BMS – Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Minh là một cái tên không quá xa lạ đối với các nhà đầu tư chứng khoán. BMS đã và đang phát triển mạnh trên thị trường, được đánh giá tốt bởi các chuyên gia tài chính. Đâu là cách đánh giá và nhận định cổ phiếu BMS tốt để đầu tư? Cùng Ohmoney xem ngay nội dung bài viết dưới đây.
1. Thông tin tổng quan về mã cổ phiếu BMS – Công ty CP chứng khoán Bảo Minh

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Minh (BMS) do Công ty Cổ phần Bảo Minh thành lập năm 2008. Công ty cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán, kinh doanh chứng khoán, tư vấn kinh doanh, bảo lãnh phát hành, lưu ký chứng khoán và các dịch vụ liên quan khác. Kể từ tháng 8 năm 2018, BMS đã được giao dịch trên thị trường UPCoM.
Ngoài ra, kết thúc phiên giao dịch ngày 23/8/2022, BMS có những chỉ số như sau:
Mã cổ phiếu | BMS |
Giá cổ phiếu của BMS thời điểm hiện tại | 11700 |
Giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu BMS ở thời điểm hiện tại | 713.58 |
Số lượng của phiếu đang lưu hành | 60,99 triệu |
Chỉ số EPS (Thu nhập trên mỗi cổ phiếu của năm gần nhất) | 3,532 |
Chỉ số PE năm 2021 | 6.71% |
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) | 25.87% |
Thu nhập trung bình (ROA) | 18.1% |
>>> Có thể bạn quan tâm:
Bài 3: Cách Định Giá Cổ Phiếu Và Lựa Chọn Giá Mua Hợp Lý
Top 10 cổ phiếu ngành y tế có lợi nhuận sau thuế lớn nhất thị trường chứng khoán
2. Nhận định cổ phiếu BMS – Công ty CP Chứng khoán Bảo Minh

2.1 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của cổ phiếu BMS
Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây của doanh nghiệp Bảo Minh như thế nào?
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh mã chứng khoán BMS
Trong 2 quý đầu năm 2022, doanh thu hoạt động của chứng khoán Bảo Minh giảm 132 tỷ đồng, tương đương với 37% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với tình hình sụt giảm trong 2 quý đầu năm của thị trường chứng khoán cũng đã tác động đến mảng tự doanh của BMS, thể hiện ở việc lợi nhuận từ tài sản tài chính giảm trong quý 2 thông qua lãi / lỗ (FVTPL). Giảm 39% xuống gần 122 tỷ đồng đồng thời khoản lỗ tài sản tài chính FVTPL tăng gấp 8 lần lên 276,6 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí tự doanh, mảng này của BMS lỗ 160 tỷ đồng. Khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi lên, hoạt động tự doanh đã làm tăng doanh thu và lợi nhuận của BMS so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, dư nợ gốc cho vay ký quỹ của BMS trong 3 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 24 tỷ đồng và tạm ứng tiền bán chứng khoán đạt gần 39 tỷ đồng, tăng lần lượt 83% và 44% so với đầu năm. Kết quả, lợi nhuận trước thuế quý I / 2022 đạt hơn 125 tỷ đồng, tăng hơn 680% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng doanh thu hoạt động của Chứng khoán Bảo Minh đạt gần 329 tỷ đồng trong sáu tháng đầu năm 2022, gần như đi ngang so với đầu năm nhưng công ty lại báo lỗ ròng gần 33 tỷ đồng.
Tổng tài sản của BMS đạt gần 1.244 tỷ đồng vào cuối tháng 6/2022, tăng 3% so với đầu năm. Tài sản tài chính của FVTPL chiếm 66,7% tổng tài sản, trị giá 830 tỷ đồng, giảm 18% so với đầu năm.
