Hệ số đòn bẩy tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ chủ doanh nghiệp đưa ra các phương án huy động vốn. Để tìm hiểu về khái niệm và cách tính hệ số đòn bẩy tài chính, mời bạn cùng Ohmoney đến với bài viết được chia sẻ dưới đây!
Khái niệm đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính trong tiếng Anh là Financial Leverage, viết tắt là FL. Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hoặc thu nhập trên một cổ phần thường của công ty. Nói cách khác, đòn bẩy tài chính là khái niệm chỉ sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu (vốn CSH) với số nợ phải trả của một doanh nghiệp.

Tỷ trọng nợ phải trả của công ty cao thì đồng nghĩa với việc đòn bẩy tài chính sẽ rất cao, và ngược lại đòn bẩy tài chính sẽ thấp trong trường hợp nợ phải trả của công ty thấp.
Đòn bẩy tài chính được xem là một chỉ số quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua. Một doanh nghiệp không thể chỉ hoạt động kinh doanh bằng nguồn vốn mình tự có, mà doanh nghiệp đó còn phải sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng hoặc những tổ chức tài chính khác.
Nếu doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hợp lý và hiệu quả, thì doanh nghiệp đó sẽ thu lại khoản lợi nhuận đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề gì cũng sẽ có hai mặt, nếu doanh nghiệp quá lạm dụng sẽ tiềm ẩn khá nhiều rủi ro.
Đòn bẩy tài chính có vai trò bù đắp phần thiếu hụt vốn cho doanh nghiệp để duy trì hoạt động kinh doanh, từ đó gia tăng tỷ suất lợi nhuận, thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn của chủ sở hữu và đồng thời cũng là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó.

Mặc dù là con dao hai lưỡi có khả năng mang lại lợi nhuận nhưng cũng có thể khiến các nhà đầu tư lao đao vì những rủi ro có thể xảy ra, nhưng đòn bẩy tài chính vẫn là công cụ ưa thích của nhiều nhà quản lý hiện nay bởi tiềm năng mà nó mang lại.
Các nhóm hệ số đòn bẩy tài chính
Hệ số nợ/vốn
Hệ số nợ/vốn thể hiện sức mạnh tài chính. Nếu như tỷ lệ nợ vốn cao hơn so với bình quân ngành thì doanh nghiệp đó có tình hình tài chính chưa khả quan lắm.
Công thức: Tổng nợ / (Vốn CSH + Tổng nợ)
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu
Hệ số này thể hiện quy mô tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu cũng là chỉ số phản ánh tỷ lệ nợ và vốn CSH mà doanh nghiệp đã dùng để chi trả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hệ số đòn bẩy tài chính
Hệ số đòn bẩy tài chính là một trong những đòn bẩy có khả năng thể hiện mối tương quan giữa vốn vay với vốn chủ sở hữu. Nếu hệ số đòn bẩy tài chính thấp, đồng nghĩa với doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao, nhưng nó cũng đồng thời thể hiện rằng doanh nghiệp chưa tận dụng được lợi thế từ đòn bẩy tài chính.
Công thức: Tổng tài sản bình quân / Vốn chủ sở hữu bình quân
Hệ số chi trả lãi vay
Hệ số này phản ánh mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay, đồng thời đảm bảo khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp. Nếu chỉ số này lớn hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng trải lãi vay và ngược lại.
Công thức tính hệ số đòn bẩy tài chính
Công thức chung: Đòn bẩy = Tỷ lệ nợ /Vốn CSH
Ý nghĩa: Đòn bẩy càng cao thì tỷ lệ nợ càng lớn.
Công thức tính độ lớn của đòn bẩy tài chính tại mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay là:

Công thức tính đòn bẩy tài chính khi có thêm lãi vay phải trả:

Trong đó:
- EPS: Lợi nhuận của vốn CSH
- EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
- F: Chi phí cố định
- v: Chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm
- p: Giá bán
- l: Lãi vay phải trả
Ví dụ: Doanh nghiệp X kinh doanh sản phẩm Y có tổng vốn là 200.000.000đ, trong đó có 100.000.000đ đi vay (lãi suất là 10%/năm). Dự kiến vào năm 2022, doanh nghiệp có thể bán ra thị trường 20.000 sản phẩm với giá mỗi sản phẩm là 40.000đ. Mỗi sản phẩm có chi phí biến đổi là 28.000đ và tổng chi phí kinh doanh cố định là 50.000.000đ.
Để xác định mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính với doanh nghiệp, ta tính như sau:
- l = 100.000.000 x 10% = 10.000.000đ
- F = 50.000.000đ
- v = 28.000đ
- p = 40.000đ
- Q = 20.000 sản phẩm
Như vậy, EBIT = 20.000 x (40.000 – 28.000) – 50.000.000 = 190.000.000đ
Áp dụng công thức, ta có DFL ~ 1,06
Như vậy, với EBIT = 190.000.000đ, nếu doanh nghiệp X tăng/giảm 1% số lợi nhuận thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng/giảm 1,06%.
Đó là khái niệm đòn bẩy tài chính và cách tính hệ số đòn bẩy tài chính mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên đón đọc thêm các bài viết khác để không bỏ lỡ các kiến thức hay ho, bổ ích về tài chính, chứng khoán bạn nhé!