Công ty chứng khoán SSI là là biểu tượng không thể thiếu trong thị trường chứng khoán Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Vậy cổ phiếu SSI có phù hợp để đầu tư? Mọi người hãy cùng Ohmoney tìm hiểu để nhận định và đánh giá cổ phiếu SSI nhé
I. Thông tin tổng quan của mã cổ phiếu SSI – CTCP Chứng Khoán SSI
(lưu ý, thông tin và số liệu trong bài viết này được cập nhật tại ngày 17/07/2022)
Mã cổ phiếu: SSI
Giá cổ phiếu SSI (ngày 17/7/2022): 21,100 vnđ/cp
Vốn hóa: 20,947 tỷ
Số lượng cổ phiếu niêm yết: 994,750,022 cổ phiếu
EPS (Earning per share) của năm gần nhất: 2.71
PE: 7.79
ROE (return on equity): 22.38%
Năm thành lập: 1999
Địa chỉ trụ ở chính: 72 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM
Website thông tin chính thức: https://www.ssi.com.vn
Lịch sử chi trả lợi nhuận: SSI chia cổ tức đều đặn từ 2020 đến nay (3 năm liên tục), dưới hình thức tiền mặt và cả cổ phiếu thưởng
Tầm nhìn của doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) hoạt động dựa trên tầm nhìn “Chúng ta cùng thành công”. Thành công của SSI chính là được tận tâm, tận lực đem lại hiệu quả tối ưu cho Khách hàng, Cộng sự, Đối tác, Cổ đông và Cộng đồng. Chúng tôi phát hiện những cơ hội đầu tư mới trong thị trường tài chính và biến những cơ hội này thành lợi nhuận trong tầm tay.
(Số liệu được lấy từ nguồn: https://finance.vietstock.vn/SSI/financials.htm?tab=CSTC )
II. Đánh giá hoạt động kinh doanh ủa SSI
1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của SSI
Kết quả kinh doanh trong 5 năm gần nhất của doanh nghiệp SSI như thế nào?
Hoạt động kinh doanh | Cơ cấu doanh thu (2021) |
Dịch vụ chứng khoán | 52% |
Nguồn vốn và Kinh doanh tài chính | 11% |
Đầu tư | 35% |
Công ty Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) | 1% |
Dịch vụ đầu tư ngân hàng và khác | 1% |
Có thể thấy, ban lãnh đạo SSI đã đi đúng hướng với bản chất ngành chứng khoán, phần lớn doanh thu đến từ dịch vụ chứng khoán. Cụ thể, năm 2021, Dịch vụ Chứng khoán SSI phá vỡ kỷ lục với mức doanh thu đạt 4.140,7 tỷ VNĐ, chiếm 52% tổng doanh thu, tăng trưởng 200%, xấp xỉ doanh thu của 3 năm giai đoạn 2018 đến 2020 cộng lại. Bên cạnh thuận lợi đến từ sự tăng trưởng chung của TTCK và niềm tin của nhà đầu tư mới, SSI cũng ghi nhận những nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ môi giới và tư vấn đầu tư, kết nối giao dịch hiệu quả, phát triển các sản phẩm mới và tính năng mới trên nền tảng giao dịch, mở rộng mạng lưới chi nhánh và nhân viên môi giới và đáp ứng nhu cầu khác nhau của từng phân khúc khách hàng.
SSI đứng top mấy trong ngành?
SSI giữ vị trí thứ 2, nằm trong TOP 10 về thị phần môi giới quý 2 năm 2022.
SSI dẫn đầu 27 hạng mục vinh danh tại giải thưởng uy tín bậc nhất ngành chứng khoán Asiamoney Brokers Poll 2021

- Lợi nhuận gộp tăng trưởng tốt từ 2,021,808 tỷ (năm 2018) lên năm 4,288,619 tỷ (2021)
- NPM (net profit margin) – biên lợi nhuận ròng: 43.7% => NPM của SSI đang ở mức thấp so với trung bình NPM của công ty cùng ngành (49.54%). Điều này cho thấy chiến lược và cấu trúc tổ chức hoạt động của SSI không hiệu quả so với các công ty trong ngành.
- Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ tăng từ 1,304,930 tỷ (2018) xuống 2,695,914 tỷ (2020) => doanh nghiệp tăng trưởng, hoạt động hiệu quả
Nhận định cá nhân kết quả hoạt động kinh doanh của SSI trong các năm tiếp theo: tốc độ tăng trưởng vẫn đang giữ được xu hướng tăng
III. Đánh giá triển vọng ngành nghề cốt lõi và sản phẩm của doanh nghiệp SSI
1. Mô tả mô về ngành chứng khoán
Chứng khoán là một ngành có chu kỳ kinh doanh biến động mạnh, cổ phiếu của các công ty chứng khoán cũng diễn biến khá nhạy cảm, biên độ rất cao, bất kể đó là công ty chứng khoán lớn có thị phần ổn định trên top đầu thị trường. Trong năm 2021, ngành chứng khoán Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng vượt bậc. Nguyên nhân chính cho những thay đổi tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam là do một phần của khoản lãi suất huy động đang được duy trì ở mức thấp. Đồng thời, nhà đầu tư hiện nay đang có nhiều cách tiếp cận với thị trường chứng khoán thông qua các hình thức trực tuyến.
Chức năng của thị trường chứng khoán:
- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô
2. Ngành kinh doanh này đang trong giai đoạn nào?
Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital nêu quan điểm “Chúng tôi tin rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của một quá trình tăng trưởng kéo dài nhiều thập kỷ”. Ông cũng cho rằng, lĩnh vực quỹ mở của Việt Nam đang ở giai đoạn đầu phát triển, quỹ hưu trí doanh nghiệp mới chỉ bắt đầu được giới thiệu và thực tế là các sản phẩm phái sinh cũng chỉ mới được giới thiệu tại thị trường trong nước (loại hình đầu tư này dành cho nhà đầu tư trong nước vẫn còn sơ khai).
Lạm phát của Việt Nam vẫn đang được kiểm soát dưới mức mục tiêu của Chính phủ, kỳ vọng tăng trưởng GDP và EPS tương đối cao giúp thị trường chứng khoán Việt Nam duy trì mức định giá tương đối hấp dẫn, với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) tương đối cao và P/E tương đối thấp.
Ngoài ra, việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 86/NQ-CP của Chính phủ về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội ngày 11/7 vừa qua được xem là hành lang pháp lý quan trọng để thị trường chứng khoán tăng trưởng bền vững hơn.
Các chuyên gia cho rằng những nỗ lực thúc đẩy tính minh bạch và phát triển thị trường vốn Việt Nam trong thời gian gần đây cũng như sáng kiến để đáp ứng tiêu chí của thị trường mới nổi sẽ giúp thúc đẩy tiến trình nâng hạng thị trường lên mới nổi, qua đó thu hút dòng vốn quốc tế chảy mạnh về thị trường Việt Nam, góp phần dẫn vốn hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới
Nguồn thông tin:
https://laodong.vn/kinh-doanh/nam-2022-nen-dau-tu-vao-co-phieu-nhung-nganh-nao-988780.ldo https://baotintuc.vn/thi-truong-tien-te/tiem-nang-thi-truong-chung-khoan-nhin-ve-dai-han-20210817181658149.htm
https://www.vietnamplus.vn/chung-khoan-viet-nam-nhieu-tiem-nang-tang-truong-trong-dai-han/806649.vnp
3. Chính sách dài hạn và ngắn hạn ngành chứng khoán
Chính sách ngắn hạn
Số lượng tài khoản mở mới đầu năm 2022 tăng mạnh cho thấy các nhà đầu tư vẫn coi đây là kênh đầu tư hấp dẫn trong thời điểm hiện tại. Về ngắn hạn trong năm 2022 ngành chứng khoán rất nhạy cảm và chịu ảnh hưởng bởi dòng tiền, cụ thể ngành chứng khoán sẽ chịu tác động bởi các yếu tố sau:
– Các dự báo phát triển của TTCK Việt Nam sẽ phụ thuộc khá nhiều vào TTCK toàn cầu. Hiện nay, tình hình kinh tế – chính trị tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro tác động đến TTCK. Căng thẳng Nga – Ukraine, chính sách phong toả nghiêm ngặt nhằm đối phó với Covid-19 của Trung Quốc, động thái thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khoá trên thế giới đang làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra khủng hoảng kinh tế; kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại (IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2022 chỉ đạt 3,6%, WB dự báo ở mức 2,9%).Đặc biệt, yếu tố giá cả lương thực, năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt tăng cao tác động tiêu cực đến chi phí đầu vào và lợi nhuận của các doanh nghiệp, đồng thời, làm gia tăng áp lực lạm phát lên các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam” – đại diện UBCK chỉ ra.
