Đánh giá và nhận định cổ phiếu FTS – CTCP Chứng Khoán FPT

FTS có vị trí top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất quý II và 6 tháng năm 2022. Vậy cổ phiếu FTS có phù hợp để đầu tư? Mọi người hãy cùng Ohmoney tìm hiểu để nhận định và đánh giá cổ phiếu FTS nhé!

I. Thông tin tổng quan của mã cổ phiếu FTS – CTCP Chứng Khoán FPT

(lưu ý, thông tin và số liệu trong bài viết này được cập nhật tại ngày 11/07/2022)

Mã cổ phiếu: FTS

Giá cổ phiếu FTS (ngày 11/7/2022) 34,450 vnđ/cp

Vốn hóa: 5,194 tỷ

Số lượng cổ phiếu niêm yết: 634,192 cổ phiếu

EPS (Earning per share) của năm gần nhất: 5.73

PE: 6.01

ROE (return on equity): 32.63%

Năm thành lập: 2007

Địa chỉ trụ ở chính: Số 52 Lạc Long Quân, Phường Bưởi, Quân Tây Hồ, Thành phố Hà Nội

Website thông tin chính thức: http://www.fpts.com.vn

Lịch sử chi trả lợi nhuận: FTS chia cổ tức đều đặn từ 2020 đến nay (3 năm liên tục), dưới hình thức tiền mặt và cả cổ phiếu

Tầm nhìn của doanh nghiệp: FPTS mong muốn trở thành một định chế tài chính hùng mạnh, sự lựa chọn số một của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, đóng góp vào sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.

(Số liệu được lấy từ nguồn: https://finance.vietstock.vn/SSI-ssi-securities-corporation.htm)

II. Đánh giá hoạt động kinh doanh của FTS

Hoạt động kinh doanh FTS

Bản chất là công ty chứng khoán nên FTS tập trung vào 3 nguồn thu nhập chính: môi giới, cho vay, tự doanh. Trong đó, tự doanh chứng khoán chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,24% với doanh mục tự doanh là: MSH – Công ty cổ phần may sông Hồng; CIC8 – CTCP đầu tư xây dưng số 8; trái phiếu ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam . Chiếm tỷ lệ cao thứ hai là môi giới chứng khoán chiếm 24,20%. Chiếm tỷ lệ cao thứ ba là cho vay 17,67%. Có thể thấy, FTS không thuần về chứng khoán vì nguồn thu nhập của công ty chủ yếu đến từ tự doanh.

Vậy có nên đầu tư vào FTS hay không? Để tìm được câu trả lời, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích ngành, đánh giá tài sản, nguồn vốn doanh nghiệp.

FTS đứng top mấy trong ngành?

FTS nằm trong TOP 10 về thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ tại cả hai sở giao dịch HOSE và HNX.

Top 10 mã cổ phiếu ngành chứng khoán có vốn hoá lớn nhất.

(cắt chụp màn hình bảng kết quả kinh doanh các năm gần nhất
  • Lợi nhuận gộp tăng trưởng tốt từ 559.371 tỷ (năm 2018) lên 1.034.935 tỷ năm (2021)
  • NPM (net profit margin) – biên lợi nhuận ròng: 70.75% => NPM của FTS đang ở mức thấp hơn so với trung bình của công ty cùng ngành (49.54%). Điều này cho thấy chiến lược và cấu trúc tổ chức hoạt động của FTS hiệu quả hơn các công ty trong ngành.
  • Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông của công ty mẹ giảm nhẹ từ 489.990 tỷ (2018) xuống 170.549 tỷ (2020). Nhưng năm 2021 tăng mạnh lên 849.975 tỷ. Khi quan sát lịch sử tăng giảm ta có thể thấy được chu kỳ: từ năm 2007 đến năm 2009 giảm đến năm 2010 lại tăng. Tương tự, từ năm 2011 giảm đến năm 2013 nhưng đến năm 2014 lại tăng. Năm 2015 đến năm 2017 giảm, đến năm 2018 lại tăng. Có thể thấy, cứ hai năm giảm sẽ có một năm tăng và vòng lặp này đã từng diễn ra 4 lần trong quá khứ chứng tỏ FTS là công ty có tính chu kỳ.

