Nếu bạn là nhà đầu tư tài chính, việc tìm kiếm cho mình một công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật để phân tích thị trường và đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không là điều không thể bỏ qua. Và dưới đây Ohmoney sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm về công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật Dow, thường được các nhà đầu tư vận dụng trong phân tích thị trường. Nhưng dù chọn công cụ phân tích nào đi chăng nữa, bước đầu tiên bạn cần phải hiểu thật kỹ về lý thuyết của nó. Vậy lý thuyết Dow là gì? Cách sử dụng lý thuyết Dow trong chứng khoán?
I. Lý thuyết Dow là gì?
Lý thuyết Dow kỹ thuật phân tích cơ bản và phổ biến nhất liên quan đến giao dịch tài chính và hàng hóa bất kỳ nào trên thị trường mở. Nó cho biết biến động của thị trường chung hoặc của từng mã cổ phiếu nào đó. Khi thị trường tăng hoặc giảm, dù có một số cổ phiếu đi ngược với thị trường nhưng theo các nhà đầu tư thì ¾ số cổ phiếu sẽ biến động giống thị trường và chắc chắn mã cổ phiếu của bạn cũng sẽ ảnh hưởng.
Dow được xây dựng dựa trên hướng di chuyển chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số đường sắt Dow Jones được biên soạn và đăng tải trên Wall Street Journal. Theo lý thuyết Dow nếu một trong hai chỉ số có mức trung bình xuống dưới mức thấp quan trọng trước đó và sau đó là sự sụt giảm tương tự của các mức trung bình khác thì thị trường đang trong xu hướng giảm và ngược lại.

II. Cách sử dụng lý thuyết Dow trong chứng khoán
Lý thuyết Dow tập hợp tất cả các quy tắc hướng dẫn các nhà đầu tư xác định xu hướng thị trường. Để các nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch chuẩn xác hơn trong thị trường giá tăng giảm thì việc nắm vững sáu nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow là điều tất yếu của các nhà đầu tư.
1. Giá phản ảnh lên tất cả
Các chỉ số và giá của cổ phiếu đều gây ảnh hưởng đến tất các các thông tin (từ tâm lý nhà đầu tư đến lạm phát, dữ liệu lãi suất chỉ trừ những thông tin khó đoán như động đất, sóng thần…) từ quá khứ đến tương lai dù ít hay nhiều. Tuy nhiên, theo lý thuyết Dow thông tin chỉ dùng để dự đoán các sự kiện xảy ra tương lai. Kể cả các yếu tố đã, đang hay sắp xảy ra cũng được tính trên thị trường. Khi tất cả thay đổi, thị trường sẽ tự động điều chỉnh theo giá cả sao cho phù hợp.
Lý thuyết Dow đa phần cũng giống như những công cụ phân tích kỹ thuật khác nhưng với Dow chủ yếu tập trung vào giá cả hơn, liên quan đến biến động trên toàn bộ thị trường hơn là chỉ thu hẹp trong thị trường chứng khoán.
2. Ba xu hướng của thị trường
Tùy theo thời lượng mà thị trường được chia thành 3 xu hướng, mỗi xu hướng có đặc điểm riêng của nó.
Xu hướng chính (xu hướng cấp 1)
Là xu hướng kéo dài từ 1 năm trở lên, cho biết mức biến động lớn của thị trường. Xu hướng cấp 1 lại chia thành 2 dạng là xư hướng tăng và xu hướng giảm. Cả 2 đều ngăn cản sự phát triển của của nhau. Do đó, điểm chốt chỉ được tiếp tục xảy ra khi nó tạo ra đỉnh hoặc đáy cao hơn. Dễ hiểu hơn là đỉnh sau phải cao hơn đỉnh trc được tạo ra, tưng tự về đáy (minh họa như hình bên dưới).

Xu hướng cấp 1 có mức ảnh hưởng rất lớn đối với biến động giá và 2 xu hướng còn lại. Vì vậy, nêu thị trường đang trong xu hướng tăng bạn nên thực hiện lệnh mua trước và ngược lại nếu đang giảm thì ưu tiên thực hiện các lệnh bán.
Theo lý thuyết Dow, xu hướng chỉnh có thể ảnh hưởng lâu dài đến thời gian cả năm. Nhưng nó kéo dài bao lâu thì vẫn có thể bị đảo ngược nếu có sự xất hiện bất ngờ củ một tín hiệu đảo chiều vào thời điểm nào đó.
Ví dụ: Vào năm 2019 nên kinh tế trên thế giới phát triển rất mạnh nhưng khi đại dịch Covid xuất hiện, nó đã làm tất cả đảo lộn. Sang năm 2020 và nữa đầu 2021 nền kinh tế rơi vào tình trạng ứ đọng, chỉ số phát triển tụt dốc mạnh. Khi đó xu hướng giảm áp đảo xu hướng tăng.
Xu hướng phụ (xu hướng cấp 2)
Xu hướng phụ thưởng kéo dài trong vòng 3 tuần đến 3 tháng, có xu hướng đi ngược chiều với xu hướng chính. Đây được xem là giai đoạn làm bước đệm cho sự hình thành xu hướng chính.