– Cùng với đó, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) và nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đã có các động thái thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát. Từ đầu năm 2022 đến nay, FED đã 3 lần điều chỉnh lãi suất điều hành, với lần gần nhất tăng 0,75%, mức tăng cao nhất kể từ năm 1994. Động thái này làm tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá, trực tiếp ảnh hưởng tới TTCK toàn cầu và Việt Nam.
– Trong nước, bối cảnh căng thẳng quốc tế và áp lực lạm phát gia tăng, nhà đầu tư chuyển sang tâm lý thận trọng hơn trong đầu tư, tạo nên áp lực bán mạnh hơn trên TTCK. Tuy Ngân hàng Nhà nước hiện vẫn đang giữ nguyên mức lãi suất điều hành nhưng mặt bằng lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại đã gia tăng trong thời gian qua, thu hút dòng tiền quay trở lại hệ thống ngân hàng.
– Bộ Tài chính vừa qua cũng đã có động thái về việc hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK riêng lẻ hoặc xử lý vi phạm với hoạt động chào bán phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cho thấy đây không phải động thái siết chặt thị trường, mà để thị trường tiếp tục phát triển theo hướng bền vững, đồng thời bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.
Nhận định cá nhân: Sau thời gian biến động mạnh, chịu ảnh hưởng bởi dòng tiền trong nước và quốc tế. Nên Ohmoney nhận định trong ngắn hạn năm 2022 thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có xu hướng bão hoà.
Nguồn thông tin:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM220791
https://kinhtedothi.vn/thi-truong-chung-khoan-nam-2022-co-nhieu-dien-bien-phuc-tap.html
Chính sách dài hạn
Về dài hạn, thị trường tăng trưởng dựa trên nền tảng tăng trưởng lành mạnh của nền kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp. Các tin đồn thiếu kiểm chứng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, nếu có cũng chỉ mang tính chất nhất thời. Do đó, triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá lạc quan trong năm 2022 và các năm tới.
– Hệ thống giao dịch chứng khoán mới (KRX) dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2022 sẽ góp phần giải quyết điểm nghẽn về tỷ lệ ký quỹ giao dịch bằng tiền mặt, từ đó có thể thúc đẩy dòng vốn nước ngoài trở lại Việt Nam. Đại diện UBCK cho biết, một điểm nhấn đáng chú ý trong Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030 với mục tiêu chính là phát triển thị trường theo hướng bền vững thông qua việc nâng cao chất lượng hàng hóa và nền tảng cơ sở của thị trường, tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý và điều hành thị trường, đặc biệt là siết chặt công tác giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên TTCK.
– Đánh giá về thị trường từ nay đến hết năm 2022, nhiều chuyên gia cho rằng, TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng khi nhiều yếu tố tích cực tiếp tục được duy trì. Dịch bệnh vẫn được kiểm soát tốt hơn, các yếu tố nền tảng vĩ mô vẫn vững, các hoạt động kinh tế được khôi phục, tiêu dùng nội địa phục hồi, hoạt động du lịch quốc tế dần được mở cửa trở lại. Đây là những yếu tố rất quan trọng để tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt mức 6,5 – 7% – đó cũng là con số khá ấn tượng trong mặt bằng chung toàn cầu nếu Việt Nam đạt được.
– Ngoài ra, mặt bằng lãi suất có khả năng vẫn duy trì ổn định ở mức thấp để hỗ trợ kinh tế phục hồi, do vậy, dòng tiền có khả năng vẫn tiếp tục được thu hút vào TTCK.
– Khi tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh trong những năm sắp tới sẽ cung cấp thêm nhiều cơ hội đầu tư và thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
– Nhiều nhà đầu tư từ Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc… đang rất quan tâm tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Một trong những lý do lớn nhất là định giá P/E của Việt Nam đang ở mức rất hấp dẫn so với trong quá khứ cũng như so với các thị trường Đông Nam Á.
