Nhiều chuyên gia trong ngành đã đưa ra dự báo tích cực về thị trường xuất khẩu tôm trong thời gian sắp tới. Theo đó, đến năm 2025, xuất khẩu tôm có thể đạt kim ngạch 5.6 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 9% hằng năm. Thông tin này đã dấy lên làn sóng lớn khiến nhiều nhà đầu tư tức tốc tìm kiếm các mã cổ phiếu hấp dẫn với mong muốn sinh lợi trong tương lai. Và EPS được xem là một chỉ số quan trọng giúp họ đánh giá mức độ tiềm năng của mã cổ phiếu nào đó. Bài viết dưới đây đã tổng hợp top 7 cổ phiếu xuất khẩu tôm có EPS cao nhất trên sàn chứng khoán mà bạn có thể tham khảo và cân nhắc lựa chọn.

Tiềm năng phát triển của thị trường xuất khẩu tôm trong thời gian sắp tới
Theo thống kê vào cuối quý II/2022, xuất khẩu tôm trong 6 tháng đầu năm của Việt Nam đạt đến 2.3 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, giá trị xuất khẩu tôm chiếm đến 40% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Tuy nhiên, đi cùng với những tín hiệu đáng mừng đó là yếu tố thị trường vẫn còn nhiều biến động có thể đe dọa ngành thủy sản nói chung và xuất khẩu tôm nói riêng trong thời điểm nửa cuối năm 2022. Nguyên nhân đến từ vấn đề cước vận chuyển, gián đoạn chuỗi cung ứng từ chiến sự Nga – Ukraine và đặc biệt là nỗi lo không đủ nguyên liệu chế biến cho các đơn hàng cuối năm.
Để ứng phó với điều này, nhiều doanh nghiệp đã gia tăng tỉ lệ tôm chế biến có giá trị gia tăng đế bán sang EU, Mỹ hay Nhật Bản. Năm nay, ngành tôm đang đặt ra mục tiêu đạt sản lượng 1 triệu tấn tôm thương phẩm, nhưng để đạt hay không được vẫn phải phụ thuộc vào thời tiết 6 tháng cuối năm như thế nào.
Dẫu vậy, ngành xuất khẩu tôm vẫn là một ngành có tiềm năng lớn và các nhà đầu tư có thể tham khảo đầu tư 7 mã cổ phiếu xuất khẩu tôm có EPS cao nhất tại phần tiếp theo của bài viết.
Top 7 cổ phiếu ngành tôm có EPS cao nhất hiện tại
1. VHC – CTCP Vĩnh Hoàn
Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn – VHC được thành lập từ năm 1997, chuyên hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy hải sản. Ngoài ra, VHC còn tham gia kinh doanh các dịch vụ du lịch sinh thái, bất động sản, xây dựng nhà, sản xuất bao bì các loại…
Trong năm 2021, doanh thu của VHC đạt hơn 9 ngàn tỷ, bằng 128% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, chỉ số EPS 2021 của công ty cũng đạt 6,040, bằng 150% so với 2020. Có thể nói rằng, đây sẽ là một trong những mã cổ phiếu ngành xuất khẩu tôm hàng đầu hiện nay mà các nhà đầu tư không thể bỏ qua.
2019 | 2020 | 2021 | |
EPS 4 quý gần nhất | 12,798.00 | 3,985.00 | 6,040.00 |
P/E cơ bản | 3.10 | 10.39 | 10.40 |
ROE | 26.52 | 14.31 | 19.87 |
ROA | 18.27 | 10.41 | 13.79 |
2. FMC – CTCP Thực phẩm Sao Ta
FMC – CTCP thực phẩm Sao Ta được thành lập từ 1996 và chính thức niêm yết trên sàn HOSE vào cuối năm 2006. Tiền thân của FMC là một doanh nghiệp nhà nước chuyên chế biến tôm đông lạnh. Về sau, công ty đã chuyển sang hoạt động theo mô hình CTCP với sản phẩm chính là tôm đông lạnh.
Trong 3 năm gần đây, hoạt động kinh của của FMC liên tục tăng trưởng với doanh thu tăng từ 3.709 tỷ (2019) lên 5.199 tỷ (2021). Cùng với đó, các chỉ số tài chính của FMC cũng khá ổn. Riêng EPS tăng nhẹ trong năm 2021, đạt 4,680 – đây là một con số khá hấp dẫn với các nhà đầu tư hiện nay.
2019 | 2020 | 2021 | |
EPS 4 quý gần nhất | 5,488.00 | 4,607.00 | 4,680.00 |
P/E cơ bản | 4.83 | 7.79 | 11.11 |
ROE | 28.23 | 22.37 | 17.47 |
ROA | 15.24 | 13.98 | 12.11 |
3. MPC – CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú
CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú được thành lập từ năm 1992. Doanh nghiệp này chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán với mã MPC từ năm 2007. Hiện nay, MPC đang mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước lớn trên thế giới như EU, Mỹ, Úc, Canada. Đặc biệt, MPC là thương hiệu duy nhất trong nước được công nhận chuẩn Global Gap về nuôi trồng và chế biến tôm xuất khẩu hiện nay.