Nhận định cá nhân kết quả hoạt động kinh doanh của FTS trong các năm tiếp theo: FTS rất phụ thuộc vào tính chu kỳ và rất nhạy cảm với VNDIRECT (thị trường chứng khoán). Đồng thời, khi quan sát 6 tháng đầu năm 2022 thị trường chứng khoán có xu hướng đi xuống thì lợi nhuận của FTS cũng sẽ bị giảm.

III. Đánh giá triển vọng ngành nghề cốt lõi và sản phẩm của doanh nghiệp FTS

1. Mô tả mô về ngành chứng khoán

Chứng khoán là một ngành có chu kỳ kinh doanh biến động mạnh, cổ phiếu của các công ty chứng khoán cũng diễn biến khá nhạy cảm, biên độ rất cao, bất kể đó là công ty chứng khoán lớn có thị phần ổn định trên top đầu thị trường. Thị trường chứng khoán có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế, giúp tăng trưởng kinh tế và là nguồn huy động vốn. Thị trường chứng khoán chính là nguồn huy động vốn cho nền kinh tế phát triển, huy động vốn cho các công ty hoạt động và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Khi mọi người đầu tư vào thị trường chứng khoán sẽ giúp đa dạng hóa các nguồn vốn cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, giúp tăng trưởng kinh tế một cách mạnh mẽ, vững mạnh hơn. Vì vậy, tính về dài hạn ngành chứng khoán sẽ tăng trưởng mạnh.

Nhận định cá nhân: tính về dài hạn ngành chứng khoán sẽ tăng trưởng mạnh.

2. Ngành kinh doanh này đang trong giai đoạn nào?

Ngành chứng khoán Việt Nam dù đã liên tiếp xác lập các kỷ lục lịch sử về điểm số và thanh khoản nhưng giới phân tích cho rằng tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn, thậm chí thị trường mới đang ở giai đoạn đầu của một quá trình tăng trưởng kéo dài nhiều thập kỷ.

Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital nêu quan điểm “Chúng tôi tin rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của một quá trình tăng trưởng kéo dài nhiều thập kỷ”. Ông cũng cho rằng, lĩnh vực quỹ mở của Việt Nam đang ở giai đoạn đầu phát triển, quỹ hưu trí doanh nghiệp mới chỉ bắt đầu được giới thiệu và thực tế là các sản phẩm phái sinh cũng chỉ mới được giới thiệu tại thị trường trong nước (loại hình đầu tư này dành cho nhà đầu tư trong nước vẫn còn sơ khai).

Nguồn thông tin:

https://laodong.vn/kinh-doanh/nam-2022-nen-dau-tu-vao-co-phieu-nhung-nganh-nao-988780.ldo https://baotintuc.vn/thi-truong-tien-te/tiem-nang-thi-truong-chung-khoan-nhin-ve-dai-han-20210817181658149.htm

3. Chính sách dài hạn và ngắn hạn ngành chứng khoán

Chính sách ngắn hạn

Về ngắn hạn trong năm 2022 ngành chứng khoán rất nhạy cảm và chịu ảnh hưởng bởi dòng tiền:

– Lãi suất: Lãi suất là yếu tố quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đi vay mà các chủ thể trong nền kinh tế hay doanh nghiệp phải gánh chịu. Khi lãi suất tăng, dòng tiền từ bên ngoài thị trường giảm cho nên các doanh nghiệp, cá nhân có xu hướng trữ tiền hơn là đi đầu tư vào thị trường chứng khoán.

– Lạm phát: Bình quân 6 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,25% so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân thứ nhất là do Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) thắt chặt tiền tệ trong năm 2022. Nguyên nhân thứ hai là do biến động chính trị chiến tranh hai nước Nga – Ukraine làm cho giá lương thực và giá xăng dầu tăng mạnh. Ngoài ra còn chịu tác động bởi các biện pháp tài khóa, tiền tệ trong giai đoạn dịch COVID-19 kéo theo nhu cầu tiêu dùng, đầu tư tăng trong khi nguồn cung ứng bị đứt gãy chưa hoàn toàn hồi phục.

