Khấu hao tài sản cố định là một trong những khái niệm thường nghe thấy trong các báo cáo tài chính. Trong khi doanh, hoạt động khấu hao tài sản cố định ảnh hưởng trực tiếp nguồn tài sản chung của doanh nghiệp. Vậy thông số này có những ý nghĩa gì, cơ chế hoạt động ra làm sao? Cùng Ohmoney tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.
1. Khấu hao tài sản cố định là gì
Khấu hao tài sản cố định là khoản khấu hao được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian sử dụng tài sản đó. Hiểu một cách đơn giản, những tài sản cố định hợp lệ sẽ được định giá và phân bổ giá trị của tài sản theo sự hao mòn sau một khoản thời gian sử dụng.

Khấu hao TSCĐ sẽ được đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời kỳ doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định này. Theo đó, để tiến hành khấu hao tài sản cố định doanh nghiệp cần xem xét:
- Tài sản cố định mới hay đã qua sử dụng
- Thời gian để tính khấu hao tài sản cố định ( Thời điểm chính thức sử dụng TSCĐ)
Để tiến hành khấu hao , doanh nghiệp cần tiến hành thông báo với cơ quan thuế có thẩm quyền. Doanh nghiệp có thể chủ động ra quyết định nhưng phải dựa trên khung trích thời gian khấu hao TSCĐ do Bộ tài chính quy định.

2. Ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định
Hoạt động dựa trên nguyên lý giảm trừ trên tổng chi phí sản xuất do vậy việc thực hiện khấu hao sẽ giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn cố định của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thu hồi lại vốn TSCĐ nếu có chính sách khấu hao tài sản hợp lý.
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tiêu dùng, việc thực hiện khấu hao TSCĐ tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Từ đó giúp doanh nghiệp đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của mình tốt hơn. Đối với nhà quản trị, việc xác định chính xác khấu hao tài sản cũng là cơ sở cho hoạt động đầu tư và tái sản xuất trong tương lai.

3. Trích khấu hao tài sản cố định là gì?
Trích khấu hao tài sản cố định là hoạt động giúp phân bổ một cách có hệ thống giá trị hao mòn khi sử dụng tài sản cố định trong quá trình sản xuất theo đúng quy định của pháp luật. Điểm đặc biệt của việc tiến hành trích khấu hao TSCD là tuân thủ đúng khung thời gian khấu hao theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không thực hiện đúng quy định, chi phí khấu hao sẽ không được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.

4. Thời gian trích khấu hao TSCĐ
Vậy thời gian trích khấu hao TSCĐ bao lâu là hợp lý? Theo quy định tại thông tư 45/ 2013/TT- BTC thời gian khấu hao tài sản cố định cụ thể như sau:

5. Phương pháp tính khấu hao
Theo quy định Điều 13, Thông tư 45/2013/TT-BTC của bộ tài chính quy định có 3 phương pháp tính khấu hao cụ thể như sau:
5.1 Tính theo đường thẳng
Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp khấu hao theo tính ổn định từng năm trong vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vào TSCĐ khi tham gia hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp lựa chọn hình thức khấu hao theo đường thẳng.
Hình thức khấu hao theo đường thẳng còn được biết đến với tên gọi khấu hao nhanh. Theo đó, để được thực hiện khấu hao nhanh, doanh nghiệp cần đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi. Danh mục tài sản có thể thực hiện khấu hao nhanh bao gồm:
- Máy móc
- Thiết bị
- Dụng cụ đo lường
- Thí nghiệm
- Thiết bị và phương tiện vận tải
- Dụng cụ quản lý
- Súc vật
- Vườn cây lâu năm

5.2 Tính theo số dư nợ giảm dần
Phương pháp khấu hao theo số dư nợ giảm dần được áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi; phát triển nhanh. Để được thực hiện khấu hao trên dư nợ giảm dần, TSCĐ của doanh nghiệp phải thỏa mãn:
- Tài sản cố định đầu tư mới, chưa qua sử dụng
- Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ đo lường, thí nghiệm,…

5.3 Tính theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Để có thể áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo số lượng, khối lượng sản phẩm thì tài sản tham gia vào hoạt động kinh doanh của đơn vị phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm
- Xác định chính xác tổng khối lượng sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp theo công suất của hệ thống tài sản cố định đem lại.
- Công suất bình quân sử dụng TSCĐ/ tháng thực tế không thấp hơn 100% công suất thiết kế.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến khấu hao tài sản cố định. Tuỳ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của đơn vị mà bạn có thể lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý. Vui lòng truy cập trang chủ Ohmoney để biết thêm nhiều thông tin kinh tế – tài chính liên quan.