Điểm Pivot thuật ngữ quan trọng được các trader quan tâm khi đầu tư vào thị trường chứng khoán. Bởi khi xác định được điểm này, nhà đầu tư có thể biết được mức hỗ trợ và kháng cự hiệu quả, từ đó đưa ra quyết định đầu tư một cách hiệu quả. Vậy, điểm Pivot là gì? Làm cách nào để xác định điểm Pivot? Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết được chia sẻ dưới đây!
Điểm Pivot là gì?
Điểm Pivot (Pivot Point) thường được các nhà đầu tư gọi là “điểm xoay”, tức là tại điểm đó, phản ứng đảo chiều có thể xảy ra. Để tìm ra điểm Pivot, người ta sẽ dựa trên giá trị trung bình của giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa trong phiên giao dịch gần nhất trước đó.

Cùng với việc xác định điểm Pivot, nhà đầu tư có thể thông qua đó đó nhận định được mức kháng cự và mức hỗ trợ – hai yếu tố cực kỳ quan trọng khi giao dịch trên sàn chứng khoán.
Vậy, mức kháng cự và mức hỗ trợ là gì? Vì sao nó lại đóng vai trò quan trọng đối với các quyết định đầu tư của trader? Phần tiếp theo của bài viết sẽ làm rõ điều này!
Mức kháng cự và mức hỗ trợ của điểm xoay Pivot
Muốn hiểu rõ về điểm Pivot, nhà đầu tư trước tiên cần nắm vững hai thành phần cung và cầu trong chứng khoán. Trong đó, cung là lượng chứng khoán sẵn sàng bán ra thị trường và cầu lại là lượng chứng khoán mà nhà đầu tư sẽ mua vào.
Khi cung và cầu không có sự cân bằng, thị trường chứng khoán sẽ diễn ra nhiều biến động. Nếu cung lớn hơn cầu, giá sẽ có xu hướng giảm và ngược lại, khi cầu chiếm ưu thế hơn cung, giá sẽ dần tăng lên.
Như vậy, mức hỗ trợ chính là khu vực có giá thuận lợi để cầu có thể tăng mạnh và ngăn giá giảm thêm. Còn mức kháng cự là vùng có mức giá khiến cho cung tăng mạnh mạnh, đồng thời ngăn không cho mức giá trên thị trường tăng lên.
Khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư cần xác định điểm Pivot để tìm ngưỡng hỗ trợ, ngưỡng kháng cự. Từ đó biết được điểm xoay chiều và đưa ra dự đoán xu hướng giá để nắm bắt cơ hội về cho mình.
Cách xác định điểm Pivot
Cấu tạo của điểm Pivot
Để xác định điểm Pivot, nhà đầu tư cần nắm rõ cấu tạo của nó.
Điểm Pivot sẽ được tạo nên từ 3 thành phần, bao gồm:
- Đường chính PP – Pivot Point: Là điểm xoay và đồng thời cũng là đường trục chính.
- Các mức hỗ trợ – Support (S): S1, S2, S3 nằm bên dưới PP.
- Các mức kháng cự – Resistance (R): R1, R2, R3 nằm bên trên PP.

Trường hợp giá nằm ở trên Pivot và tiến gần đến vùng hỗ trợ, tức là giá đang trong trạng thái tích cực. Ngược lại, giá sẽ ở trạng thái tiêu cực khi điểm Pivot thấp dưới trục chính và giá tiến gần đến vùng kháng cự.
Công thức tính điểm Pivot
Bởi vì Pivot đóng vai trò rất quan trọng, nên nhà đầu tư cần phải nắm lòng công thức tính như sau:
Công thức chính:
PP = [Giá cao + Giá thấp + Giá đóng cửa)/3
Công thức tính các mức hỗ trợ:
- S1 = (2 x PP) – Giá cao
- S2 = PP – (R1 – S1)
- S3 = PP – (R2 – S2)
Công thức tính các mức kháng cự:
- R1 = (2 x PP) – Giá thấp
- R2 = (PP – S1) + R1
- R3 = PP – (R2 – S2)
Lưu ý: Giá trong công thức sẽ lấy từ giá của kỳ trước.
Ứng dụng Pivot Point vào giao dịch chứng khoán như thế nào?
Khi đã xác định được điểm Pivot cùng với mức kháng cự, mức hỗ trợ, đồng thời hiểu rõ bản chất giao dịch theo hai mức quan trọng này, các nhà đầu tư có thể áp dụng vào thực tế một cách dễ dàng. Cụ thể, mỗi tình huống sẽ có cách giao dịch như sau:
Trường hợp 1: Khi thị trường đi ngang

Thị trường đi ngang tức là xu hướng giá vẫn chưa có sự biểu hiện rõ rệt mà vẫn nằm trong phạm vi giữa hai mức kháng cự và hỗ trợ. Lúc này, nhà đầu tư có thể đặt lệnh SELL tại mức kháng cự và lệnh BUY ở mức hỗ trợ.
Lưu ý: Đặt Stoploss dưới đường hỗ trợ và trên mức kháng cự.
Trường hợp 2: Khi thị trường Breakout

Với trường hợp này, nhà đầu tư có thể chọn một trong hai phương án sau: 1 – Buy stop (Sell stop) cách một đoạn trước mức kháng cự (hỗ trợ) và chốt lời ở mức hỗ trợ (kháng cự) gần nhất. Hoặc 2 – đợi giá phục hồi rồi với chốt lời tại mức kháng cự (hỗ trợ) gần nhất.
Trường hợp 3: Khi thị trường đảo chiều

Với trường hợp thị trường có sự đảo chiều, nhà đầu tư chớ nên nóng vội mà hãy bình tĩnh, tiếp tục theo dõi và chờ đợi tín hiệu từ thị trường cho đến thời điểm thích hợp mới bắt đầu giao dịch.
Chẳng hạn như giá đang có xu hướng tăng là đã vượt mức lên trên đường PP, tăng đến một mức gặp cặp nến đảo chiều – gọi là R3, báo hiệu rằng giá sẽ có xu hướng giảm từ đây, thì nhà đầu tư nên đặt lệnh Sell limit ngay tại đường R3 đó. Như vậy, nhà đầu tư có thể dừng lỗ cao hơn đỉnh cao nhất và chốt lời ngay tại mức hỗ trợ gần nhất.
Bên trên là khái niệm điểm Pivot là gì, cách xác định điểm Pivot cũng như ứng dụng của điểm Pivot trong giao dịch chứng khoán mà bạn có thể tham khảo. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!