Nhận định cá nhân: dòng tiền đổ vào ngành chứng khoán giảm và chịu các ảnh hưởng trên nên trong ngắn hạn năm 2022 chứng khoán sẽ có xu hướng bão hoà.

Nguồn thông tin: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM220791

Chính sách dài hạn

Về dài hạn, thị trường tăng trưởng dựa trên nền tảng tăng trưởng lành mạnh của nền kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp. Các tin đồn thiếu kiểm chứng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, nếu có cũng chỉ mang tính chất nhất thời. Do đó, triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá lạc quan trong năm 2022 và các năm tới.

– Hệ thống giao dịch chứng khoán mới (KRX) dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2022 sẽ góp phần giải quyết điểm nghẽn về tỷ lệ ký quỹ giao dịch bằng tiền mặt, từ đó có thể thúc đẩy dòng vốn nước ngoài trở lại Việt Nam.

– Sau đại dịch Covid Chính phủ quyết tâm tâm thực hiện các cải cách để thị trường vốn của Việt Nam minh bạch hơn sẽ giúp cho Thị trường chứng khoán càng ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

– Khi tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh trong những năm sắp tới sẽ cung cấp thêm nhiều cơ hội đầu tư và thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

– Nhiều nhà đầu tư từ Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc… đang rất quan tâm tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Một trong những lý do lớn nhất là định giá P/E của Việt Nam đang ở mức rất hấp dẫn so với trong quá khứ cũng như so với các thị trường Đông Nam Á.

Nguồn thông tin: https://www.vietnamplus.vn/thi-truong-chung-khoan-viet-nam-lot-vao-tam-ngam-cua-nhieu-quy-ngoai/800406.vnp

4. Ước tính tốc độ tăng trưởng của ngành trong 5 năm tới

Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, đội ngũ phân tích của Ohmoney cho rằng trong ngắn hạn nửa cuối năm 2022 thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục điều chỉnh đi ngang trong khoảng 1.200 đến 1.400 điểm. Thị trường chứng khoán năm 2022 được dự đoán thanh khoản có khả năng chậm lại hoặc không tăng trưởng thêm, gây áp lực lên doanh thu mảng môi giới của các công ty chứng khoán. Hoạt động tự doanh vốn dĩ là mảng mang lại lợi nhuận lớn nhất cho các công ty chứng khoán được đánh giá sẽ khó khăn hơn trong năm 2022 do chứng khoán không còn hấp dẫn như năm 2021.

Đại diện Dragon Capital đánh giá rất cao triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam khi đưa ra nhận định “chúng ta đang nằm trên mỏ vàng trong vòng 5 năm tới,” nhất là khi cơ hội nâng hạng lên thị trường mới nổi gần như chắc chắn, vấn đề chỉ là nhanh hay chậm. Khi được nâng hạng, định giá thị trường ở mức P/E 12 lần là vô lý. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân của người dân ngày càng tăng, lượng người tham gia vào thị trường chứng khoán theo đó sẽ tăng lên rất mạnh trong 3 năm tới. Đặc biệt, các quỹ đầu tư lớn của thế giới cũng đã tìm đến Việt Nam.

Số lượng người có tài khoản giao dịch chứng khoán cá nhân ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 5% dân số cả nước, và con số này tương đương với tỷ lệ người dân Đài Loan có tài khoản giao dịch chứng khoán cá nhân vào năm 1986. Trong khi Việt Nam đang áp dụng “Mô hình phát triển Đông Á”, mô hình mà Đài Loan và các “Con hổ châu Á” đã từng áp dụng để phát triển thịnh vượng. Theo đó, thị trường chứng khoán của những “Con hổ châu Á” này tăng trưởng thần tốc cùng với sự phát triển kinh tế quốc gia

Nguồn thông tin: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/trien-vong-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-van-lac-quan-trong-nam-2022-va-cac-nam-toi-103805.html

Nhận định cá nhân về ngành:

Đối với góc nhìn của tôi ngành chứng khoán có rất nhiều tìm năng khi kinh tế phục hồi, các chính sách tích cực từ phía chính phủ và vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. Trong năm 2022 có thể nói ngành chứng khoán chững lại bởi chịu tác động của yếu tố lạm phát, lãi suất, chính trị. Nhưng xét 5 năm tới thì ngành chứng khoán biến có tiềm năng tăng trưởng cao. Vậy điều quan trọng nhất của nhà đầu tư là chọn những công ty nào có khả năng tăng trưởng và triển khai dự án tốt nhất.