Xu hướng nhỏ (xu hướng cấp 3)
Thường có thời gian kéo dài chưa tới 3 tuần, được dùng để điều chỉnh hoặc có các biến động giá ngược với xu hướng cấp 2. Vì lý do là bản chất cả chúng ngắn nên xu hướng nhỏ không đáng quan tâm đới với các nhà giao dịch, nhưng không có nghĩa là bỏ qua chúng vì nó cũng là một phần của xu hướng chính và phụ. Các nhà đầu tư có thể kiếm tiền từ xu hướng nhỏ nhưng hầu hết thì sẽ thua lỗ nếu bạn không có độ nhạy cao.
3. Ba pha của xu hướng chính
Dù là xu hướng tăng hay giảm đều diễn ra theo 3 giai đoạn. Ở giai đoạn thị trường tăng gồm 3 pha: pha tích lũy, pha tăng, pha quá độ. Ở giai đoạn thị trường giảm: pha phân phối, pha giảm mạnh, pha tuyệt vọng.
4. Chỉ số thị trường phải xác nhận lẫn nhau
Theo như ở trên, lý thuyết Dow được xây dựng dựa trên 2 chỉ số là chỉ số trung bình công nghiệp và chỉ số đường sắt, vì vậy khi đảo chiều từ thị trường tăng sang giảm không thể không có sự xác nhận của hai chỉ số này. Tức là tín hiệu của chỉ số này khớp với chỉ số kia.
Ví dụ khi chỉ số vận tải đang ở xu hướng tăng nhưng chỉ số công nghiệp vẫn trong xu hướng giảm, hai chỉ số này hoạt động ngược nhau như thế không thể hình thành nên một xu hướng tăng.
5. Khối lượng giao dịch quyết định xu hướng
Theo lý thuyết Dow, trong xu hướng tăng giá, khối lượng giao dịch sẽ tăng theo giá trị và ngược lại. Nhưng trong trường hợp khi xư hướng tăng mà khới lượng bị sụt giảm thì đó là dấu hiệu của sự yếu đi trong xu hướng hiện tại và việc đảo chiều có thể sẽ diễn ra trong tương lai.
6. Xu hướng sẽ duy trì cho đến khi xuất hiện dấu hiệu đảo chiều
Xu hướng chính sẽ duy trì mãi cho đến khi có một dấu hiệu khiến thị trường đảo chiều ngược lại. Đảo chiều của xu hướng chính dễ gây nhầm lẫn với đợt giá ở hướng ngược chiều của xu hướng thứ câp. Vì vậy lý thuyết Dow khuyên các nhà đầu tư nên thận trọng xác định đó là xu hướng chính hay sự điều chỉnh đảo ngược chiều.
Ví dụ: Bên dưới đây là minh họa cho sự bắt đầu của một xu hướng mới và tiếp diễn cho xu hướng mới đó.

Theo biểu đồ thì ta thấy xu hướng tăng đã bị phá vỡ dẫn đến hình thành xu hướng giảm. Các bước sóng xu hướng X1, X2, X1 xuất hiện ở xu hướng giảm mới, lúc này bạn cần tìm ra điểm hỗ trợ hiện tại để quan sát sự phát vỡ xu hướng X2 tiếp theo để vào lệnh.

Sau khi tìm được hỗ trợ ở cuối X1 thì ta cần chờ X2 phá vỡ vạch hỗ trợ đó thì bạn vào lệnh bán ra tiếp theo xu hướng giảm chính hiện tại. Điểm chốt lỗ sẽ nằm ở đỉnh của xu thế phụ. Sau khi xác định được xu hướng mới, bạn đã có 4 lệnh bán theo xu thế giảm và cứ tiếp tục theo chiến lược bán xuống cho đến khi xu thế giảm bị phá vỡ.

III. Tổng kết
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu về lý thuyết Dow và cách áp dụng nó trong chứng khoán. Tuy nhiên, trong phân tích kỹ thuật không có lý thuyết nào là hoàn hảo kể cả Dow cũng vậy. Cho nên, bạn không nên phụ thuộc hoàn toàn vào Dow mà nên tìm hiểu thêm các lý thuyết khác để có được kỹ năng phân tích cũng như nhiều kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực chứng khoán.