Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trở thành tâm điểm cho sự bùng nổ của mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Vì vậy, trước khi muốn đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cần nắm bắt được những khái niệm cơ bản về thị trường đó. Và hiểu được giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán sẽ giúp bạn có những lựa chọn chính xác khi đầu tư tài chính. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa và cách tính
Vốn hóa thị trường chứng khoán là sồ tiền mà bạn phải chi trả để có thể mua được một mã cổ phiếu đang được phát hành trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, khái niệm này đang được nhà đầu tư chứng khoán sử dụng rất nhiều với mục đích đánh giá rủi ro, giới hạn của thị trường và làm thước đo để xác định cổ phiếu nhằm đưa ra một lựa chọn đầu tư chính xác nhất.
Nhiệm vụ của giá vốn hóa thị trường chứng khoán là đề cập đến những doanh nghiệp quyết định niêm yết giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán có giá trị hay không. Đồng thời, để tính được vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam người nhà đầu tư đã thực theo công thức sau:
Vốn hóa thị trường = Số lượng cổ phiếu x giá trị một cổ phiếu
Giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam thay đổi như thế nào trong 20 năm nay?
Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
Trải qua một chặng đường dài phát triển hơn 20 năm, thị trường chứng khoán của Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện về mặt cấu trúc để phát triển trở thành một thị trường có quy mô rộng lớn trong khu vực. Đồng thời, góp phần vào sự thúc đẩy hệ thống tài chính của quốc gia phát triển theo hướng căn bằng, bền vững và trở thành một kênh huy động nguồn vốn hóa thị trường quan trọng của nền kinh tế.
So với khoảng thời gian mới bắt đầu đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam bây giờ đã hình thành nên các thị trường như: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh. Cùng liệt kê một số diễn biến nổi bật của giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam trong 20 năm gần đây thôi qua nội dung dưới đây nhé!
- Năm 1996: Thực hiện chủ trương xây dựng thị trường chứng khoán theo chủ trương của Đảng toàn quốc lần thứ VIII.
- Năm 2003: Chính phủ ban hành nghị định số 144/2003/NĐ-CP tạo nên khung pháp lý đồng bộ trong các hoạt động về niêm yết, phát hành, kinh doanh, giao dịch, công bố thông tin và xử lý vi phạm.
- Năm 2006: Nhằm tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán Việt Nam hội nhập với các nước trên thế giới, Luật chứng khoán Việt Nam đã ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/07/2017.
- Năm 2009: Hình thành trái phiếu Chính Phủ.
- Năm 2011: Thị trường chứng khoán trở nên phổ biến và thu hút được nhiều sự đầu tư hơn làm giảm chênh lệch giữa kênh tín dụng ngân hàng với kênh trường vốn nhờ Luật sửa đổi, bổ sung của Luật chứng khoán.
- Năm 2017: Thị trường chứng khoán phái sinh được đưa vào vận hành mang lại những cải thiện về cơ sở nhà đầu tư, thúc đẩy việc thanh khoản của các tổ chức và phòng ngừa được các rủi ro.
- Năm 2019: Thống kê được 1.600 công ty đã niêm yết giá cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán.
- Năm 2020: Tổng vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đạt mức 5,5 triệu tỷ đồng. Tăng từ mức 0,3% năm 2000 lên mức 104% GDP tháng 6/2020.
Đánh giá về thị trường chứng khoán Việt Nam
Qua những phân tích trên, ta có thể nhận thấy được thị trường chứng khoán của Việt Nam đang từng bước thu hút được các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Từ đó khiến cho giá vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam gia tăng đáng kể. Minh chứng là mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng 6 tháng đầu năm nay, tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của nước ta đã đạt khoảng 107 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, mặc dù có những chuyển biến đầy tích cực trong 20 năm trở lại đây nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam có chứng mặt hạn chế sau:
- Quy mô và vòng quay thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam dù có tăng nhưng vẫn còn chưa ổn định và khá nhỏ bé so với các nước trong khu vực. Cụ thể, giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán nước ta năm 2019 là 102,6% còn các nước lân cận thì cao hơn rất nhiều như: Singapore 257%, Thái Lan 161%, Malaysia 215%, Philippines 107%…
- Nguồn cung ứng hàng hóa chưa thực sự chất lượng nên nhiều công ty tại Việt Nam chưa dám niêm yết giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
- Nguồn nhân lực thị trường chứng khoán còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng khi so với tiêu chuẩn quốc tế.
Một số sai lầm thường gặp của nhà đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán
Nhìn chung, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội rất lớn để phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số sai lầm khi đầu tư chứng khoán được gợi ý dưới đây.
- Kế hoạch đầu tư chứng khoán cần phải xác định được thời gian và kiến thức mà bản thân đang có.
- Chưa biết cách chọn lọc và lựa chọn ra những thông tin chính xác về công ty đầu tư. Từ đó, đưa ra những quyết định đầu tư sai lầm.
- Chưa nắm bắt được những kiến thức chuyên môn về lĩnh vực đầu tư tài chính. Đặc biệt là cách hiểu về vốn thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Tâm lý chưa vững chắn và không tin vào bản thân,…
Bên trên là toàn bộ nội dung của bài viết giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam thay đổi như thế nào trong 20 năm nay mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam. Cảm ơn đã đọc bài viết và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!