IV. Đánh giá chất lượng tài sản, bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp FTS

Đánh giá cấu trúc vốn FTS

Tỷ lệ D/E (Tỷ số Nợ vay trên Vốn chủ sở hữu): tăng đều qua các năm, 17,12% (năm 2019) lên đến 32.79% (năm 20210 cho thấy FTS sử dụng đòn bẫy tài chính khá lớn để phục vụ tăng trưởng. Một tín hiệu tốt là năm 2021 công ty tăng tỷ lệ nợ nhưng số lợi nhuận sau thuế cũng tăng vượt bật chứng tỏ công ty sử dụng nợ để đầu tư hoạt động tài chính rất hiệu quả. Việc sử dụng đòn bẫy quá lớn cũng là con dao hai lưỡi khi. Do đó, nhà đầu tư phải luôn lưu ý vấn đề này. Nếu trong tương lai tỷ lệ D/E vẫn tiếp tục tăng nhưng kết quả khi doanh không tăng, thì cổ phiếu sẽ rơi vào trạng thái khá nguy hiểm.

Khả năng thanh khoản và trả nợ:

Khả năng thanh toán bằng tiền mặt: tăng đều qua 3 năm từ 0.12 (2019) tăng lên 0.29 (2021).

Khả năng toán nhanh: tăng đều qua 3 năm từ 0.12 (2019) tăng lên 0.29 (2021)

Tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio) giảm đều qua 3 năm từ 5.63 (2019) xuống còn 1.43 (2021). Tỷ lệ này qua các năm đều lớn hơn 1 cho thấy tài sản ngắn hạn nhiều hơn nợ ngắn hạn

Nhận định cá nhân : Khả năng thanh toán nợ FTS qua các năm đều tốt, nếu doanh nghiệp vẫn giữ được như hiện tại thì chưa có vấn đề quá lớn về thanh khoản và khả năng trả nợ.

Vòng quay tiền

Vòng quay tài sản cố định: tăng đều qua 3 năm từ 0.26 ngày (2019) tăng lên 8.37 ngày (2021)

Vòng quay tổng tài sản: tăng đều qua 3 năm từ 0.15 ngày (2019) tăng lên 0.22 ngày (2021)

Vòng quay vốn chủ sở hữu: tăng đều qua 3 năm từ 0.19 ngày (2019) tăng lên 0.53 ngày (2021)

Nhận định cá nhân: Trong giai đoạn từ năm 2019 – 2021 các vòng xoay tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn rất hiệu quả.

Đánh giá về tài sản

Tài sản ngắn hạn tăng mạnh từ 2019 sang 2021, tăng từ 2,325 tỷ lên 9,254 (gần gấp 3). Lý do tăng mạnh nằm ở các khoản cho vay 6,254 tỷ (2021) chiếm 68% và tiền mặt 1,799 tỷ (2021) chiếm 19% tổng tài sản ngắn hạn. Đặc biệt, khoản cho vay ngắn hạn tăng từ 1,803 tỷ (2019) lên 6,254 tỷ (2021).

Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao nhất 98% tổng tài sản, trong khi đó tài sản dài hạn chỉ chiếm 2%.

Nhận định cá nhân về tài sản của FTS: bản chất là công ty chứng khoán nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn là hoàn toàn dễ hiểu để thực hiện các nghiệp vụ cho vay. Đồng thời, các khoản cho vay này tăng lên chứng tỏ trong tương lai lợi nhuận công ty sẽ tăng.