Ngược lại, dư nợ cho vay tăng 49% lên gần 60 tỷ đồng vào cuối quý II / 2022 so với cuối năm 2021. Trong đó, dư nợ gốc cho vay ký quỹ của BMS vượt 21 tỷ đồng, ứng trước tiền bán chứng khoán vượt 39 tỷ đồng, lần lượt tăng 60,5% và 44% so với đầu năm. Nợ phải trả tại công ty tăng 16% lên gần 469 tỷ đồng. Nợ phải trả ngắn hạn tăng 15,7%, chủ yếu đến từ việc cộng thêm 162 tỷ đồng vay nợ thuê tài chính ngắn hạn.
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của mã chứng khoán BMS
BMS là cổ phiếu hoạt động khá nổi bật trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dù trải qua nhiều biến động nhưng CTCP Chứng khoán Bảo Minh luôn nhận được sự đánh giá cao từ các nhà đầu tư kinh nghiệm, chuyên gia tư vấn tài chính…Nhờ đó, BMS nhận được các giải thưởng lớn trong và quốc tế: Công ty chứng khoán được khách hàng hài lòng nhất, Dịch vụ tài chính tiêu biểu 2021…
Bên cạnh đó, tình hình kinh doanh của công ty Bảo Minh cũng có mức độ tăng trưởng vượt bậc trong các năm, đặc biệt là năm 2021. Cụ thể được trình bày trong nội dung phân tích dưới đây.

- Từ năm 2019 – 2021, BMS có Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán tăng trưởng vượt bậc. Cụ thể, năm 2019 BMS có doanh thu là 251,199 triệu đồng và năm 2021 có doanh thu lên đến là 552,113 triệu đồng.
- Lợi nhuận gộp của BMS cũng có tốc độ tăng nhanh đáng kể, năm 2021 tăng gần gấp 3 lần so với năm 2020. Các chỉ số lợi nhuận gộp của BMS cho thấy đạt 40,273 năm 2018 và có kết quả 261,677 năm 2021.
- Lợi nhuận sau thuế của mã cổ phiếu BMS năm 2021 tăng gấp 4 lần so với năm 2020. Biên độ lợi nhuận ròng (LNST/DT thuần) của BMS vào năm 2021 là 33.8%, con số này cho thấy công ty đang sử dụng các chiến lược phát triển hiệu quả. Từ đó tạo ra một khoản lợi nhuận lớn trong quá trình kinh doanh.
- Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ của năm 2020 có giảm so với năm 2019, tuy nhiên năm 2021 tăng mạnh gấp 4 lần so với 2020. Cụ thể chỉ số này tăng đột biến ở năm 2021 và đạt 186,798 triệu đồng.
=> Nhận định kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2022: Dù trải qua khó khăn khi thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm. Tuy vậy, cổ phiếu BMS vẫn duy trì ở mức độ tăng trưởng liên tục. Vì vậy, tác giả sẽ dự đoán tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu BMS sẽ có xu hướng tiếp tục gia tăng trong năm 2022.
2.2 Đánh giá triển vọng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
2.2.1 Mô tả về ngành chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang là miếng bánh khổng lồ thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Đặc biệt là trong những năm gần đây, bất chấp nhiều thách thức từ đại dịch Covid-19, thị trường này đã cho thấy sự tăng trưởng ổn định. Đồng thời, thể hiện qua những chỉ số cực kỳ ấn tượng được thảo luận sâu dưới đây.
- Năm 2021, chỉ số VNIndex tăng 35,7% giữa tỷ lệ chênh lệch vốn hóa thị trường hiện tại và vốn hóa thị trường cơ sở. Đồng thời, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất Châu Á về chỉ số tăng trưởng.
- Trong ngày, khối lượng giao dịch tăng đều đặn. Trong đó, giá trị giao dịch bình quân mỗi ngày vượt 26,6 nghìn tỷ đồng. Tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2020.
- Tuy vậy, trong nửa đầu năm 2022, cho thấy thị trường chứng khoán có độ giảm nhưng vẫn có nhiều nhân tố tích cực.
