Mô hình CAPM là một mô hình đơn giản nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra lựa chọn đầu tư tối ưu nhất. Để tìm hiểu về mô hình CAPM, cách tính và áp dụng vào thực tế, mời bạn cùng đến với bài viết được chia sẻ dưới đây!

Mô hình CAPM là gì?
CAMP (viết tắt của Capital Asset Pricing Model) hay còn được gọi là mô hình định giá tài sản vốn. Mô hình này thể hiện mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của một loại tài sản với rủi ro của chính nó.
Kết quả của mô hình CAMP chính là tỷ lệ sinh lời yêu cầu của một tài sản (hay Ke – chi phí sử dụng vốn chủ).
Người ta sẽ so sánh tỷ lệ sinh lời yêu cầu cộng với ROE – khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (CSH) thực tế để đưa ra kết luận sơ lược về khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp. Nguyên tắc cơ bản sẽ là: High Risk – High Return, nghĩa là tỷ suất sinh lời yêu cầu càng lớn thì chi phí sử dụng vốn càng cao.
Hiện nay, CAMP được sử dụng một cách rộng rãi để định giá chứng khoán rủi ro, đồng thời tạo nên lợi nhuận kỳ vọng từ chi phí vốn và rủi ro của tài sản. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được chọn cũng càng khắt khe hơn.
Cách tính chi phí sử dụng vốn CSH theo mô hình CAMP

Công thức
- Ke = Rf + Beta x Risk premium
- Ke = Rf + Beta x (Rm – Rf)
Trong đó:
- Rf – Risk Free Rate: Lãi suất phi rủi ro. Đây là loại lãi suất có tỷ lệ rủi ro của tài sản gần bằng 0. Thông số này thường lấy bằng lãi suất trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 10 năm.
- Beta: Đại lượng đo lường mức biến động của cổ phiếu so với thị trường.
- Risk premium: Phần bù rủi ro thị trường. Khoản này được tính bằng Rm – Rf, đây là khoản thưởng khi bạn đầu tư cổ phiếu so với cầm giữ các tài sản khác. Đầu tư cổ phiếu sẽ có rủi ro cao trong khi cầm giữ tài sản sẽ có rủi ro thấp.
- Rm – Required market return: Tỷ suất sinh lời yêu cầu.
VD: Trường hợp Rf = 3%, hệ số Beta là 0.74, thu nhập kỳ vọng là 15% thì Ke = 3% + 0.74 x (15% – 3%) = 11.88%
Giải thích
Khi đầu tư, bất kỳ nhà đầu tư nào cũng mong được bù đắp rủi ro cũng như giá trị thời gian của tiền. Trong mô hình CAMP, tỷ lệ rủi ro chiếm giá trị thời gian của tiền và các thành phần khác của mô hình này sẽ tính đến việc nhà đầu tư có thêm rủi ro. Hệ số Beta chính là thước đo mức độ rủi ro, nếu beta lớn hơn 1, tức là cổ phiếu có rủi ro cao hơn thị trường, ngược lại nếu hệ số beta nhỏ hơn 1 thì nó sẽ làm giảm rủi ro của danh mục đầu tư.
Tiếp đó, khi nhân hệ số beta với phần bù rủi ro thị trường (Risk premium), tức mức lợi nhuận kỳ vọng từ thị trường trên lãi suất phi rủi ro, rồi thêm lãi suất phi rủi ro vào bản beta của cổ phiếu cùng phần bù rủi ro thị trường sẽ cho ra một kết quả. Đây chính là kết quả giúp nhà đầu tư nhận biết tỷ suất lợi nhuận hay chiết khấu cần thiết mà họ có thể dùng để tìm ra giá trị của một loại tài sản nào đó. Nhìn chung, công thức CAMP sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá cổ phiếu nào đó đã được định tương đối hay chưa khi so sánh rủi ro, giá trị thời gian của tiền với lợi nhuận kỳ vọng.

Chúng ta sẽ đến với một ví dụ để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của công thức CAMP
VD: Nhà đầu tư đang xem xét cổ phiếu có trị giá 200$ cho mỗi cổ phiếu ngày hôm nay trả cổ tức hàng năm là 3%. Hệ số beta của cổ phiếu so với thị trường là 1.23, tức nó có rủi ro cao hơn so với thị trường. Giả định lãi suất phi rủi ro là 3% và nhà đầu tư kỳ vọng thị trường sẽ tăng giá trị 7% trong mỗi năm.
Như vậy, CAMP được dùng để tính chiết khấu cổ tức dự kiến cùng với sự tăng giá vốn của cổ phiếu trong thời gian nhà đầu tư nắm giữ dự kiến. Nếu giá trị chiết khấu của dòng tiền tương lai bằng 200 đô thì CAMP thể hiện rằng cổ phiếu đó được định giá tương đối so với rủi ro.
Ứng dụng của mô hình CAMP
- Mô hình CAMP giúp nhà đầu tư đánh giá tính hợp lý của những kỳ vọng trong tương lai, đồng thời có thể so sánh một số giá trị. Ví dụ một cố vấn đề xuất đầu tư cổ phiếu với giá 100$, vị cố vấn đố sử dụng mô hình CAMP để điều chỉnh giá có tỷ lệ chiết khấu 15%. Từ đó, nhà đầu tư của cố vấn đó có thể dùng thông tin này so sánh với kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và các công ty cùng ngành để đánh giá tính hợp lý của con số 13%.
- Có thể sử dụng mô hình CAMP cùng với đường biên hiệu quả để đánh giá danh mục đầu tư hay hiệu suất cổ phiếu cá nhân mình đang nắm giữ so với phần còn lại của thị trường.
- Nhà đầu tư có thể dùng mô hình CAMP để đánh giá liệu danh mục đầu tư đã xây dựng và những khoản nào không nằm trong đường thị trường chứng khoán – SML, từ đó thực hiện những thay đổi hợp lý để cải thiện lợi nhuận của mình.
Đó là khái niệm mô hình CAMP, cách tính và ứng dụng của mô hình này. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và hỗ trợ bạn có những khoản mục đầu tư hợp lý, hiệu quả nhất!