hệ thống thiết bị của công ty hoàn toàn đồng bộ và được trang bị những công nghệ mới nhất. Tỷ suất lợi nhuận trong báo cáo kết quả hoạt động ổn định, do đó HSL vẫn là mã cổ phiếu ngành cà phê mà các nhà đầu tư nên chú ý. 

5. Cổ phiếu Công ty Cổ phần Cà phê Phước An (CPA)

ctcp-ca-phe-phuoc-an
Cổ phiếu Công ty Cổ phần Cà phê Phước An (CPA)

CTCP Cà phê Phước An có mã cổ phiếu là CPA, được thành lập vào ngày 1/4/1977, đây là một trong những công ty ra đời sớm tại Việt Nam. Tiền thân của Cà phê Phước An là Nông trường Quốc doanh Phước An. 

Qua 40 hoạt động và phát triển, vị thế của Cà phê Phước An dần khẳng định trên thị trường cà phê với việc xuất khẩu ra quốc tế nhiều mặt hàng chất lượng. Từ đó, nâng tầm thương hiệu cà phê Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. 

  • Mã CK: CPA
  • Sàn niêm yết: UPCOM
  • Nhóm ngành: Sản xuất nông nghiệp
  • Vốn hóa: 271.72 tỷ đồng

Dù gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính, dịch bệnh Covid-19, tuy vậy Cà phê Phước An vẫn duy trì được kết quả kinh doanh tốt, mức giảm không đáng kể. CPA họa động trên sàn giao dịch UPCOM. Nhiều nhà đầu tư vẫn đặt mã cổ phiếu CPA vào trong kế hoạch đầu tư của mình. 

6. Cổ phiếu Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai (FGL)

Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai được thành lập vào ngày 24/10/1985, tiền thân là Công ty Cà phê, sau hơn 37 năm hoạt động và phát triển, Cà phê Gia Lai đã nâng tầm được thương hiệu trên thị trường. CTCP Cà phê Gia Lai chính thức có mặt trên sàn chứng khoán vào 14/9/2018 với mã cổ phiếu là FGL. Hoạt động trên sàn UPCOM, FGL là mã cổ phiếu đứng thứ 2 trong top 5 cổ phiếu ngành cà phê đứng đầu trên sàn chứng khoán. 

  • Mã CK: FGL
  • Sàn niêm yết: UPCOM
  • Nhóm ngành: Cà phê
  • Vốn hóa: 183.45 tỷ đồng

Hoạt động kinh doanh của FGL chủ yếu là:

  • Sản xuất các loại cà phê
  • Trồng cây cà phê và các loại trái cây khác
  • Nông sản nguyên liệu

Kể từ khi lên sàn chứng khoán, cổ phiếu FGL tương đối ổn định. Với tình hình kết quả kinh doanh tốt nên các nhà đầu tư vẫn được hưởng cổ tức từ doanh nghiệp. 

7. Cổ phiếu Công ty Cổ phần Cà phê Ea Pốk (EPC)

ctcp-ca-phe-ea-pok-epc
Cổ phiếu Công ty Cổ phần Cà phê Ea Pốk (EPC)

Công ty Cổ phần Cà phê Ea Pốk được thành lập ngày 22 tháng 01 năm 1976, 100% vốn nhà nước, chuyển sang mô hình cổ phần hóa vào năm 2010. Sản xuất sản phẩm cà phê khô và ướt xuất khẩu sang các nước phát triển là ngành nghề kinh doanh chính của Công ty. Cà phê Ea Pốk được đưa lên sàn giao dịch chứng khoán với mã chứng khoán EPC vào ngày 13 tháng 10 năm 2018, hoạt động trên sàn chứng khoán UPCOM. Trong 10 cổ phiếu ngành cà phê hàng đầu trên thị trường chứng khoán hiện nay, CFV là một khoản đầu tư tốt được xếp hạng cho các nhà đầu tư.

  • Mã CK: EPC
  • Sàn niêm yết: UPCOM
  • Nhóm ngành: Sản xuất thực phẩm
  • Vốn hóa: 80.74 tỷ đồng

>>> Có thể bạn quan tâm:

Thặng dư vốn cổ phần là gì? Thặng dư vốn cổ phần sử dụng như thế nào?

Các lệnh cơ bản và cách đặt lệnh mua cổ phiếu trong các sàn giao dịch

8. Cổ phiếu Công ty Cổ phần Cà phê Thắng Lợi (CFV)

ctcp-ca-phe-thang-loi
Cổ phiếu Công ty Cổ phần Cà phê Thắng Lợi (CFV)

Kể từ khi thành lập vào tháng 3 năm 1977 với hơn 317 ha cây cà phê, công ty đã mở rộng lên 1.782 ha cà phê, với lĩnh vực chính là thu hái sản phẩm và chế biến ướt khô các loại. Cà phê được xuất khẩu sang các nước khác. 

