Eps là gì? Cách sử dụng EPS khi phân tích tài chính

EPS là một trong những chỉ số tài chính quan trọng giúp các nhà đầu tư có thể tính toán lợi nhuận, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư cổ phiếu trên thị trường một cách tốt nhất. Vậy, chỉ số EPS là gì? Cách sử dụng chỉ số EPS ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc này, mọi người cùng theo dõi nhé!

EPS là gì?

khai niem EPS la gi
Khái niệm EPS là gì?

EPS là tên viết tắt của Earning Per Share và có tên gọi đầy đủ là tỷ suất thu nhập trên cổ phần. Chỉ số này phản ánh khoản lợi nhuận sau thuế mà các nhà đầu tư nhận được trên 1 cổ phiếu hay có thể hiểu đơn giản chỉ số là phần lợi nhuận các nhà đầu tư thu được sau khi bỏ ra một số vốn ban đầu. 

Công thức tính EPS

Dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các chuyên gia tài chính sẽ tính được chỉ số EPS cơ bản của doanh nghiệp đó theo công thức sau đây:

EPS= (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi)/ Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành

cong thuc tinh EPS la gi
Công thức tính EPS là gì?

Cách sử dụng EPS khi phân tích tài chính

EPS là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp qua các thời kỳ. Chính vì vậy, cách sử dụng của chỉ số này sẽ được thể hiện thông qua hai nội dung chính dưới dây.

Sử dụng chỉ số EPS trong hoạt động định giá

Thành phần chính để cấu thành nên chỉ số định giá P/E chính là EPS. Khi các nhà phân tích chia giá một cổ phần của công ty cho chỉ số EPS của công ty đó, kết quả sẽ cho thấy được qua các thời kỳ, giá trị cổ phiếu của công ty sẽ biến động như thế nào, từ đó sẽ biết được mức định giá cho cổ phiếu đó là bao nhiêu.

EPS la gi trong dinh gia cua tạp doan FPT
Chỉ số EPS trong hoạt động định giá của Tập đoàn FPT

Cổ phiếu của Tập đoàn công nghệ FPT đang giao dịch với mức giá 93.800 đồng với EPS lũy kế là 4.720 (đồng/cổ phiếu). Do đó, tỷ lệ P/E đối với cổ phiếu này là: 93.800 (đồng)/4.720 (đồng/cổ phiếu) = 21.08.

Có nghĩa là để có được 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu, nhà đầu tư đang phải trả là 21.08 đồng. Với cách tính như vậy, các nhà đầu tư có thể so sánh chỉ số P/E qua các thời kỳ hoặc có thể so sánh trực tiếp chỉ số này với các doanh nghiệp khác trong ngành, từ đó có những sự lựa chọn tốt nhất.

Sử dụng chỉ số EPS trong hoạt động đánh giá chất lượng tăng trưởng qua các thời kỳ

Để đánh giá được thị giá của doanh nghiệp các nhà đầu tư sẽ sử dụng chỉ số tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu của công ty qua những thời kỳ tăng trưởng trước đó. Khi tỷ lệ tăng trưởng này càng cao đồng nghĩa với vấn đề doanh nghiệp cũng đang được đánh giá cao trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình. Dựa vào những yếu tố trên, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu sẽ được tính theo công thức dưới đây:

EPS Growth Rate %= (EPS1 – EPS0)/EPS0

Phân loại chỉ số EPS là gì?

phan loai EPS la gi
Phân loại chỉ số EPS là gì

Xét theo phương diện tài chính, chỉ số EPS gồm có 2 loại là EPS cơ bản và EPS pha loãng.

  • Về khái niệm, cách tính của EPS cơ bản tương tự như phần đã trình ở trên trong nội dung của bài viết. Khi công thức của EPS cơ bản chỉ tính đến cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp thì EPS pha loãng sẽ xem tất cả các chứng khoán có thể chuyển đổi của doanh nghiệp đó.
  • Còn đối với EPS pha loãng hay còn được gọi là Diluted EPS, là một chỉ số bổ sung để điều chỉnh những rủi ro pha loãng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu khi doanh nghiệp đó phát hành trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu,…Bởi vì chỉ số này phản ánh các vấn đề có thể làm thay đổi khối lượng cổ phiếu của doanh nghiệp trong tương lai, vì thế chỉ số EPS pha loãng có độ chính xác cao hơn EPS cơ bản.

