Doanh thu thuần là gì? Quy tắc quy nhận doanh thu trong báo cáo tài chính

Đối với người làm kinh doanh các chỉ số tài chính rất quan trọng, đặc biệt là doanh thu, lợi nhuận. Từ các số liệu đó, chủ doanh nghiệp có thể biết được tình hình hoạt động, sự phát triển của công ty mình và có hướng điều chỉnh trong tương lai. Vậy doanh thuần là gì? Những quy tắc quy nhận doanh thu trong báo cáo tài chính như thế nào? Cùng Ohmoney xem ngay nội dung bài viết dưới đây.

Doanh thu thuần là gì?

doanh-thu-thuan-la-gi
Doanh thu thuần là chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính

Doanh thu thuần tiếng Anh là Net Revenue, đây là số tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hóa/dịch vụ sau khi đã trừ các loại thuế và mức giảm giá từ chương trình chiết khấu, ưu đãi…

Đối với các doanh nghiệp, bạn có thể theo dõi doanh thu thuần trong báo cáo tài chính của công ty được công bố sau mỗi quý hoặc mỗi năm. Tùy vào mỗi đơn vị mà thời gian họp và tổng kết chỉ số tài chính kế toán khác nhau. Vậy công thức và ví dụ về doanh thu thuần là gì? Cùng Ohmoney đọc tiếp nội dung sau đây.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Thặng dư vốn cổ phần là gì? Thặng dư vốn cổ phần sử dụng như thế nào?

Vốn đầu tư của chủ sở hữu là gì? Vốn đầu tư của chủ sở hữu nói lên điều gì?

Cách tính doanh thu thuần

Công thức để tính doanh thu thuần phổ biến, đơn giản phù hợp cho các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động tại thị trường Việt Nam như sau:

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng – Khoản trừ doanh thu 

  • Doanh thu tổng từ hoạt động bán hàng hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp
  • Khoản trừ từ việc chiết khấu bán hàng – Giảm giá hàng – Hàng bị trả lại…

Doanh thu thuần cũng được hiểu là doanh thu trước thuế. Để hiểu rõ hơn doanh thu thuần bằng gì, bạn có xem thêm ví dụ ngay dưới đây.

Ví dụ về doanh thu thuần

vi-du-doanh-thu-thuan
Ví dụ doanh thu thuần được giải trình trong báo cáo tài chính

Trong báo cáo tài chính 2021, công ty X kinh doanh cà phê hạt có doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là 1.000 triệu đồng. Để đạt được con số ấn tượng đó, công ty đã có chính sách chiết khấu cho các đơn hàng lớn là 80 triệu đồng, có 2 lô hàng bị sai đối tác trả lại có giá 140 triệu đồng. 

Vậy công ty X có doanh thu thuần (2021) là:

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Khoản trừ doanh thu (giá giảm chiết khấu + hàng bị trả lại) = 1.000 – (80 + 140) = 780.000 triệu đồng 

Đây là cách tính được các kế toán ưu tiên lựa chọn để tính toán trong báo cáo tài chính.

Ý nghĩa của doanh thu thuần

Doanh thu thuần rất quan trọng đối với hoạt động của một công ty. Chủ doanh nghiệp sẽ xác định tình hình thị trường cho các sản phẩm đang bán, số tiền doanh nghiệp thu được, lợi nhuận trước và sau thuế dựa trên số liệu sổ sách về doanh thu thuần. Các doanh nghiệp có thể ước tính lợi nhuận cuối cùng mà một sản phẩm sẽ tạo ra bằng cách sử dụng thông tin mà doanh thu thuần cung cấp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần là gì?

Trên thực tế, một loạt các yếu tố ảnh hưởng đến số liệu doanh thu ròng. Nhưng cơ bản, Ohmoney một số yếu tố quan trọng tác động đến doanh thu thuần sau:

Giá bán

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến doanh thu thuần là giá bán sản phẩm. Nếu mọi thứ khác vẫn như cũ, việc tăng giá sẽ dẫn đến tăng doanh thu thuần cho công ty bán sản phẩm đó.

Chất lượng sản phẩm

Một yếu tố được cho là có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu nói chung và doanh thu thuần nói riêng là quy mô của hàng hóa và dịch vụ được cung cấp. Số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng khi chất lượng sản phẩm tốt và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Số lượng sản xuất

Doanh nghiệp phải sản xuất đủ số lượng hàng hoá để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Doanh thu thuần của công ty sẽ tăng nếu sản xuất ít nhưng thị trường có nhu cầu cao. Ngược lại, nếu doanh nghiệp sản xuất quá nhiều mà nhu cầu lại ít thì sẽ làm tăng lượng hàng tồn kho làm giảm doanh thu.

Ngoài ra, khi giá bán của một sản phẩm tăng, khối lượng của nó sẽ giảm và ngược lại. Đây là cách giá cả và khối lượng có liên quan và nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu thuần.

Kết cấu của sản phẩm

Tỷ lệ giữa giá trị của hàng hóa A trên tổng giá trị của tất cả hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong cùng một khoảng thời gian được gọi là cơ cấu sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những cơ cấu và phương thức sản xuất kinh doanh hàng hóa riêng. Doanh thu sẽ thay đổi theo cấu trúc này.

