Lợi nhuận gộp là gì? Cách sử dụng biên lợi nhuận gộp để phân tích trong báo cáo tài chính

Lợi nhuận gộp là một chỉ số không thể bỏ qua trong bất kỳ báo cáo tài chính nào. Bởi khi kiểm soát được nó, nhà đầu tư tài chính sẽ nắm bắt được toàn bộ tình hình kinh doanh nghiệp mà bạn đang lựa chọn đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn một số người tham gia đầu tư vẫn chưa thực sự chú trọng đến chỉ số này khiến cho kết quả chưa đạt được hiệu quả cao. Vậy cùng tìm hiểu lợi nhuận nhuận gộp là gì và cách sử dụng nó trong báo cáo tài chính thông qua bài viết dưới đây nhé!

Lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp được các chuyên gia tài chính gọi với tên ngắn gọn là lãi gộp. Đồng thời có tên tiếng anh là Gross Profi. Hiểu một cách đơn giản nhất, đây là chỉ số tài chính phản ánh phần chênh lệch từ số tiền mà doanh nghiệp thu hồi lại sau khi trừ đi tất cả chi phí bán hàng. Bao gồm từ chi phí sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ đến các chi phí phát sinh để có được thành phẩm đến tay người tiêu dùng.

loi-nhuan-gop-la-gi
Lợi nhuận gộp là gì?

Ngoài ra, Gross Profit còn được các chuyên gia tài chính xem là chỉ số đóng vai trò quan trọng. Khi nó được dùng để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết cách sử dụng biên lợi nhuận gộp để phân tích trong báo cáo tài chính một cách chính xác. Nhất là những người mới bắt đầu kinh doanh, bán hàng sẽ không biết cách đo lường hiệu quả kinh doanh bằng lãi gộp. Điều này, dễ khiến họ có cảm giác kinh doanh hiệu quả nhưng thực chất là tình trạng đang giảm đi từng ngày và đến một thời gian không xa sẽ ngậm ngùi từ bỏ cơ hội của mình. Để tránh rơi vào tình trạng như trên thì cùng tham khảo các nội dung tiếp theo của bài viết nhé!

Cách sử dụng biên lợi nhuận gộp để phân tích trong báo cáo tài chính

Công thức tính LN gộp

LN gộp biên trong báo cáo tài chính sẽ được xác định bằng công thức như sau:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ chi phí

Trong đó: 

  • Doanh thu thuần: Là tổng doanh thu mà doanh nghiệp thu lại được trong quá trình cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của mình đến tay người tiêu dùng. 
  • Giá vốn bán hàng: Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra  trong quá trình sản xuất nên thành phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bao gồm các loại chi phí như: tiền mua nguyên vật liệu, tiên lương nhân công, tiền vận chuyển, marketing,…
  • Các khoản giảm trừ chi phí sẽ bao gồm: Thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, các khoản chiết khấu, giảm giá,…
cong thuc-tinh-loi-nhuan-gop-bien
Công thức tính lợi nhuận gộp biên

Ngoài ra, vì nhuận nhuận gộp sẽ thường được đặt lên cùng một bàn cân với tỷ suất lợi nhuận. Nên công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp (hệ số biên lợi nhuận) như sau:

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Tổng doanh thu

Tóm lại, đây là công thức giúp ích cho nhà đầu tư tài chính trong quá trình lựa chọn doanh nghiệp để trao gửi niềm tin. Vì, khi so sánh tỷ suất lợi nhuận của công ty với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành thì bạn có thể biết tình hình hoạt động của doanh nghiệp như thế nào. Đồng thời, giúp những người đứng đầu doanh nghiệp có thể kiểm soát được tỷ suất sinh lời và đưa ra các chính sách phát triển và phân bổ nguồn vốn phù hợp hơn.

Lãi gộp bao nhiêu là tốt trong phân tích báo cáo tài chính?

Đáp án cho câu trả lời này vẫn còn là một ẩn số trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Bởi lẽ, lợi nhuận gộp sẽ còn phù thuộc vào ngành nghề kinh doanh bạn đang đầu tư. Mỗi lĩnh vực, mỗi ngành nghề kinh doanh lại có những đặc thù về biên lợi nhuận riêng.

Biên lợi nhuận bao nhiêu là tốt trong phân tích báo cáo tài chính?
Biên lợi nhuận bao nhiêu là tốt trong phân tích báo cáo tài chính?

Đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, biên lợi nhuận gộp sẽ phù hợp để phân tích bới các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, logistics/vận tải, nông nghiệp, khai thác/chế biến khoáng sản, dầu khí,…Bởi, điểm chung của các doanh nghiệp này là hoạt động theo hình thức kinh doanh B2B. Hàng hóa sẽ được phân phối trực tiếp thông qua các đại lý tại nhà máy. Vì vậy chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ được giảm một phần đáng kể. Từ đó tối ưu hóa được phần lợi nhập cho doanh nghiệp.