Nguồn thông tin: https://www.vietnamplus.vn/thi-truong-chung-khoan-viet-nam-lot-vao-tam-ngam-cua-nhieu-quy-ngoai/800406.vnp
4. Ước tính tốc độ tăng trưởng của ngành trong 5 năm tới
Đại diện Dragon Capital đánh giá rất cao triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam khi đưa ra nhận định “chúng ta đang nằm trên mỏ vàng trong vòng 5 năm tới,” nhất là khi cơ hội nâng hạng lên thị trường mới nổi gần như chắc chắn, vấn đề chỉ là nhanh hay chậm. Khi được nâng hạng, định giá thị trường ở mức P/E 12 lần là vô lý. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân của người dân ngày càng tăng, lượng người tham gia vào thị trường chứng khoán theo đó sẽ tăng lên rất mạnh trong 3 năm tới. Đặc biệt, các quỹ đầu tư lớn của thế giới cũng đã tìm đến Việt Nam.
Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới liên tục gia tăng trong thời gian qua, đến nay đạt gần 5,7 triệu tài khoản và hiện mới chiếm khoảng 5% dân số cũng cho thấy TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước.
Đại diện UBCK cho biết, một điểm nhấn đáng chú ý trong Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030 với mục tiêu chính là phát triển thị trường theo hướng bền vững thông qua việc nâng cao chất lượng hàng hóa và nền tảng cơ sở của thị trường, tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý và điều hành thị trường, đặc biệt là siết chặt công tác giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên TTCK.
Nguồn thông tin: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/trien-vong-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-van-lac-quan-trong-nam-2022-va-cac-nam-toi-103805.html
Nhận định cá nhân về ngành:
Đối với góc nhìn của tôi ngành chứng khoán có rất nhiều tìm năng khi kinh tế phục hồi, các chính sách tích cực từ phía chính phủ và vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. Trong năm 2022 có thể nói ngành chứng khoán chững lại bởi chịu tác động của yếu tố lạm phát, lãi suất, chính trị. Nhưng xét 5 năm tới thì ngành chứng khoán biến có tiềm năng tăng trưởng cao. Vậy nên điều quan trọng nhất của nhà đầu tư là chọn những công ty nào có khả năng tăng trưởng và triển khai dự án tốt nhất.
IV. Đánh giá chất lượng tài sản, bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp SSI
Đánh giá cấu trúc vốn SSI
Tỷ lệ D/E (Tỷ số Nợ vay trên Vốn chủ sở hữu): tăng 165.41% (năm 2019) đến 236.52% (2020) và giảm xuống 218.85% (năm 2021). Nhìn chung, SSI sử dụng đòn bẫy tài chính khá lớn để phục vụ tăng trưởng. Một tín hiệu tốt là năm 2021 công ty tăng tỷ lệ nợ nhưng số lợi nhuận sau thuế cũng tăng vượt bật chứng tỏ công ty sử dụng nợ để đầu tư hoạt động tài chính rất hiệu quả. Việc sử dụng đòn bẫy quá lớn cũng là con dao hai lưỡi khi. Do đó, nhà đầu tư phải luôn lưu ý vấn đề này. Nếu trong tương lai tỷ lệ D/E vẫn tiếp tục tăng nhưng kết quả khi doanh không tăng, thì cổ phiếu sẽ rơi vào trạng thái khá nguy hiểm.
Khả năng thanh khoản và trả nợ:
Khả năng thanh toán bằng tiền mặt: giảm từ 0.06 (2020) xuống còn 0.03 (2021)
Khả năng toán nhanh: giảm từ 0.06 (2019) xuống còn 0.03 (2021)
Tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio) giảm qua 3 năm từ 1.35 (2019) xuống còn 1.28 (2021). Tuy nhiên tỷ lệ này qua các năm đều lớn hơn 1 cho thấy tài sản ngắn hạn nhiều hơn nợ ngắn hạn thì không quá xấu
Nhận định cá nhân : Khả năng thanh toán nợ SSI qua các có xu hướng giảm, nếu chỉ số này tiếp tục giảm thì khá rủi ro đối với nhà đầu tư.