Ta có công thức tính chỉ số EPS pha loãng như sau:

EPS pha loãng = (lợi nhuận ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (lượng cổ phiếu đang lưu hành + lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)

Từ công thức trên, ta có thể thấy chỉ số EPS pha loãng luôn thấp hơn hoặc bằng chỉ số EPS cơ bản. Với trường hợp doanh nghiệp không có cổ phiếu chuyển đổi thì 2 chỉ số này sẽ bằng nhau.

Hiện nay, một số nhà đầu tư mới tìm hiểu và chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính thường chỉ quan tâm đến EPS cơ bản mà không tính đến việc dự đoán các chỉ số EPS pha loãng trong tương lai, do đó hệ quả phát sinh ra có thể dẫn đến những đánh giá sai lệch về hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các dự án đầu tư của một doanh nghiệp.

Một số hạn chế của EPS là gì?

mot so han che cua EPS la gi
Một số hạn chế của EPS

Bên cạnh một số lợi ích, tầm quan trọng của EPS trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ số EPS còn tồn tại một số hạn chế sau đây:

  • Chỉ số EPS có thể âm, khi đó P/E sẽ không có ý nghĩa kinh tế khi mẫu số của nó là số âm. Lúc này các nhà đầu tư cần phải dùng các công cụ, phương pháp khác để định giá doanh nghiệp trước khi đưa ra các quyết định
  • Khi các doanh nghiệp bán tài sản của mình, các chỉ số EPS có thể bị đột biến theo, lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng bị biến động rất lớn trên thị trường. Điều này khiến cho chỉ số EPS bị sai lệch, các nhà đầu tư sẽ không có cái nhìn chính xác về doanh nghiệp đó.
  • Khi các doanh nghiệp liên tục phát hành các cổ phiếu chuyển đổi, trái phiếu chuyển đổi sẽ khiến chỉ số EPS suy giảm, lúc này các nhà đầu tư sẽ gặp nhiều rủi ro.
  • Một số nhà đầu tư không nhận ra rõ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp do một số doanh nghiệp có xu hướng thay đổi số liệu báo cáo tài chính, dẫn đến các lợi nhuận ảo, điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho các nhà đầu tư.

Trên đây là một số chia sẻ về khái niệm, công thức tính, cách sử dụng và phân loại của chỉ số EPS, ngoài ra còn giúp người đọc nhận ra một số hạn chế của chỉ số EPS. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin giá trị. Cảm ơn đã đọc bài viết và chúc bạn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống!

Mới nhất

Phân tích và nhận định cổ phiếu APS – Công ty CP chứng khoán APEC

Trong những năm gần đây, đầu tư là cách...

Review ngân hàng Nam Á Bank – NAB

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) chính...

Review bảo hiểm sức khỏe manulife

Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người cũng...

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu...

Quảng Cáo

spot_img

Cách Đầu Tư

Bài 5: Cách Quản Trị Vốn Và Quản Lý Danh Mục Đầu Tư

LỜI ĐẦU TIÊN: HỌC CÁCH QUẢN TRỊ VỐN VÀ...

Bài 3: Cách Định Giá Cổ Phiếu Và Lựa Chọn Giá Mua Hợp Lý

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ hướng dẫn...

Bài 1: Các Thuật Ngữ Trong Thị Trường Chứng Khoán Cần Phải Biết

Các cụ thường bảo nhau: Ngôn ngữ là chìa...
Lê Hoàng Việt (Levi)
Lê Hoàng Việt (Levi)https://www.linkedin.com/in/le-hoang-viet/
Đầu tư là cả một quá trình dài không phải chỉ 1, 2 năm!
spot_imgspot_img

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu khá phổ biến và được đông đảo nhà đầu tư quan tâm hiện nay. Tuy...

Cách nhận diện và đánh giá rủi ro của trái phiếu

Đầu tư vào trái phiếu là một hình thức đầu tư được nhiều chuyên gia chứng khoán tin tưởng đặt trọn tài sản của...

Tổng quan thị trường trái phiếu Việt Nam

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam đang được nhiều nhà đầu tư đánh giá rất cao trong tiềm năng phát triển trong nhiều...

Trái phiếu chuyển đổi là gì? So sánh lợi ích của trái phiếu chuyển đổi với trái phiếu thường

Trái phiếu chuyển đổi là một loại trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu vào một thời điểm nhất định trong...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here