Nguyên nhân chính khiến thị trường chứng khoán Việt Nam chuyển biến tích cực một phần là do lãi suất huy động được giữ ở mức thấp. Các công ty có yếu tố quy mô lớn đã công bố có lãi so với năm 2021; tình hình dịch đã không còn nhiều căng thẳng; các trụ cột trên thị trường có tốc độ phát triển sau thời kỳ Covid. Đồng thời, nhà đầu tư hiện có thể tiếp cận thị trường chứng khoán theo nhiều cách khác nhau thông qua các hình thức trực tuyến. Những điểm sáng giúp cho sự phát triển và thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh (Theo thitruongtaichinhtiente.vn).
Dựa trên những phân tích trên, chúng tôi có thể tự tin dự đoán rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có những bước đột phá cực kỳ mạnh mẽ trong những năm tới.
2.2.2 Những cơ hội phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai
Nhà đầu tư chứng khoán trải qua nhiều cung bậc cảm xúc trong nửa đầu năm 2022. Chỉ số VN-Index tăng vọt lên 1.528,57 điểm trong phiên giao dịch đầu năm (6/1), mức cao nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường đã trải qua nhiều đợt điều chỉnh sau đó và thanh khoản giảm.
Nhiều chuyên gia cho rằng sự sụt giảm của thị trường là do nhiều yếu tố gây ra. Trong đó Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại. Thị trường cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Tuy nhiên, hướng tới nửa cuối năm 2022, nhiều yếu tố hỗ trợ cho kỳ vọng của thị trường chứng khoán. Ví dụ, ước tính tăng trưởng GDP cả năm sẽ là 7,1%. Cùng với nỗ lực thúc đẩy gói kích thích kinh tế của Chính phủ, cần đẩy mạnh đầu tư công …
Do Việt Nam nằm trong chuỗi cung ứng nên nền kinh tế chịu tác động của lạm phát chậm hơn và ít hơn so với nhiều nước khác, cho phép chính sách kinh tế vĩ mô ổn định hơn. Ngoài ra, nhờ việc tăng vốn, hệ thống thanh khoản của các ngân hàng gần đây khá tốt.
2.3. Đánh giá về tình hình tài sản thông qua bảng cân đối kế toán của mã cổ phiếu BMS

2.3.1 Cấu trúc vốn cổ phiếu BMS, khả năng thanh toán và trả nợ của BMS
Tỷ lệ D/E của BMS = 0.5 (Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu)
Điều này cho thấy CTCP Chứng khoán Bảo Minh đang ít gặp khó khăn trong vấn đề đảm bảo tài chính. Công ty đang quản lý tốt các khoản nợ của mình. Do đó, nếu có vấn đề phát sinh thì BMS vẫn có đáp ứng đầy đủ năng lực tài chính cho các khoản ứng phó nợ.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: 3.27 (năm 2021)
- Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt: 0.2 (năm 2021)
Từ đó, ta có thể đánh giá được tổng tài sản hiện có của công ty CP Bảo Minh đang đáp ứng đủ các khoản nợ khi tới hạn phải thu. Bên cạnh đó, với đặc thù là một công ty chứng khoán nên danh mục hàng tồn kho của BMS luôn có giá trị bằng 0. Chúng ta có thể nhìn thấy thông qua Bảng Cân đối kế toán khi Tiền và các khoản tương đương với tiền có dấu hiệu sụt giảm trong năm 2021, dù 2017-2020 có dấu hiệu tăng nhanh. Tuy nhiên, đến quý 2/2022, có sự tăng đột phá của chỉ số Tiền và các khoản tương đương với tiền khi đã tăng 160 nghìn tỷ đồng so với sự sụt giảm vào năm 2021 và quý 1/2022. Vì vậy, cổ phiếu BMS có mức độ thanh khoản cao và đáp ứng vấn đề chi trả được các khoản nợ ngắn hạn đến cùng một lúc.