Vòng quay tiền
Vòng quay tài sản cố định: tăng đều qua 3 năm từ 24.35 ngày (2019) tăng lên 44.14 ngày (2021).
Vòng quay tổng tài sản: tăng đều qua 3 năm từ 0.13 ngày (2019) tăng lên 0.17 ngày (2021).
Vòng quay vốn chủ sở hữu: tăng đều qua 3 năm từ 0.35 ngày (2019) tăng lên 0.62 ngày (2021).
Nhận định cá nhân : Các hệ số đều tăng lên cho thấy doanh nghiệp SSI có thể đảm bảo các khoản nợ của mình.
Đánh giá về tài sản
Tài sản ngắn hạn tăng mạnh từ 2019 sang 2021, tăng từ 22,291 tỷ lên 46,540. Lý do tăng mạnh nằm ở các khoản cho vay 23,698 tỷ (2021) chiếm 50%; Tài sản tài chính theo giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ (FVTPL) 12.023 tỷ chiếm 25% và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) 7.834 tỷ (2021) chiếm 16% tổng tài sản ngắn hạn. Đặc biệt, khoản cho vay ngắn hạn tăng từ 5,359 tỷ (2019) lên 23,698 tỷ (2021).
Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao nhất 92% tổng tài sản, trong khi đó tài sản dài hạn chỉ chiếm 2%.
Nhận định cá nhân về tài sản của SSI: bản chất là công ty chứng khoán nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn là hoàn toàn dễ hiểu để thực hiện các nghiệp vụ cho vay. Đồng thời, các khoản cho vay này tăng lên chứng tỏ trong tương lai lợi nhuận công ty sẽ tăng.
Đánh giá về nguồn vốn SSI
Nợ phải trả tăng mạnh từ 2019 sang 2021, tăng từ 17,643 tỷ lên 36,573 tỷ. Lý do tăng mạnh nằm ở khoản vay ngắn hạn 31,121 tỷ (2021) chiếm 55% nợ phải trả và tăng từ 15,550 tỷ (2019) lên 31,121 tỷ (2021).
Vốn chủ sở hữu tăng đều từ 2019 sang 2021, tăng từ 9,401 tỷ (2019) lên 14,220 tỷ (2021). Lý do tăng mạnh là nằm ở vốn đầu tư của chủ sở hữu 10,643 tỷ chiếm 74% vốn chủ sở hữu. -> Có thể thấy, nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao nhất 72% tổng nguồn vốn, trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 28%.
Nhận định cá nhân về nguồn vốn của SSI: nguồn tiền được tài trợ thông qua vay nợ và công ty phải gánh tiền lãi khá lớn, điều này cho thấy SSI sử dụng đòn bẩy tài chính cao và chứa nhiều rủi ro.
Nhận định cá nhân về nguồn vốn của SSI: Nợ phải trả SSI tăng lên qua các năm là một lợi thế để từ các khoản nợ và vay này doanh nghiệp sẽ chiếm dụng được vốn và sinh lời nhiều hơn trong tương lai. Đối với công ty chứng khoán thì nợ càng nhiều càng tốt. Vì lý do công ty sẽ đi vay từ bên ngoài và cho vay lại với mức lãi suất cao hơn. Đặc biệt, đối với chứng khoán thì khi cho vay chắc chắn sẽ đòi lại được (Ví dụ nhà đầu tư muốn vay 1 tỷ thì trong tài khoản cũng phải nộp vào 500 triệu và chỉ cần danh mục của nhà đầu tư giảm giá xuống 1 mức nhất định thì bên công ty chứng khoán sẽ bán sạch để lý tiền lại).
Đánh giá tình hình lưu chuyển tiền của SSI
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: âm 10,419 tỷ (vào 2021) và có xu hướng âm tăng qua các năm => khá rủi ro
Dòng tiền từ hoạt động tài chính: dương 8330 tỷ (2021) và có xu hướng tăng mạnh qua các năm => nợ tăng đồng thời lợi nhuận của SSI cũng tăng qua 3 năm cho thấy SSI sử dụng nợ hiệu quả.
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: âm 6,203 tỷ (2019). Từ năm 2020 dương 4.278 tỷ và năm 2021 giảm xuống 2.841 tỷ => Ổn
Nhận định cá nhân về dòng tiền của SSI: theo góc nhìn của tôi, tình hình lưu chuyển tiền của SSI còn nhiều rủi ro.
