Đầu tư trái phiếu cho doanh nghiệp là một trong những hình thức được nhiều đơn vị kinh doanh quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển của mình. Vây đầu tư doanh nghiệp là gì? Bao gồm những hình thức nào? Cùng khám phá rõ hơn trong bài viết sau của Ohmoney.
1. Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Để hiểu rõ về trái phiếu doanh nghiệp, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa của trái phiếu qua nội dung dưới đây:
Trái phiếu được xem là sản phẩm tài chính do một tổ chức đứng ra phát hành, thường là chính phủ, doanh nghiệp nhằm mục đích huy động vốn vay từ các nhà đầu tư. Nghĩa vụ của tổ chức phát hành phải thực hiện các cam kết về nợ như: thanh toán lãi suất định kỳ, đến kỳ đáo hạn phải hoàn lại số tiền đầu tư ban đầu.
Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu được doanh nghiệp phát hành dưới dạng bút toán ghi nợ hoặc chứng chỉ. Đến kỳ hạn, doanh nghiệp cần thanh toán cả lãi và gốc cho chủ sở hữu trái phiếu.

Như vậy, nếu bạn đang sở hữu trái phiếu thì bạn đang là chủ nợ của doanh nghiệp hoặc chính phủ. Về trái phiếu doanh nghiệp có 2 loại như:
- Trái phiếu niêm yết: đây là loại trái phiếu được giao dịch phổ biến trên các sàn chứng khoán: HNX, HSK. Chúng được đăng ký và lưu hành tại Trung tâm lưu lý chứng khoán, các giao dịch với trái phiếu phải được quy định do Sở Giao dịch Chứng khoán ban hành.
- Trái phiếu OTC – Over the Counter: Hay còn được gọi là trái phiếu phi tập trung được phép giao dịch trên thị trường OTC, ngược lại so với trái phiếu niêm yết, loại này không bị ràng buộc bởi luật mà theo thỏa thuận riêng của các nhà đầu tư.

2. Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp được quy định trong Điều 6 Nghị định 163 vào năm 2018, quy định có những đặc điểm sau:

3. Ưu điểm của trái phiếu doanh nghiệp
Cơ bản, bạn sẽ có 4 lợi ích sau khi đầu tư vào trái phiếu:
- Lãi suất năm của trái phiếu cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi ngân hàng
- Mức độ rủi ro thấp so với việc đầu tư cổ phiếu, bạn sẽ được ưu tiên thanh toán nợ trước khi doanh nghiệp giải thể hay phá sản.
- Trao đổi dễ dàng và nhận được mức lãi suất thực khi đầu tư
- Có thể dùng lãi suất nhận được để tái đầu tư.

4. So sánh trái phiếu, cổ phiếu và tiền gửi ngân hàng
Dù cổ phiếu, trái phiếu hay tiền gửi ngân hàng là 3 loại hình rất phổ biến trong kinh doanh đầu tư, tuy nhiên bạn đã hiểu rõ về chúng? Cùng giải đáp thắc mắc ở nội dung dưới đây:
Như khái niệm ở phần đầu bài viết, khi bạn mua trái phiếu có nghĩa bạn là chủ nợ của doanh nghiệp đó, bạn cho tổ chức đó vay tiền. Mặt khác, khi đầu tư mua cổ phiếu, nghĩa là bạn đang mua một phần tài sản của công ty. Giá trị của công ty tăng giảm thì cổ phiếu cũng tăng giảm theo và các nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận hoặc thu lỗ.

5. Có nên đầu tư trái phiếu doanh nghiệp?
Từ những lợi ích của của trái phiếu của doanh nghiệp so với việc mua cổ phiếu, gửi tiền tiết kiệm ngân hàng, bạn có thể xem xét việc nên hay không đầu tư vào trái phiếu. Tùy thuộc vào khả năng tài chính, thời gian cần thu hồi vốn và độ chịu rủi ro đầu tư, bạn cần lựa chọn thời điểm phù hợp, xem lợi ích nhận được mà cân nhắc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp một cách thông minh.

6. Những lưu ý khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Một số điều mà nhà đầu tư cần lưu ý khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp:
- Cần lựa chọn thời điểm tốt để mua trái phiếu, dựa trên chu kỳ chứng khoán. Nếu chu kỳ này đang phát triển bùng nổ thì bạn nên đầu tư cổ phiếu. Mặt khác, nếu chu kỳ đang dần trở nên suy thoái, hãy đầu tư vào trái phiếu, nhằm hạn chế rủi ro, số tiền đầu tư sẽ an toàn hơn.
- Đánh giá kỹ doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Bạn cần xem xét về tình hình tài chính từ 2-3 năm trở lại đây, vị thế hay uy tín của ban quản trị trong tổ chức.
- Không đầu tư một cách “mù quáng”, cân bằng rủi ro và lãi suất. Nếu lãi suất quá cao bạn cũng cần xem xét và đánh giá chính xác để không bị mất tiền.
- Quan tâm đến thời hạn của trái phiếu. Khi đổ tiền để đầu tư bạn cần có mục tiêu về lợi nhuận và thời gian dự định lấy lãi là bao lâu.

Việc đầu tư lúc nào cũng có rủi ro và bạn cần phải hạn chế mắc phải nhất. Như vậy, khi quan tâm đến trái phiếu, bạn cần tập trung vào sự uy tín của doanh nghiệp và các khoản về lãi suất, thời hạn, cơ quan quản lý, tài sản đảm bảo… Ngoài ra, bạn xác định được xu hướng thị trường để việc đầu tư trở nên hiệu quả và đạt lợi ích cao nhất.
7. Làm thế nào để tôi mua trái phiếu doanh nghiệp?
Nếu bạn đang quan tâm đến việc đầu tư trái phiếu, có cách nào để mua chúng? Cùng xem ngay nội dung sau để biết 2 hình thức bạn có thể mua nhanh chóng:
- Mua trực tiếp tại doanh nghiệp phát hành cổ phiếu
- Mua tại sàn giao dịch chứng khoán

Một số tổ chức chỉ bán một trong 2 hình thức trên, chỉ phát hành trực tiếp cổ phiếu hoặc chỉ bán trên sàn, do đó, bạn cần nghiên cứu và so sánh mức lãi suất, thời hạn hay độ uy tín của công ty để có sự đầu tư thông minh nhất.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin về đầu tư trái phiếu cho doanh nghiệp và các đặc điểm trái phiếu cần chú ý. Hy vọng với những thông tin chia sẻ của Ohmoney sẽ giúp bạn có bước đầu tư kinh doanh thông minh mang về lợi nhuận cao nhất.