Pe là gì? Những sai lầm cơ bản khi sử dụng chỉ số PE khi phân tích cổ phiếu

Pe là một chỉ số nhận được sự quan tâm nhiều nhất của các nhà đầu tư chứng khoán. Bởi lẽ, nó mang lại góc nhìn tổng quan nhất về giá cổ phiếu của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên chính xác chỉ số Pe là gì? Những sai lầm cơ bản khi sử dụng số PE khi phân tích cổ phiếu ra sao? là điều mà không phải ai cũng biết. Cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho bản thân nhé!

Tổng quan về chỉ số Pe là gì?

Khái niệm về chỉ số Pe

Chỉ số tài chính Pe có tên gọi đầy đủ là Price to Earning ratio. Nghĩa tiếng Việt là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và giá thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Trong đó:

  • Giá thị trường của cổ phiếu là giá tại thời điểm cổ phiếu được mua và bán trên thị trường.
  • Thu nhập trên mỗi cổ phiếu là phần doanh thu sau thuế mà doanh nghiệp chia cho những cổ đông. Thường các cổ đông sẽ được nhận lợi nhuận trong năm kinh tế tài chính gần nhất.
khai niem ve chi so Pe la gi
Khái niệm về chỉ số Pe là gì?

Tóm lại, hiểu được chỉ số Pe là gì? Là một trong những phương pháp dễ dàng nhất để giúp các nhà phân tích tài chính xác định được cổ phiếu của một công ty đang cao hay thấp. Ngoài ra, chỉ số này còn cho biết các nhà đầu tư đang sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền cho một đồng cổ đông trong lợi nhuận của công ty đang được niêm yết trên sàn chứng khoán.

Công thức tính của chỉ số Pe

P/E = Price/ EPS = Giá thị trường của cổ phiếu / Thu nhập trên mỗi cổ phần

Cong thuc tinh chi so Pe la gi
Công thức tính của chỉ số Pe là gì?

Trong đó: 

  • EPS: là chỉ số kí hiệu cho biết mức lợi nhuận trên mỗi cổ phần mà doanh nghiệp đang phân bổ và đang lưu hành tại thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, chi số này còn phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của cổ phần doanh nghiệp. Nên đây cũng là chỉ số nhận được sự quan tâm nhiều nhất của nhà đầu tư chứng khoán. Chính vì vậy, công thức tính chỉ số này sẽ được xác định như sau: 

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành trên thị trường

  • Price: là giá thị trường của cổ phiếu được các doanh nghiệp niêm yết sắn trên sàn chứng khoán.

Ý nghĩa của chỉ số Pe là gì?

Đối với doanh nghiệp

Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, hệ số Pe có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của mỗi công ty. Bởi lẽ, chỉ số Pe càng cao sẽ là phản ánh của sự hiệu quả trong quá kình kinh doanh. Ngược lại, nó được xem là tiếng chuông báo động khi kết quả của hệ số này thấp hoặc âm. Từ đó, giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược cũng như chính sách phát triển phù hợp trong tương lai.

Ngoài ra, chỉ số Pe còn giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được thời gian để kiếm đủ tiền chi trả cho cổ phiếu ở thị giá hiện tại. Ví dụ: Chỉ số Pe của doanh nghiệp A có kết quả năm 2019 là 9 lần. Có nghĩa, doanh nghiệp phải mất khoảng 9 năm mới trả được giá trị cổ phiếu ở năm 2019.

y nghia cua he so Pe la gi
Ý nghĩa của chỉ số Pe là gì?

Đối với nhà đầu tư

Chỉ số Pe luông là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Bởi lẽ, chỉ số này phản ánh được một bức tranh tổng thể nhất về doanh nghiệp. Nó không chỉ giúp nắm bắt được tình hình kinh doanh mà còn giúp cho nhà đầu tư xác định được tiềm năng của một doanh nghiệp thông qua kết quả được niêm yết trên sàn chứng khoán qua các kỳ. Từ đó, giúp cho nhà đầu tư xem được số tiền bỏ vào có đang hoạt động tốt hay không. 

Chỉ số Pe như thế nào là tốt?

Thực tế, rất khó để đánh giá chỉ số Pe của một doanh nghiệp. Bởi lẽ, hệ số này cao hay thấp đều sẽ không có ý nghĩa khi nó đứng một mình. Vì vậy, điều quan trọng nhất khi đánh giá chỉ số Pe của một doanh nghiệp là bạn cần phải kết hợp nhiều hệ số có liên quan. Thậm chí, nên so sánh với chỉ số Pe của toàn ngành và mục tiêu dự kiến của doanh nghiệp. Từ đó là rõ nguyên nhân biến đổi khiến hệ số Pe của doanh nghiệp thay đổi.

Chỉ số Pe cao

Về cơ bản, chỉ số Pe càng cao sẽ thể hiện tình hình kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này lại không có độ chính xác cao khi doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ. Từ đó, phần lợi nhuận sau thuế lao dốc khiến cho hệ số EPS giảm mạnh và cho ra kết qua hệ số Pe có tỷ lệ cao. 

chi so Pe nhu the nao la tot
Chỉ số Pe như thế nào là tốt?