Đánh giá năng lực, uy tín của lãnh đạo SSI
Chủ tịch hội đồng quản trị:
Nguyễn Duy Hưng (sinh năm 1962) trở thành thành viên HĐQT từ năm 1999 đến nay.
Năng lực: Ông Hưng là người sáng lập Tập đoàn PAN, đồng thời là người sáng lập, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán SSI – công ty đầu ngành trong lĩnh vực chứng khoán và đầu tư tại Việt Nam.
Uy tín: Ông được biết đến là một doanh nhân thành đạt ở Việt Nam, ông còn là nhà đầu tư có uy tín hàng đầu trên thị trường, đặc biệt là trong thị trường chứng khoán. Ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng ba nhờ những đóng góp cho sự phát triển thị trường chứng khoán.
Hoạt động mua bán cổ phiếu: ông Nam nắm giữ hơn 6,784,700 cổ phiếu SSI và thường xuyên đăng ký bán cổ phiếu
Tổng giám đốc:
Nguyễn Hồng Nam (sinh năm 1967) trở thành tổng giám đốc tập đoàn SSI từ 2020
Năng lực: trong quá khứ ông đã từng trải qua các vị trí khác nhau như:
- Từ năm 1999 : Ủy viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán Sài Gòn; Thành viên Hội đồng quản trị Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí
- Từ năm 1998 đến năm 1999 : Giám đốc Công ty Pan Pacific -Tp HCM
- Từ năm 1994 đến năm 1998 : Chuyên viên Vụ Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch Đầu tư
Uy tín: ông là người đã có 20 năm đồng hành cùng sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hoạt động mua bán cổ phiếu: ông Tài nắm giữ hơn 3,492,999 cổ phiếu SSI và thường xuyên bán cổ phiếu từ 2019 đến nay
V. Tổng kết đánh giá về cổ phiếu SSI trên nền tảng cơ bản
Điểm cộng:
Lãnh đạo có năng lực trong lĩnh vực tài chính, giúp SSI đảm bảo vốn triển khai dự án
Lợi nhuận sau thuế tăng và duy trì được 3 năm liên tiếp
Vòng xoay tiền tăng, hoạt động hiệu quả
Các khoản cho vay và các khoản cho vay tăng sẽ nhiều tiềm năng sinh lời trong tương lai
Điểm trừ:
Khả năng thanh toán nợ giảm
Rủi ro về dòng tiền hoạt động kinh doanh vẫn đang âm trong suốt 3 năm => đây là điểm trừ theo tôi là đáng ngại nhất ảnh hưởng đến định giá của SSI
Trong 2 quý đầu năm 2022, thị trường chứg khoán giảm mạnh kéo theo lợi nhuận SSI giảm.
Chủ tịch hội đồng quản trị thường xuyên bán cổ phiếu
VI. Định giá cổ phiếu SSI
(lưu ý, định giá ở đây chị là ước tính giá trị hợp lý của SSI ở mỗi kịch bản. Giá thực tế có thể dao động cao hơn hoặc thấp hơn khoảng định giá)
Khoảng giá phù hợp với giá trị của SSI đối với kịch bản SSI có lợi nhuận biến động, tăng giảm theo chu kỳ
Mức giá 1: EPS (5 năm gần nhất) * 8 = 2,526 * 8
Giá SSI 1: 20,209 vnđ/cp
Mức giá 2 = Giá sổ sách = 14,475 vnđ/cp
Giá SSI 2: 14,475 vnđ/cp
Mức giá 3: Giá cao nhất mà cổ phiếu này từng đạt được
Giá SSI 3: 52,034 vnđ/cp
Tóm lại: SSI được đánh giá là một trong những cổ phiếu thú vị vì tiềm năng tương lai. Với mức giá ở giai đoạn này (ngày 17/07/2022) thì SSI vẫn là một deal đầu tư tốt. Nếu nhà đầu tư quyết định mua SSI ở mức giá dưới 21,712 vnd/cp thì không cần phải quá lo lắng vì đó là vùng giá khá thấp so với giá trị công ty SSI sau khi đã tính toán các rủi ro hiện hữu.