I. Giá trị sổ sách và giá trị sổ sách cổ phiếu
Để hiểu rõ về giá trị sổ sách cổ phiếu, trước tiên Ohmoney đưa ra giá trị sổ sách là gì và được dùng như thế nào?
Giá trị sổ sách (Book Value) là giá trị của một tài sản theo số dư tài khoản trong bảng cân đối kế toán. Giá trị sổ sách được coi là quan trọng về mặt định giá vì nó thể hiện bức tranh công bằng và chính xác về giá trị của một công ty. Giá trị sổ sách của một doanh nghiệp hay tập đoàn được xem là tài sản đang có của doanh nghiệp đó. Nó được nắm giữ bởi thực thể riêng biệt, cố định (chủ sở hữu, cổ đông, vốn hóa thị trường). Giá trị sổ sách dựa trên chi phí ban đầu của tài sản trừ đi mọi khấu hao. Nếu hiểu theo truyền thống, giá trị sổ sách của doanh nghiệp chính là giá trị tổng tài sản trừ đi các khoản nợ phải trả.
Giá trị sổ sách của cổ phiếu được viết tắt là BVPS (Book Value Per Share). Đây là phần giá trị được xác định theo giá trị sổ sách tính trên một cổ phiếu đang lưu hành.

II. Cách tính giá trị sổ sách của cổ phiếu
Chỉ số BVPS được tính theo công thức sau:
BVPS = (Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình) / Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành
Trường hợp doanh nghiệp có nợ, được tính như sau:
BVPS = (Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình – Nợ) / Số lượng cổ phiếu phát hành
Trong đó:
- Tài sản vô hình = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế.
- Nợ phải trả = Nợ dài hạn + Nợ ngắn hạn.
Ví dụ: Công ty A có nguồn vốn chủ sở hữu là 1 tỷ đồng, tổng tài sản vô hình được ước tính có giá trị khoảng 200 triệu đồng. Đồng thời, công ty A hiện đang có một khoản nợ 300 triệu. Tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty vào khoảng 20.000 cổ. Vậy giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu của công ty là:
BVPS = (1.000.000 – 200.000 – 300.000)/20.000 = 25.000 (25 nghìn đồng)
III. Giá trị sổ sách của cổ phiếu có ý nghĩa gì?
Hiện nay, các nhà đầu tư dựa trên việc định giá trị sổ sách của cổ phiếu để xác định chất lượng doanh nghiệp nên giá trị sổ sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Giá trị sổ sách của cổ phiếu xem như yếu tố quan trọng tạo nên chỉ số P/B (Price per Book Value) được dùng để so sánh giá trị cổ phiếu trên thị trường với giá trị sổ sách của doanh nghiệp.
IV. Giá trị sổ sách của cổ phiếu theo hệ số P/B
Cùng Ohmoney tìm hiểu về chỉ số P/B là gì, dùng chỉ số P/B trong trường hợp cụ thể nào?
P/B là hệ số giá trị sổ sách – Price per book value để so sánh giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường và giá trị sổ sách thực tế của doanh nghiệp. Công thức tính chỉ số P/B là:
P/B = Giá thị trường của cổ phiếu/ Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu.
Hoặc
P/B = Vốn hóa cổ phiếu/ Giá trị sổ sách.
Trong đó, vốn hóa cổ phiếu là tổng giá trị thị trường của số cổ phiếu đang lưu hành.
Khi so sánh giá thị trường với giá trị sổ sách của một cổ phiếu các nhà đầu tư dựa trên hệ số P/B:
Trường hợp 1: P/B > 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường lớn hơn giá trị sổ sách.
Trường hợp 2: P/B = 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường tương đồng với giá trị sổ sách.
Trường hợp 3: P/B < 1 , giá trị cổ phiếu trên thị trường thấp hơn với giá trị sổ sách.

Kết luận:
Nếu hệ số P/B cao thì kỳ vọng vào cổ phiếu đang ở trạng thái tốt, cho thấy thị trường đang kỳ vọng về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Vì thế nhằm bảo vệ lợi ích của mình, các nhà đầu tư thường chi trả tiền nhiều hơn cho giá trị ghi sổ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ số P/B cao cũng có thể do doanh nghiệp sử dụng nợ vay nhiều. Điều này cho thấy chưa tốt cho doanh nghiệp nhưng có thể đem lại nguồn vốn lớn hơn vào sản xuất kinh doanh.
Nếu hệ số P/B thấp có nghĩa là cổ phiếu này đang được định giá thấp và thích hợp để mua và nắm giữ nếu doanh nghiệp có triển vọng tốt trong tương lai. Khi chỉ số P/B thấp có thể do công ty sở hữu giá trị tài sản lớn hoặc có thể doanh nghiệp đang sử dụng ít nợ vay và chủ yếu dùng phần vốn chủ sở hữu để hình thành tài sản.
IV. Hạn chế của giá trị sổ sách là gì?
Gía trị sổ sách là báo cáo tài chính được thực hiện hàng quý hoặc hàng năm. Nhà đầu tư chỉ có thể nắm được tình hình doanh nghiệp sau khi các báo cáo tài chính được phát hành. Những giá trị tham chiếu ở thời điểm nhà đầu tư quyết định có thể không tương ứng với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Hơn nữa, giá trị sổ sách bản chất là một mục kế toán. Vì vậy nó mang tính điều chỉnh rất lớn. Nó cũng không dễ hiểu, dễ đưa ra đánh giá nếu nhà đầu tư không có sự am hiểu nhất định.
Đồng thời, các giá trị trong báo cáo sổ sách có thể cần liên thông nhiều kỳ báo cáo để đưa ra được con số cụ thể. Ví dụ như khấu hao tài sản, phải có quá trình mới có thể thấy được tác động của nó đến doanh nghiệp như thế nào, từ đó xác định giá trị của nhà máy thiết bị, dây chuyền sản xuất… hiện có được những thông số cụ thể nào, nếu thanh lý thì sẽ thu về được bao nhiêu…