  • Mã CK: CFV
  • Sàn niêm yết: UPCOM
  • Nhóm ngành: Sản xuất thực phẩm
  • Vốn hóa: 73.37

Công ty Cổ phần Cà phê Thắng Lợi chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán vào ngày 03/06/2019 với mã chứng khoán là CFV, hoạt động trên sàn chứng khoán UPCOM. Trong 5 cổ phiếu cà phê hàng đầu trên thị trường chứng khoán hiện tại, CFV là một khoản đầu tư tốt có thể được xếp hạng thứ ba.

9. Cổ phiếu Công ty Cổ phần Petec (PCF)

Các hoạt động thương mại chính của Công ty Cổ phần Cà phê Petec, bao gồm thu mua, sơ chế và xuất khẩu cà phê và hạt tiêu cũng như kinh doanh phân bón, dầu mỏ và thiết lập các dịch vụ vận tải. Được thành lập vào tháng 3 năm 2006, Petec đến nay đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển kéo dài và ổn định. Cuối cùng, đơn vị đã tạo ra ảnh hưởng đến cả lĩnh vực tiêu dùng trong nước và quốc tế. 

  • Mã CK: PCF
  • Sàn niêm yết: UPCOM
  • Nhóm ngành: Buôn bán hàng tiêu dùng
  • Vốn hóa: 12.6 tỷ đồng

Ngày 29/3/2017, công ty kinh doanh trong lĩnh vực cà phê này đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, mã cổ phiếu của Petec là PCF hoạt động trên sàn UPCOM. Bất chấp việc Petec gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, công ty đã cố gắng tạo dựng được một thương hiệu dễ nhận biết. Các nhà đầu tư chọn cổ phiếu Petec vì nó luôn đứng đầu và là một khoản đầu tư tốt. 

10. Công ty Cổ phần Minh Khang (CTP)

co-phieu-nganh-ca-phe-ctcp-minh-khang-ctp
Công ty Cổ phần Minh Khang CTP

Với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Minh Khang – tiền thân là Công ty Cổ phần Thượng Phú – được thành lập vào năm 2010. Hoạt động kinh doanh chính bao gồm sản xuất, chế biến và kinh doanh các loại cà phê. Công ty có trụ sở chính tại huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị. Sau 12 năm hình thành và phát triển, công ty đã phát triển trở thành một trong những nhà sản xuất cà phê sữa lớn của Việt Nam và hiện đang dần đa dạng hóa sang lĩnh vực chế biến cà phê nhân xuất khẩu. 90% sản phẩm của công ty được tiêu thụ trong nước; 10% còn lại được xuất khẩu sang các quốc gia khác.

  • Mã CK: CTP
  • Sàn niêm yết: HNX
  • Nhóm ngành: Sản xuất nông nghiệp
  • Vốn hóa: 72.6 tỷ đồng

Mã chứng khoán của Minh Khang là CTP, ngày 28/7/2016, công ty thực hiện giao dịch đầu tiên trên sàn HNX với giá tham chiếu 12.800 đồng. Do tính thanh khoản cao, các chuyên gia đánh giá CTP là cổ phiếu ngành cà phê có triển vọng và khả năng tăng trưởng mạnh trong tương lai.

Rủi ro khi mua cổ phiếu ngành cà phê

Chỉ một số công ty ngành cà phê có dấu hiệu hứa hẹn cho các nhà đầu tư; phần lớn có mức giá không đổi và ít tăng trưởng so với các khu vực thị trường khác. Khi mua cổ phiếu trong lĩnh vực này, bạn cần cân nhắc đến tốc độ tăng trưởng cũng như những nguy cơ có thể gặp phải.

Giá cà phê biến động

gia-ca-phe-bien-dong
Giá cà phê biến động trên thị trường

Mặc dù người ta dự đoán rằng giá cà phê toàn cầu sẽ tăng trong thời gian tới do lượng tiêu thụ sẽ tăng. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn vì giá cà phê có thể thay đổi do nhiều yếu tố, đặc biệt là sự cân bằng cung cầu trên thị trường Việt Nam hoặc sự thay đổi trong sản xuất cà phê hoặc sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng do dịch bệnh, chiến tranh…

Thị trường cà phê không có sự mở rộng đáng kể

Khi thảo luận về ngành, lĩnh vực chứng khoán với đà tăng trưởng, các ngành hot bao gồm bất động sản, sản xuất máy móc thiết bị đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, cũng như các lĩnh vực có lợi hơn cho việc làm theo xu hướng toàn cầu. Mặc dù là nhu cầu cơ bản nhưng ngành nông nghiệp nói chung và ngành kinh doanh cà phê nói riêng lại thiếu động lực và phải đối mặt với quá nhiều cạnh tranh.