Đánh giá về nguồn vốn FTS

Nợ phải trả tăng mạnh từ 2019 sang 2021, tăng từ 413 tỷ lên 6,473 tỷ (gần gấp 6). Lý do tăng mạnh nằm ở các khoản các khoản phải trả như phải trả cổ tức, gốc và lãi thay cho người khác, phải trả tổ chức phát hành chứng khoán 5,356 tỷ (2021) chiếm 83% và vay ngắn hạn 978 tỷ (2021) chiếm 15% tổng nợ phải trả. Đặc biệt, khoản vay ngắn hạn tăng từ 362 tỷ (2019) lên 978 tỷ (2021).

Nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao nhất 68% tổng nguồn vốn, trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 32%.

Nhận định cá nhân về nguồn vốn của FTS: Nợ phải trả FTS tăng lên qua các năm là một lợi thế để từ các khoản nợ và vay này doanh nghiệp sẽ chiếm dụng được vốn và sinh lời nhiều hơn trong tương lai. Đối với công ty chứng khoán thì nợ càng nhiều càng tốt. Vì lý do công ty sẽ đi vay từ bên ngoài và cho vay lại với mức lãi suất cao hơn. Đặc biệt, đối với chứng khoán thì khi cho vay chắc chắn sẽ đòi lại được (Ví dụ nhà đầu tư muốn vay 1 tỷ thì trong tài khoản cũng phải nộp vào 500 triệu và chỉ cần danh mục của nhà đầu tư giảm giá xuống 1 mức nhất định thì bên công ty chứng khoán sẽ bán sạch để lý tiền lại).

Đánh giá tình hình lưu chuyển tiền của FTS

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: 1,349 tỷ (vào 2021) và có xu hướng tăng qua các năm. => Đây là tín hiệu tốt cho thấy công ty hoạt động hiệu quả, có tiền để chi trả cho các hoạt động có liên quan.

Thứ hai là dòng tiền từ hoạt động tài chính: dương 335 tỷ (2021) và có xu hướng tăng mạnh qua các năm => nợ tăng đồng thời lợi nhuận của FTS cũng tăng qua 3 năm nên đây là tín hiệu tốt, FTS sử dụng nợ hiệu quả.

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: âm 22 tỷ và có xu hướng tăng qua các năm. => Dòng tiền đổ ra ngoài bởi FTS sử dụng tiền để tự doanh. Có thể thể thấy lợi nhuận đến từ việc tự doanh tăng nên được xem là tính hiệu tốt

Nhận định cá nhân về dòng tiền của FTS: theo góc nhìn của tôi, tình hình lưu chuyển tiền của FTS tốt.

Đánh giá năng lực, uy tín của lãnh đạo FTS

Chủ tịch hội đồng quản trị:

Nguyễn Văn Dũng (sinh năm 1976) trở thành thành viên HĐQT từ năm 2018 đến nay.

Năng lực: Ông đã từng là Giám đốc tư vấn đầu tư của FTS. Đồng thời có nhiều kinh nghiệm trong việc huy động vốn với kiểm soát tài chính doanh nghiệp.

Uy tín: trong lịch sử hoạt động chưa có bất cứ hành động nào vi phạm pháp luật và đạo đức với nhà đầu tư.

Hoạt động mua bán cổ phiếu: ông Nam nắm giữ hơn 124,700 cổ phiếu FTS và thường xuyên đăng ký bán cổ phiếu từ 2019 đến nay

Tổng giám đốc:

Nguyễn Điệp Tùng (sinh năm 1968) trở thành tổng giám đốc tập đoàn FTS từ 2007

Năng lực: trong quá khứ ông đã từng trải qua các vị trí khác nhau như:

  • 1991 – 1993: Cán bộ Phòng Tài chính Kế toán Công ty Cổ phần FPT
  • 1993 – 2004: Kế toán trưởng Công ty Cổ phần FPT
  • 2004 – 2007: Thành viên HĐQT, Trưởng Ban Kế hoạch – Tài chính, Kế toán trưởng Công ty Cổ phần FPT
  • 2007 – 2010: TV HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.
  • 2010 – nay: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.

Uy tín: trong lịch sử hoạt động chưa có bất cứ hành động nào vi phạm pháp luật và đạo đức với nhà đầu tư.

