Cùng Ohmoney tìm hiểu về cổ công, cổ đông không kiểm soát và cách xác định tỷ lệ cổ đông này như thế nào qua bài viết dưới đây.
I. Cổ đông là gì? Hiện nay cổ đông được phân loại như thế nào?
Cổ đông là gì?
Theo Khoản 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, định nghĩa Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Nói cách khác, cổ đông chính là người góp vốn vào công ty cổ phần và sở hữu phần vốn góp tương ứng với số lượng cổ phần đã mua trong công ty.

Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Luật doanh nghiệp chia cổ đông thành 3 loại chính tương ứng với các loại cổ phần hiện nay bao gồm:
- Cổ đông sáng lập: Là cổ đông sở hữu ít một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Nói cách khác, cổ đông sáng lập chính là người ban đầu đứng ra góp vốn thành lập công ty cổ phần, sở hữu những cổ phần phổ thông đầu tiên trong công ty cổ phần.
- Cổ đông phổ thông: Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
- Cổ đông ưu đãi: có nhiều loại cổ đông ưu đãi như sau:
Cổ đông biểu quyết
Cổ đông ưu đã cổ tức
Cổ đông ưu đãi hoàn lại
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định
II. Khái niệm cổ đông không kiểm soát
Cổ đông không kiểm soát là cổ đông không có quyền kiểm soát trong công ty. Khái niệm này chỉ tồn tại ở những công ty con. Đó là những cổ đông nắm giữ dưới 50% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty.

Trái ngược lại với cổ đông không kiểm soát chính là cổ đông kiểm soát (công ty mẹ), là chủ thể có quyền kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp.
Một công ty được xác định là công ty mẹ khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương;
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty con;
- Các nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết;
- Có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả thuận.
- Nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết trực tiếp hoặc gián tiếp ở Công ty con.
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty con
III. Lợi ích cổ đông không kiểm soát là gì?
Theo Chuẩn mức kế toán Việt Nam số 25 (VAS 25), lợi ích cổ đông không kiểm soát được định nghĩa “Là một phần của kết quả hoạt động thuần và giá trị tài sản thuần của một công ty con được xác định tương ứng cho các phần lợi ích không phải do công ty mẹ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con”. Nói một cách dễ hiểu đó là phần lợi nhuận và tài sản thuần tương ứng với tỷ lệ nắm giữ trực tiếp và gián tiếp của các cổ đông không kiểm soát ở các công ty con.
Lợi ích cổ đông không kiểm soát không xuất hiện trên báo cáo tài chính của công ty con mà chỉ được xuất hiện trong Bảng cân đối kế toán thuộc Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ.
Xác định tỷ lệ lợi ích trực tiếp
Công ty mẹ có lợi ích trực tiếp trong công ty con nếu công ty mẹ sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản thuần trong công ty con. Trường hợp công ty mẹ không sở hữu toàn bộ tài sản thuần của công ty con thì cổ đông không kiểm soát vẫn được hưởng lợi ích tương ứng với tỷ lệ sở hữu tài sản thuần trong công ty con của mình.
Như vậy lợi ích trực tiếp đươc hiểu là cổ đông không kiểm soát và công ty mẹ sẽ được hưởng lợi ích trực tiếp tương ứng với tỷ lệ sở hữu tài sản thuần trong công ty con. Nếu tỷ lệ sở hữu tài sản thuần càng lớn thì tỷ lệ lợi ích của cổ đông không kiểm soát, công ty mẹ càng lớn và ngược lại.
Ví dụ một công ty mẹ là công ty A đầu trực tiếp vào công ty con là công ty B với tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ là 60% thì tỷ lệ lợi ích trực tiếp giữa công ty A và các cổ đông không kiểm soát sẽ tương ứng là 60% và 40%.
Xác định lợi ích gián tiếp
Đây là trường hợp công ty mẹ thực hiện quyền kiểm soát của mình trong công ty con thông qua một công ty con khác.
Tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ được xác định thông qua tỷ lệ lợi ích trực tiếp của công ty con đầu tư trực tiếp.