=> Nhận định về khả năng thanh toán và tình hình tài sản của cổ phiếu BMS: Với bản chất là một công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán. Tương tự các công ty khác trong ngành BMS cũng có phần tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhiều hơn tài sản dài hạn. Cụ thể năm 2021, tài sản ngắn hạn của BMS tăng lên hơn 1.4 lần so với 2020, chiếm 99.4% tổng tài sản công ty. Còn tài sản dài hạn chỉ chiếm 0.96% trong tổng cơ cấu tài sản. Chính vì vậy, các chỉ số thanh toán nợ của công ty BMS luôn được đảm bảo.
2.4. Đánh giá tình hình lưu chuyển tiền tệ
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của cổ phiếu BMS: Âm 319,073 tỷ đồng vào năm 2021. Đồng thời kết quả này còn có xu hướng tăng liên tục qua các năm 2018 – 2021, đặc biệt có sự tăng nhanh năm 2021 khiến cho những rủi ro đầu tư hiện tại của BMS là khá cao.
Bên cạnh đó, dòng tiền từ hoạt động tài chính: Dương 20,000 tỷ đồng và đang có có xu hướng gia tăng, đặc biệt khi năm 2019 vẫn còn số âm, nhưng đến 2021 đã tăng trưởng vượt bậc so với 2019. Chính vì vậy, ta có thể nhận xét hoạt động kinh doanh của công ty BMS đang thu được lợi nhuận từ quá trình đầu tư tài chính chứ không phải đến từ quá trình kinh doanh. Và đây được xem là một trong những lý do khiến nguy cơ rủi ro đầu tư chứng khoán xảy ra. Nếu công ty liên tục thu lợi nhuận từ hoạt động tài chính để bù cho dòng tiền âm từ hoạt động kinh doanh. Đồng thời, tình trạng này tiếp tục được duy trì trong tương lai thì doanh nghiệp không thể huy động thêm nguồn vốn và khả năng mất thanh khoản sẽ rất cao.
Ngoài những yếu tố trên, dòng tiền từ hoạt động đầu tư vào năm 2021 của BMS còn đạt mức âm 2,191 tỷ đồng. Đồng thời chỉ số này còn đang có xu hướng tăng mạnh vào năm 2022 nên BMS được dự đoán là có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong thời gian sắp tới.
2.5 Nhận định về sự uy tín của Ban lãnh đạo
Chủ tịch HĐQT ông Thiều Hữu Chung

Hiện tại, ông đang là chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Bảo Minh – BMS và đồng thời là Thạc sĩ kinh tế có đến 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động Tài chính. Ông đã từng qua nhiều vị trí lãnh đạo cao cấp khác nhau tại Ngân hàng, Quản lý quỹ…
Mục tiêu: giúp BMS trở thành công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam
Tổng Giám đốc ông Hoàng Văn Thắng

Ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí cao cấp với 15 năm kinh nghiệm trước khi gia nhập BMS. Ông cũng là Thạc sĩ kinh tế và trở thành chuyên gia tư vấn tài chính cho nhiều dự án lớn, tầm cỡ.
Trưởng Ban kiểm soát Nguyễn Ngọc Thọ

Ông đã từng có nhiều năm công việc về Tài chính – ngân hàng trước khi gia nhập BMS. Với nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức tốt đã giúp ông có sự thành công trong công việc và thực hiện tốt vai trò kiểm soát, cố vấn cho BMS. Ông đã góp phần đóng góp tích cực cho công ty.
2.6. Tổng kết các nhận định về cổ phiếu BMS
Điểm nổi bật
- Từ năm 2018 có mức tăng trưởng tốt đến nay.
- Tiềm năng phát triển trên thị trường chứng khoán tăng cao.
- Doanh nghiệp có tính thanh khoản và khả năng thanh toán nợ tương đối tốt.
- Ban điều hành uy tín và có năng lực dẫn dắt công ty đạt được những mục tiêu đã đặtt ra trong tương lai.
Điểm hạn chế
- Doanh thu hiện tại đến từ hoạt động đầu tư tài chính, chưa đảm bảo được hiệu quả trong quá trình kinh doanh.