V. Tổng kết đánh giá về cổ phiếu FTS trên nền tảng cơ bản

Điểm cộng:

Lợi nhuận gộp tăng và duy trì được 3 năm liên tiếp

Ngành chứng khoán đang ở giai đoạn đầu, có nhiều tiềm năng trong tương lai

Vòng xoay tiền tăng, hoạt động hiệu quả

Các khoản cho vay và các khoản cho vay tăng sẽ nhiều tiềm năng sinh lời trong tương lai

Tỷ lệ thanh toán nợ qua các năm tăng

Điểm trừ:

Thu nhập hiện tại chủ yếu vẫn đang đến từ tự doanh nên chứa nhiều rủi ro

Trong 2 quý đầu năm 2022, thị trường chứg khoán giảm mạnh kéo theo lợi nhuận FTS giảm.

Chủ tịch hội đồng quản trị thường xuyên bán cổ phiếu

VI. Định giá cổ phiếu FTS

(lưu ý, định giá ở đây chị là ước tính giá trị hợp lý của FTS ở mỗi kịch bản. Giá thực tế có thể dao động cao hơn hoặc thấp hơn quanh khoảng định giá)

Khoảng giá phù hợp với giá trị của FTS đối với kịch bản FTS có lợi nhuận biến động, tăng giảm theo chu kỳ

Mức giá 1: EPS (5 năm gần nhất) * 8 = 3,140 * 8

Giá FTS 1: 25,125 vnđ/cp

Mức giá 2 = Giá sổ sách = 20,212 vnđ

Giá FTS 2: 20,212 vnđ/cp

Mức giá 3: Giá cao nhất mà cổ phiếu này từng đạt được

Giá FTS 3: 59,725 vnđ/cp

Tóm lại: FTS được đánh giá là một trong những cổ phiếu thú vị vì tiềm năng tương lai. Với mức giá ở giai đoạn này (34,450 vào ngày 11/07/2022), nằm trên mức giá 1,2 và dưới mức giá 3 thì cần nên xem xét biến động và chọn thười điểm chốt lời hiệu quả. Chúc bạn đầu tư thành công!

Mới nhất

Phân tích và nhận định cổ phiếu APS – Công ty CP chứng khoán APEC

Trong những năm gần đây, đầu tư là cách...

Review ngân hàng Nam Á Bank – NAB

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) chính...

Review bảo hiểm sức khỏe manulife

Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người cũng...

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu...

Quảng Cáo

spot_img

Cách Đầu Tư

Bài 5: Cách Quản Trị Vốn Và Quản Lý Danh Mục Đầu Tư

LỜI ĐẦU TIÊN: HỌC CÁCH QUẢN TRỊ VỐN VÀ...

Bài 3: Cách Định Giá Cổ Phiếu Và Lựa Chọn Giá Mua Hợp Lý

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ hướng dẫn...

Bài 1: Các Thuật Ngữ Trong Thị Trường Chứng Khoán Cần Phải Biết

Các cụ thường bảo nhau: Ngôn ngữ là chìa...
Lê Hoàng Việt (Levi)
Lê Hoàng Việt (Levi)https://www.linkedin.com/in/le-hoang-viet/
Đầu tư là cả một quá trình dài không phải chỉ 1, 2 năm!
spot_imgspot_img

Phân tích và nhận định cổ phiếu APS – Công ty CP chứng khoán APEC

Trong những năm gần đây, đầu tư là cách mà nhiều người lựa chọn để tìm cơ hội kiếm tiền. Vì thế nhiều mã...

Nhận định và định giá cổ phiếu VCI- Công ty cổ phần Chứng Khoán Bản Việt

Công ty chứng khoán Bản Việt -VCI hiện đang hoạt động trong ngành tài chính và bảo hiểm/ Môi giới chứng khoán, hàng hóa,...

Đánh giá và nhận định cổ phiếu AAS – Công ty CP chứng khoán Smart Invest

Nằm trong nhóm cổ phiếu ngành Tài chính - Chứng khoán có hoạt động nổi bật trong năm 2021, cổ phiếu AAS đang là...

Đánh giá và nhận định cổ phiếu BSI – Công ty CP chứng khoán ngân hàng BIDV

Cùng phát triển của ngành tài chính và sự bùng nổ của thị trường chứng khoán những năm gần đây. Cổ phiếu BSI đang...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here