Thị trường tiêu thụ

Doanh nghiệp có thể tăng số lượng hàng hóa và dịch vụ bán ra bằng cách phân tích kỹ nhu cầu của thị trường và xác định nhóm khách hàng có nhu cầu lớn nhất. Từ đó làm kết quả là tăng số lượng doanh thu thuần. Hơn hết, các doanh nghiệp sẽ có thể phát triển cả thị trường trong nước và quốc tế nếu biết cách tận dụng nhu cầu của người tiêu dùng.

Quy tắc quy nhận doanh thu trong báo cáo tài chính

quy-nhan-doanh-thu-thuan
Quy nhận doanh thu thuần

Một số quy tắc nhằm quy định để người đi làm quy nhận doanh thu trong quá trình báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 

  • Nguyên tắc 1: Tuân theo các chuẩn mực. Các thông tin được giải trình trong báo cáo tài chính phải được trình bày cụ thể để người đọc hiểu đúng về doanh nghiệp.
  • Nguyên tắc 2: Chất lượng hơn số lượng. 
  • Nguyên tắc 3: Tôn trọng bản chất hơn hình thức nào khác. Các thông tin phản ánh đúng bản chất kinh tế của sự kiện và các giao dịch.
  • Nguyên tắc 4: Phân loại được tài sản và khoản nợ phải trả. Các chỉ tiêu được phân thành Ngắn hạn và Dài hạn, các thông số được liệt kê theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần.
  • Nguyên tắc 5: Báo cáo tài chính được trình bày rõ ràng. Các chỉ tiêu được trình bày riêng biệt và đúng quy trình giao dịch và sự kiện.
  • Nguyên tắc 6: Phù hợp và thận trọng.  

Sự khác nhau giữa doanh thu thuần với doanh thu và lợi nhuận sau thuế

Dù nhiều bạn đã kinh nghiệm hay mới tìm hiểu về chỉ số tài chính kế toán thường nhầm lẫn giữa các khái niệm về doanh thu thuần với doanh thu và lợi nhuận sau thuế. Cùng xem ngay nội dung so sánh dưới đây.  

Doanh thuDoanh thu thuầnLợi nhuận sau thuế
Doanh thu được định nghĩa là tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ việc bán từng đơn vị sản phẩm, trừ đi thuế và các khoản chiết khấu, giảm giá khác liên quan đến chiết khấu.Được tính qua số tiền thu được từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và mọi khoản thu được trừ đi các khoản khấu trừ (chiết khấu thương mại, chiết khấu hàng bán, hàng bán bị trả lại).LNST bằng tổng doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán, chi phí quản lý, chi phí bán hàng và thuế TNDN cũng như các chi phí khác.
Doanh thu = (Tổng giá trị sản phẩm bán ra * Đơn giá sản phẩm) + Các khoản phụ thu khácDoanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – Giảm giá hàng bánLợi nhuận sau thuế = Doanh thu thuần + Doanh thu hoạt động tài chính – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp – Chi phí thuế TNDN
Chỉ số xem xét doanh nghiệp thu được bao nhiêu từ hoạt động bán hàng, bao gồm đã chiết khấu, giá giảm…Đây là chỉ số cơ bản để tính kết quả hoạt động của doanh nghiệpGiúp doanh nghiệp đánh giá được hoạt động kinh doanh đang có lời hay lỗ hay hòa vốn

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được doanh thu thuần là gì và các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số kinh doanh này. Hy vọng, với những chia sẻ của Ohmoney bạn sẽ cách đánh giá doanh nghiệp và đầu tư tài chính tốt nhất. 

Mới nhất

Phân tích và nhận định cổ phiếu APS – Công ty CP chứng khoán APEC

Trong những năm gần đây, đầu tư là cách...

Review ngân hàng Nam Á Bank – NAB

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) chính...

Review bảo hiểm sức khỏe manulife

Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người cũng...

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu...

Quảng Cáo

spot_img

Cách Đầu Tư

Bài 5: Cách Quản Trị Vốn Và Quản Lý Danh Mục Đầu Tư

LỜI ĐẦU TIÊN: HỌC CÁCH QUẢN TRỊ VỐN VÀ...

Bài 3: Cách Định Giá Cổ Phiếu Và Lựa Chọn Giá Mua Hợp Lý

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ hướng dẫn...

Bài 1: Các Thuật Ngữ Trong Thị Trường Chứng Khoán Cần Phải Biết

Các cụ thường bảo nhau: Ngôn ngữ là chìa...
Lê Hoàng Việt (Levi)
Lê Hoàng Việt (Levi)https://www.linkedin.com/in/le-hoang-viet/
Đầu tư là cả một quá trình dài không phải chỉ 1, 2 năm!
spot_imgspot_img

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu khá phổ biến và được đông đảo nhà đầu tư quan tâm hiện nay. Tuy...

Cách nhận diện và đánh giá rủi ro của trái phiếu

Đầu tư vào trái phiếu là một hình thức đầu tư được nhiều chuyên gia chứng khoán tin tưởng đặt trọn tài sản của...

Tổng quan thị trường trái phiếu Việt Nam

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam đang được nhiều nhà đầu tư đánh giá rất cao trong tiềm năng phát triển trong nhiều...

Trái phiếu chuyển đổi là gì? So sánh lợi ích của trái phiếu chuyển đổi với trái phiếu thường

Trái phiếu chuyển đổi là một loại trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu vào một thời điểm nhất định trong...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here