Riêng về hoạt động kinh doanh, doanh thu của MPC mặc dù có sự suy giảm trong 3 năm gần đây, nhưng mức lợi nhuận ở năm 2021 lại tăng so với 2020. Đi kèm với đó là EPS giảm còn 3,219 và P/E đạt 13.11. Tuy nhiên, đây vẫn là một con số khá ổn và trong tương lai, khi thị trường xuất khẩu ngày càng rộng mở thì tin chắc rằng, MPC sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa.
2019 | 2020 | 2021 | |
EPS 4 quý gần nhất | 2,544.00 | 3,365.00 | 3,219.00 |
P/E cơ bản | 8.50 | 8.62 | 13.11 |
ROE | 10.08 | 12.92 | 11.87 |
ROA | 5.14 | 7.86 | 6.94 |
4. CAT – CTCP Thủy sản Cà Mau
CTCP Thủy sản Cà Mau được thành lập từ 1976 và chính thức niêm yết trên UPcoM vào năm 2018. Hiện công ty này đang hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu các loại thủy sản. Trong những năm gần đây, CAT có xu hướng phát triển khá tốt khi doanh thu liên tục tăng trưởng. Cùng với đó là các chỉ số tài chính được duy trì ở mức ổn định.
Riêng EPS 2021 đạt 3,112, mặc dù giảm so với 2020, nhưng bù lại chỉ số P/E lại tăng gấp 2,5 lần so với 2020, đạt 7.97. Như vậy, với doanh thu tăng liên tục cùng các chỉ số ổn định, các nhà đầu tư có thể cân nhắc về CAT khi muốn tìm kiếm một cái tên tiềm năng hiện nay.
2019 | 2020 | 2021 | |
EPS 4 quý gần nhất | 2,140.00 | 4,968.00 | 3,112.00 |
P/E cơ bản | 4.25 | 2.92 | 7.97 |
ROE | 18.46 | 37.42 | 21.07 |
ROA | 6.60 | 14.87 | 8.07 |
5. CMX – CTCP Camimex Group
Tiền thân của CMX là một xí nghiệp đông lạnh được thành lập từ năm 1977. Đến nay, CMX đã được niêm yết trên sàn chứng khoán và được biết đến như một mã chứng khoán tiềm năng. Hiện CMX đang hoạt động chính trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm chì, tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
Nhìn vào bảng doanh thu, có thể thấy rằng từ 2019 – 2021, doanh thu của CMX liên tục tăng trưởng. Trong năm 2021, doanh thu đạt 2,1 ngàn tỷ, tăng gấp 1,5 lần so với 2020. Cùng với đó là chỉ số P/E đạt đến 12.09. Tuy nhiên, EPS của công ty chỉ đạt 1,584 và giảm nhiều so với những năm về trước.
2019 | 2020 | 2021 | |
EPS 4 quý gần nhất | 3,112.00 | 1,898.00 | 1,584.00 |
P/E cơ bản | 4.52 | 9.43 | 12.09 |
ROE | 17.04 | 10.41 | 7.35 |
ROA | 3.58 | 3.22 | 3.48 |
6. CCA – CTCP Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cần Thơ
CTCP Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cần Thơ được thành lập từ năm 1988 với lĩnh vực kinh doanh chính là chế biến các mặt hàng thủy hải sản và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Hiện CCA đã đầu tư xây dựng nên dây chuyền chế biến thủy sản khép kín, cho công suất lên đến 25.000 tấn trong 1 năm.
Tình hình kinh doanh của CCA có chuyển biến khá tích cực trong 5 năm trở lại đây. Đặc biệt, doanh thu 2021 của CCA đạt 946 tỷ, tăng gấp 1,4 lần so với 2020. Cùng với đó, chỉ số EPS cũng tăng từ 381 (2020) lên đến 1,294 (2021). Đây là một tín hiệu rất đáng mừng đối với những ai đang quan tâm và muốn đầu tư vào mã cổ phiếu này.
2019 | 2020 | 2021 | |
EPS 4 quý gần nhất | 832.00 | 381.00 | 1,294.00 |
P/E cơ bản | 14.30 | 25.75 | 7.34 |
ROE | 5.63 | 2.59 | 7.94 |
ROA | 2.06 | 0.81 | 2.33 |
7. ACL – CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang
CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang được thành lập từ 2003 và chính thức niêm yết trên HOSE vào năm 2007. Hiện nay, ACL đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, doanh thu của ACL có sự biến động tăng giảm thất thường. Đặc biệt, các chỉ số tài chính của mã cổ phiếu này cũng không có chuyển biến ổn định. Trong năm 2021, EPS của ACL chỉ còn 839, so với 2019 giảm gấp 7 lần. Như vậy, nếu bạn có ý định đầu tư vào ACL, bạn nên có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định.
2019 | 2020 | 2021 | |
EPS 4 quý gần nhất | 6,216.00 | 840.00 | 839.00 |
P/E cơ bản | 3.73 | 17.44 | 21.51 |
ROE | 23.14 | 4.14 | 6.01 |
ROA | 10.11 | 1.81 | 2.70 |
Bên trên là top 7 cổ phiếu xuất khẩu tôm có EPS cao nhất trên sàn chứng khoán mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên đón đọc các bài viết mới để biết thêm các thông tin mới nhất về chứng khoán, tài chính bạn nhé!