- Dòng tiền hoạt động kinh doanh vẫn đang ở tình trạng âm và công ty chưa có phương pháp để cắt giảm vấn đề này.
3. Định giá cổ phiếu BMS – CTCP Chứng khoán Thành phố Bảo Minh

Bài viết sẽ định giá và ước tính các giá trị của các chỉ số tài chính phù hợp với mỗi kịch bản phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây của cổ phiếu BMS. Trong tương lai, chỉ số có thể biến động và có thể thấp hơn khoảng định giá. Vì vậy, khi xem xét bạn cần đánh giá tình hình của thị trường để đưa ra kết quả đầu tư chính xác nhất.
Mức giá 1 = EPS (của 4 quý gần nhất) x PE (trung bình của ngành)
Mức giá 2 = EPS (năm trước) x PE (trung bình của chính cp đó trong 5 năm) x Tốc độ tăng trưởng (trung bình của 3 năm gần nhất)
Mức giá 3 = EPS (của 4 quý gần nhất) x 10 (đối với doanh nghiệp vốn lớn nên x12)
Từ đó, số liệu của CTCP Chứng khoán Bảo Minh quý 1/2022 như sau:
- EPS = 3,179 ngàn
- PE (trung bình của ngành) = 3.7
- PE (trung bình của BMS trong 4 năm) = 6.7825
- Tốc độ tăng trưởng BMS (trung bình của 3 năm gần nhất) = 71.4%
- EPS (của 4 quý gần nhất) = 3,532
Mức giá 1 = EPS (của 4 quý gần nhất) x PE (trung bình ngành) = 13,068
>>> Định giá cổ phiếu BMS là 13,068 VND/CP
Mức giá 2 = EPS (năm trước) x PE (trung bình của BMS trong 4 năm) x Tốc độ tăng trưởng (trung bình của 3 năm gần nhất) = 929 x 6.7825 x 1.714 = 10,800
>>> Định giá cổ phiếu BMS là 10,800 VNĐ/CP
Mức giá 3 = EPS (của 4 quý gần nhất) x 10 (đối với doanh nghiệp vốn lớn nên x12) = 3,532 x 12 = 42,384
>>> Định giá cổ phiếu BMS là 42,384 VND/CP
*Như vậy, khoảng định giá cổ phiếu BMS từ 10,800 – 42,384 VNĐ/CP
Chúng ta có thể nhận thấy, trong 6 tháng đầu năm 2022, mức giá của cổ phiếu BMS dao động từ 8,334 – 19,851 VND/CP. Do vậy, có thể thấy khả năng định giá khá gần với nhận định chung của thị trường.
Lưu ý: Các số liệu này lấy từ tháng 8/2022, do đó bạn đọc có thể tự điều chỉnh các chỉ số cho phù hợp để có tính ra được kết quả định giá chính xác hơn.
Với tiêu chí mua cổ phiếu của các doanh nghiệp tốt với mức giá tốt hời và đợi cao rồi bán lấy lãi. Nhà đầu tư có thể mua rẻ hơn khoảng dưới của giá trị, mức 15% (đối với các doanh nghiệp chưa có độ tin tưởng cao thì cần mua mức thấp hơn nữa, khoảng 25%). Khi đã tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp thì bạn có cách định giá tốt về cổ phiếu đó.
Nếu cổ phiếu BMS có giá trị từ 10,800 – 42,384 VNĐ/CP thì bạn sẽ canh mua khi giá về mức 9,180 VNĐ hoặc thấp hơn.
Lưu ý, các đánh giá chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn không nên lấy làm số liệu dẫn chứng để mua. Tại mỗi thời điểm thị trường sẽ biến động giá khác nhau và mức giá cổ phiếu nên mua sẽ không giống nhau.
Bên trên là toàn bộ nội dung của bài viết đánh giá và nhận định cổ phiếu BMS mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn có những nhận định chính xác nhất về công ty chứng khoán này. Nếu là một nhà đầu tư chứng khoán thông thái đừng bỏ qua các phân tích dược gợi ý phía trên nhé!