Do đó, thách thức đối với các doanh nghiệp cà phê trong việc tạo ra một bước đột phá đáng kể, điều này làm hạn chế động lực mở rộng của họ. Nếu nhà đầu tư nhìn vào biểu đồ giá của lĩnh vực này sẽ thấy rằng không có sự đột phá đáng kể nào trong nhiều năm.

Tính thanh khoản thấp

Mã cổ phiếu Cà phê Trung Nguyên được nhiều nhà đầu tư để ý và là điểm nhấn chính của thị trường hơn là cổ phiếu của các hãng cà phê, bất chấp việc công ty này hiện không được giao dịch trên sàn chứng khoán. Ngoài ra, không có nhiều người muốn nắm giữ cổ phiếu hoặc mua cổ phiếu, điều này dẫn đến tính thanh khoản của cổ phiếu thấp và khó bán hơn trong điều kiện thị trường biến động. 

Vì sao Trung Nguyên không lên sàn chứng khoán? Đây cũng là một câu hỏi tốn nhiều giấy mực của các nhà báo. Một số lý do được doanh nghiệp đưa ra tỷ lệ vốn hóa không đủ, thủ tục hay cổ đông… Dù vậy, doanh nghiệp lớn không lên sàn chứng khoán không phải là điều xa lạ vì tại Việt Nam vẫn có nhiều trường hợp đã xảy ra. 

Ngoài ra, nhà đầu tư khi mua cổ phiếu ngành cà phê cũng đối mặt với một số rủi ro khác như: yếu tố khách quan từ thiên tai, dịch bệnh hay các tin đồn xấu từ doanh nghiệp… 

Như vậy, với kiến thức về các mã cà phê nói trên, nhà đầu tư sẽ có thể hiểu rõ hơn về các doanh nghiệp cà phê và thị phần hiện tại ở Việt Nam. Hy vọng, với những chia sẻ của Ohmoney sẽ giúp khả năng lọc cổ phiếu và đánh giá cổ phiếu tốt, đây là điều đặc biệt quan trọng nếu nhà đầu tư muốn giảm thiểu rủi ro liên quan đến hoạt động đầu tư của mình. 

Mới nhất

Phân tích và nhận định cổ phiếu APS – Công ty CP chứng khoán APEC

Trong những năm gần đây, đầu tư là cách...

Review ngân hàng Nam Á Bank – NAB

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) chính...

Review bảo hiểm sức khỏe manulife

Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người cũng...

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu...

Quảng Cáo

spot_img

Cách Đầu Tư

Bài 5: Cách Quản Trị Vốn Và Quản Lý Danh Mục Đầu Tư

LỜI ĐẦU TIÊN: HỌC CÁCH QUẢN TRỊ VỐN VÀ...

Bài 3: Cách Định Giá Cổ Phiếu Và Lựa Chọn Giá Mua Hợp Lý

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ hướng dẫn...

Bài 1: Các Thuật Ngữ Trong Thị Trường Chứng Khoán Cần Phải Biết

Các cụ thường bảo nhau: Ngôn ngữ là chìa...
Lê Hoàng Việt (Levi)
Lê Hoàng Việt (Levi)https://www.linkedin.com/in/le-hoang-viet/
Đầu tư là cả một quá trình dài không phải chỉ 1, 2 năm!
spot_imgspot_img

Top 10 cổ phiếu dịch vụ hàng không có Net Profit Margin (NPM) lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam

Với tình hình dịch bệnh đã cải thiện và chính sách mở cửa của Việt Nam đã giúp các chuyến bay, dịch vụ hàng...

Top 7 cổ phiếu ngành da giày có ROE cao nhất thị trường chứng khoán

Nhằm mang lại cho các nhà đầu tư biết tình hình tài chính của một số cổ phiếu ngành da giày nổi bật hiện...

Top 7 cổ phiếu ngành dịch vụ có NPM cao nhất thị trường chứng khoán

Ngành dịch vụ nói chung và ngành dịch vụ Tài chính - Ngân hàng nói riêng luôn là một trong những lĩnh vực thu...

Top 10 cổ phiếu ngành dược có Net profit margin tốt nhất trên sàn chứng khoán

Khác với những mã cổ phiếu của tất cả các ngành, cổ phiếu ngành dược được hưởng lợi trực tiếp từ những sóng gió...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here