Cách sử dụng biên lợi nhuận gộp trong báo cáo tài chính một cách hiệu quả

TH1: So sánh giữa các đối thủ cạnh tranh trong cùng một ngành nghề

Ở trường hợp này, bạn có thể sử dụng các công thức được gợi ý từ nội dung bên trên của bài viết để tính ra được lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đang đầu tư cũng như các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Sau đó tiến hành tính giá trị trung bình của lãi gộp trong ngành và tiến hành so sánh chỉ số của công ty đang đầu tư với chỉ số trung bình của ngành.

  • Nếu doanh nghiệp đang đầu tư có chỉ số LN gộp vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành thì đây là lợi thế cạnh tranh bền vững dài hạn của doanh nghiệp.
  • Còn nếu chỉ số này thấp hơn TB ngành thì khả năng doanh nghiệp đầu tư của bạn đang có tình trạng bị bào mòn lợi nhuận. Nguyên nhân rất có thể là công ty đó đang phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm năng mới đã gia nhập ngành.
Cách sử dụng lãi gộp trong báo cáo tài chính một cách hiệu quả
Cách sử dụng biên lợi nhuận gộp trong báo cáo tài chính một cách hiệu quả

TH2: So sánh qua các năm để nắm bắt xu hướng sinh lời

Để nắm bắt được xu hướng sinh lời, nhà đầu tư tài chính cần xét về các yếu tố tăng trưởng doanh thu và biên lợi nhuận gộp quan từng năm. Thông thường, có 3 cách để cải thiện LN gộp như sau:

  • Tăng giá bán sản phẩm và giảm giá vốn hàng bán
  • Giữ nguyên giá bán sản phẩm và giảm giá vốn hàng bán
  • Tăng giá bán sản phẩm và giữ nguyên giá vốn hàng bán

Ở trường hợp này bạn cần đánh giá tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp thông qua công thức được cung cấp phía trên. Thường thì các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ có xu hướng gia tăng tỷ suất lợi nhuận như sau:

  • Đối với những doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường: Biên lợi nhuận gộp thường ở mức thấp và sẽ tăng dần qua từng năm nếu doanh nghiệp kiểm soát chi phí tốt.
  • Đối với những doanh nghiệp kinh doanh lâu năm: Biên lợi nhuận gộp thường sẽ được duy trì ổn định qua các năm (nếu có thay đổi cũng chỉ rất ít), trừ khi có những thay đổi lớn về mô hình kinh doanh hoặc có quá nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập ngành.

Bên trên là toàn bộ nội dung của bài viết lợi nhuận gộp là gì và cách sử dụng lợi nhuận gộp để phân tích trong báo cáo tài chính mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn nắm bắt được những kiến thức mới trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Cảm ơn đã đọc bài viết và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Mới nhất

Phân tích và nhận định cổ phiếu APS – Công ty CP chứng khoán APEC

Trong những năm gần đây, đầu tư là cách...

Review ngân hàng Nam Á Bank – NAB

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) chính...

Review bảo hiểm sức khỏe manulife

Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người cũng...

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu...

Quảng Cáo

spot_img

Cách Đầu Tư

Bài 5: Cách Quản Trị Vốn Và Quản Lý Danh Mục Đầu Tư

LỜI ĐẦU TIÊN: HỌC CÁCH QUẢN TRỊ VỐN VÀ...

Bài 3: Cách Định Giá Cổ Phiếu Và Lựa Chọn Giá Mua Hợp Lý

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ hướng dẫn...

Bài 1: Các Thuật Ngữ Trong Thị Trường Chứng Khoán Cần Phải Biết

Các cụ thường bảo nhau: Ngôn ngữ là chìa...
Lê Hoàng Việt (Levi)
Lê Hoàng Việt (Levi)https://www.linkedin.com/in/le-hoang-viet/
Đầu tư là cả một quá trình dài không phải chỉ 1, 2 năm!
spot_imgspot_img

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu khá phổ biến và được đông đảo nhà đầu tư quan tâm hiện nay. Tuy...

Cách nhận diện và đánh giá rủi ro của trái phiếu

Đầu tư vào trái phiếu là một hình thức đầu tư được nhiều chuyên gia chứng khoán tin tưởng đặt trọn tài sản của...

Tổng quan thị trường trái phiếu Việt Nam

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam đang được nhiều nhà đầu tư đánh giá rất cao trong tiềm năng phát triển trong nhiều...

Trái phiếu chuyển đổi là gì? So sánh lợi ích của trái phiếu chuyển đổi với trái phiếu thường

Trái phiếu chuyển đổi là một loại trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu vào một thời điểm nhất định trong...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here