Các nhà đầu tư nếu muốn tham gia vào thị trường chứng khoán trước hết cần phải tích lũy đầy đủ các kiến thức liên quan để có cái nhìn sâu sắc và đánh giá chính xác nhất về một công ty trước khi ra quyết định đầu tư. Trong đó, những chỉ số phản ánh giá trị tài sản như NAV đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy, NAV trong chứng khoán là gì? Công thức tính NAV chính xác nhất hiện nay? Hãy cùng Ohmoney trả lời các câu hỏi trên qua bài viết được chia sẻ dưới đây!
NAV trong chứng khoán là gì?
NAV là từ viết tắt của Net Asset Value, trong tiếng Việt được gọi là giá trị tài sản thuần. NAV thường được sử dụng để đánh giá liệu giá trị tài sản của doanh nghiệp có tương xứng với định giá hiện tại hay không. Hay nói cách khác, NAV chính là một chỉ số quan trọng thể hiện giá trị thị trường của mỗi cổ phần công ty.

NAV sẽ bao gồm: Vốn điều lệ hay còn gọi là vốn góp từ các cổng đông của công ty; Vốn được tạo ra từ lợi nhuận của doanh nghiệp; và Vốn thu được từ hoạt động phát hành cổ phiếu.
Các nhà đầu tư sẽ sử dụng chỉ số này để đánh giá cơ hội và rủi ro sẽ có nếu tham gia đầu tư. Có nhiều trường hợp vốn cổ đông của một doanh nghiệp thấp, nhưng tài sản thể hiện bên ngoài lại cao thì có thể khoản chênh lệch đó đến từ vốn vay. Và lúc này, nhờ có NAV, nhà đầu tư có thể đánh giá được giá trị tài sản ròng của công ty để cân nhắc khi mua chứng khoán từ công ty ấy.
Ví dụ, vốn điều lệ của công ty là 80 tỷ đồng, khoản nợ phải trả của công ty là 20 tỷ đồng, như vậy tổng tài sản của công ty sẽ là 100 tỷ đồng. Và NAV của công ty thực chất chỉ có 80 tỷ đồng mà thôi.
Cách tính NAV trong chứng khoán là gì?
Công thức:
NAV = (Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả) / Tổng số cổ phiếu đang lưu hành

Tính được chỉ số NAV sẽ giúp các nhà đầu tư có thể xác định được giá trị tài sản ròng và những cơ hội, rủi ro sẽ có khi tham gia đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó. Tuy nhiên, bạn cần phải linh hoạt lựa chọn chỉ số NAV cho cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ dựa vào loại hình đầu tư để có những nhìn nhận, đánh giá khách quan và chính xác nhất. Trong đó, tổng tài sản của một doanh nghiệp sẽ tương đương với tổng giá trị cổ phiếu được tính theo tiền mặt và thị giá.
Ý nghĩa của NAV trong chứng khoán
Như vậy, có thể khẳng định rằng chỉ số NAV đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra các đánh giá về hiệu quả mà hoạt động đầu tư của quỹ mang lại, liệu những hoạt động đó có đang tăng trưởng hay là không. Ngoài ra, chỉ số này còn mang ý nghĩa to lớn đối với thị trường đầu tư, cụ thể là:
- Trường hợp 1: giá cổ phiếu mà công ty phát hành thấp hơn so với NAV, điều này thể hiện rằng doanh nghiệp đang sở hữu sẵn nguồn vốn tích lũy chủ yếu được tạo ra từ nguồn lợi nhuận công ty để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Vì thế, nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm khi mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó.
Ví dụ: Trong trường hợp một công ty phát hành cổ phiếu có giá là 200.000đ nhưng NAV lại lên đến 250.000đ, thì có thể kết luận rằng doanh nghiệp đó đã có nhiều nỗ lực trong việc tích lũy nguồn vốn và tạo ra lợi nhuận từ nguồn vốn cũ hoặc các quỹ dự phòng. Như vậy, nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu với giá 250.000đ mà không cần phải quan ngại. Bởi vì số tiền bạn mua vẫn đang đúng với giá trị thật của doanh nghiệp đó.

- Trường hợp 2: khi NAV không có sự thay đổi, nhưng công ty vẫn đang kinh doanh tốt và tạo ra khoản lợi nhuận cao thì các nhà đầu tư vẫn có thể tiếp đầu tư. Bởi vì trong thời gian ngắn sắp tới, rất có thể bạn có thể thu được một khoản lời lớn đấy!
Ví dụ: khi giá chỉ số NAV của doanh nghiệp nằm ở mức 250.000đ, tuy nhiên giá trị mà nó mang lại có thể cao hơn so với con số trên, thì bạn có thể mua cổ phiếu ở mức giá cao hơn để thu về lợi nhuận khi NAV tăng giá trị trong thời gian sắp tới.
- Trường hợp 3: Chỉ số NAV không đổi, nhưng tình hình làm ăn của công ty lại không tốt, thường xuyên thua lỗ dẫn đến khoản tiền vay còn cao hơn so với NAV thì nhà đầu tư nên cân nhắc bởi công ty đó rất có thể đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro
Ví dụ: Nếu NAV của doanh nghiệp là 240.000đ, nhưng hoạt động kinh doanh lại không mấy khả quan, thường xuyên thua lỗ khiến NAV có thể sẽ giảm thì bạn cần đánh giá và phân tích lại trước khi quyết định đầu tư. Hãy thật sự tỉnh táo và khôn ngoan, đồng thời luôn nhớ rằng “lợi nhuận cao chắc chắn sẽ đi kèm với rủi ro lớn”.
Như vậy bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “NAV trong chứng khoán là gì?” của đa số bạn đọc. Từ đó, dựa vào NAV, các nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận định, phân tích cũng như đánh giá chính xác về một công ty và đưa ra quyết định đầu tư khôn ngoan nhất để thu về lợi nhuận cho mình.