Trên cơ sở lý thuyết, chỉ số Pe phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về vấn đề gia tăng lợi nhuận từ cổ phiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần xét thêm một số yếu tố liên quan để đánh giá được chỉ số Pe như sau:

  • Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đều đặn qua các năm.
  • Ngành kinh doanh của doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng ổn định và không bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh.
  • Doanh nghiệp có tỷ suất biên lãi gộp cao và có sự tăng trưởng trong những năm gần đây.
  • Ngành kinh doanh không có nhiều đối thủ cạnh tranh. Từ đó khiến thị phần của doanh nghiệp sẽ liên tục gia tăng qua các năm.
  • Doanh nghiệp thường xuyên trả lợi nhuận cổ tức bằng tiền với tỷ lệ chia ở mức cao.

Chỉ số Pe thấp

Ngược lại, trường hợp doanh nghiệp có tình hình hoạt động kinh doanh nhưng chỉ số Pe lại không cao. Nguyên nhân đó là do hệ số EPS tăng lên và làm cho chỉ số Pe giảm đi. Từ đó khiến cho các cổ đông không nhìn thấy được tiềm năng phát triển của công ty. Và hệ quả là các cổ đông đồng loạt bán để chốt lời, hiện tượng giá cổ phiếu rớt,…

Thực tế, có nhiều nguyên nhân làm cho hệ số Pe thấp ở một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, chỉ số Pe của một doanh nghiệp thấp thương được bộc lộ quan nhưng yếu tố sau đây.

  • Ngành, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp không duy trì được tốc độ tăng trưởng qua các năm. Đồng thời, chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh bởi nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thay đổi.
  • Lợi nhuận doanh nghiệp nhờ vào doanh thu tài chính hoặc hoạt động kinh doanh không có tính ổn định.
  • Doanh nghiệp có tỷ suất biên lãi gộp không cao.
  • Ngành kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều đối thủ cạnh tranh và nhiều công ty mới được thành lập. Do đó, khả năng đào thải cao khiến thị phần liên tục rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh.
  • Doanh nghiệp thường xuyên tổ chức chia cổ tức bằng cổ tức để tăng nguồn vốn nhưng hoạt động kinh doanh thì càng ngày càng kém hiệu quả.

Những sai lầm cơ bản khi sử dụng chỉ số PE khi phân tích cổ phiếu

Pe là mộ hệ số quan trọng nhưng nó cũng có một số hạn chế và dẫn đến nhiều sai lầm cho nhà đầu tư tài chính như sau:

nhung sai lam khi su dung chi so PE khi phan tich co phieu
Những sai lầm cơ bản khi sử dụng chỉ số PE khi phân tích cổ phiếu
  • Dễ gây nên những quyết định đầu tư sai lầm cho nhà phân tích tài chính. Bởi, nhiều doanh nghiệp cố tình cung cấp những thông tin của báo cáo tài chính không chính xác.
  • Các công ty trong ngành khác nhau thì không nên đặt lên cùng một bàn cân chung để so sánh về hệ số Pe.
  • Không đưa ra một ước tính định giá tốt nhất cho các công ty đang phát triển rất nhanh.
  • Phải đặt Pe trong mối quan hệ so sánh. Nếu xét ở một khía cạnh cụ thể thì chỉ số này không có ý nghĩa.
  • Không nên đánh giá những doanh nghiệp có hệ số Pe cao nhưng không ổn định.

Bên trên là toàn bộ nội dung của bài viết Pe là gì? Những sai lầm cơ bản khi sử dụng chỉ số PE khi phân tích cổ phiếu mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích. Đồng thời giúp bạn có một nền tảng kiến thức về hệ số tài chính Pe. Cảm ơn đã đọc bài viết và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Mới nhất

Phân tích và nhận định cổ phiếu APS – Công ty CP chứng khoán APEC

Trong những năm gần đây, đầu tư là cách...

Review ngân hàng Nam Á Bank – NAB

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) chính...

Review bảo hiểm sức khỏe manulife

Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người cũng...

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu...

Quảng Cáo

spot_img

Cách Đầu Tư

Bài 5: Cách Quản Trị Vốn Và Quản Lý Danh Mục Đầu Tư

LỜI ĐẦU TIÊN: HỌC CÁCH QUẢN TRỊ VỐN VÀ...

Bài 3: Cách Định Giá Cổ Phiếu Và Lựa Chọn Giá Mua Hợp Lý

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ hướng dẫn...

Bài 1: Các Thuật Ngữ Trong Thị Trường Chứng Khoán Cần Phải Biết

Các cụ thường bảo nhau: Ngôn ngữ là chìa...
Lê Hoàng Việt (Levi)
Lê Hoàng Việt (Levi)https://www.linkedin.com/in/le-hoang-viet/
Đầu tư là cả một quá trình dài không phải chỉ 1, 2 năm!
spot_imgspot_img

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu khá phổ biến và được đông đảo nhà đầu tư quan tâm hiện nay. Tuy...

Cách nhận diện và đánh giá rủi ro của trái phiếu

Đầu tư vào trái phiếu là một hình thức đầu tư được nhiều chuyên gia chứng khoán tin tưởng đặt trọn tài sản của...

Tổng quan thị trường trái phiếu Việt Nam

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam đang được nhiều nhà đầu tư đánh giá rất cao trong tiềm năng phát triển trong nhiều...

Trái phiếu chuyển đổi là gì? So sánh lợi ích của trái phiếu chuyển đổi với trái phiếu thường

Trái phiếu chuyển đổi là một loại trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu vào một thời điểm nhất định trong...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here