Khi các nhà đầu tư tham gia chứng khoán, mỗi tháng bạn sẽ được nhận thông báo bản sao kê tài khoản chứng khoán của Công ty chứng khoán khi đó sẽ xuất hiện một khoản phí lưu ký chứng khoán. Đối với các nhà đầu tư lâu năm thì những thuật ngữ này không còn xa lạ nhưng đối với các nhà đầu tư còn non trẻ đôi khi lại là vẫn đề khá mới mẻ, không rõ ràng. Bài viết dưới đây Ohmoney sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về phí lưu ký chứng khoán là gì cũng như cách tính loại phí lưu ký là như thế nào.
I. Lưu ký chứng khoán là gì?
Trước khi hiểu được phí lưu ký chứng khoán, bạn cần nắm rõ thuật ngữ lưu ký chứng khoán là gì? “Lưu” là Lưu giữ, “Ký” là ký gửi. Lưu ký chứng khoán là hoạt động nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao và ghi nhận sở hữu chứng khoán trên hệ thống tài khoản tại Trung tâm lưu ký chứng khoán nhằm bảo đảm các quyền cũng như lợi ích cho người sở hữu chứng khoán. Hiểu đơn giản là có người đứng ra đảm bảo lưu giữ ký gửi số chứng khoán đó và chứng minh mình đang sở hữu bao nhiêu cổ phiếu của công ty này, bao nhiêu cổ phiếu của công ty kia. Và để đảm nhận được việc trên thì chỉ có duy nhất một cơ quan đó là Nhà nước và đại diện là Trung tâm lưu ký chứng khoán.
Minh họa dưới là Giấy chứng chứng nhận chứng khoán lần đầu do Trung tâm Lưu ký phát hành với mã chứng khoán: TD 2237123 và bắt đầu từ ngày 11/08/2022 Trung tâm sẽ nhận lưu ký cổ phiếu này

II. Một số nguyên tắc khi lưu ký chứng khoán
- Tất cả chứng khoán niêm yết phải được lưu ký tập trung và thực hiện theo nguyên tắc: khách hàng lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký và thành viên lưu ký tái lưu ký chứng khoán của khách hàng tại VSD (trung tâm lưu ký chứng khoán).
- Thành viên lưu ký chứng khoán của khách hàng với tư cách là người được khách hàng ủy quyền thực hiện các nghiệp vụ đăng ký, lưu ký.
- Chứng khoán của khách hàng tại thành viên lưu ký là tài sản thuộc sở hữu của khách hàng và cần tách biệt với thành viên lưu ký.
- Để tái lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký phải mở tài khoản lưu ký đứng tên thành viên lưu ký tại VSD
III. Phí lưu ký chứng khoán là gì?
Phí lưu ký chứng khoán là khoản chi phí nộp cho VSD để bảo đảm quyền sở hữu chứng khoán trên tài khoản của nhà đầu tư tại các Công ty chứng khoán. Thông thường vào cuối tháng, công ty chứng khoán sẽ gửi bản tính phí này cho nhà đầu tư.
Cách thức thu phí lưu ký:
Thị trường chứng khoán Việt Nam gồm 2 cấp quản lý. Cấp quản lý thứ 1 là cơ quan Nhà nước mà ở đây là VSD sẽ quản lý các thành viên là công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký. Cấp quản lý thứ 2 là các công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký này sẽ quản lý lại khách hàng của đơn vị mình là các cá nhân, tổ chức đầu tư chứng khoán. Do vậy, công ty chứng khoán chỉ đóng vai trò thu hộ khoản phí này cho VSD.
Phí lưu ký chỉ đánh vào các chứng khoán đã lưu ký, nếu bạn có rất nhiều chứng khoán như cổ đông Nhà nước, cổ đông nội bộ gắn bó lâu dài với công ty… và bạn xác định sẽ không bán, sẽ cầm giữ trong thời gian dài thì tốt nhất nên để ở dạng chứng khoán chưa lưu ký bởi lâu dài thì nó vẫn là một khoản phí nhất định.
IV. Điều kiện để lưu ký chứng khoán
Lưu ký chứng khoán có thể được đăng ký tại ngân hàng thương mại hoặc công ty chứng khoán. Tùy vào nơi bạn đăng ký lưu ký sẽ có điều kiện riêng:
- Ngân hàng thương mại
+ Có giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
+ Nợ quá hạn không quá 5% tổng dư nợ, có trong 5 năm gần nhất.
+ Địa điểm, trang thiết bị phục vụ hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán.
- Công ty chứng khoán
+ Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
+ Địa điểm, trang thiết bị phục vụ hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán.
V. Cách tính phí lưu ký chứng khoán
Phí lưu ký chứng khoán được quy định theo Thông ty 127/2018/TT-BTC phân chia thành 2 loại:
- Phí lưu ký cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền: 0,27 đồng/cổ phiếu/tháng.
- Phí lưu ký trái phiếu: 0,2 đồng/trái phiếu/ tháng.
Trên thông tư còn có quy định rõ, những đối tượng trả phí lưu ký cần nộp phí lưu ký trước ngày 15 hàng tháng và quy định này không áp dụng với những chứng khoán đăng ký lưu ký trên tài khoản tự doanh của Ngân hàng nhà nước.

Ví dụ tính phí lưu ký tháng 3/2020 của một tài khoản.
Ta thấy có 3 mã chứng khoán là 15.500 cổ phiếu C69, 7.500 cổ phiếu CTG và 4.700 cổ phiếu HDB, 1300 cổ phiếu chờ về không được tính vào. Như vậy tổng lượng cổ phiếu đầu ký của tài khoản trên là 15.500+7.500+4.700= 27.700 cổ phiếu.
Lưu ý, với phí lưu ký chứng khoán sẽ được tính từ ngày đầu tư thực sự sở hữu cổ phiếu theo chu kỳ thanh toán ngày T+2. Tương tự khi bán cổ phiếu cũng sẽ cộng thêm 2 ngày phí. Chằng hạn, nếu bạn mua cỏ phiếu ngày 10/08/2022 thì đến ngày 12/08/2022 mới là ngày bắt đầu tính phí lưu ký chứng khoán.
Dễ hiểu hơn dưới đây là bảng excel mô tả các tính phí lưu phí chứng khoán có sự biết động cổ phiếu trong kỳ tháng 08/2022.

Ta có thể dễ dàng tính được số lượng chứng khoán cuối ngày của tháng 8/2022. Tổng cộng là 6.6360 cổ phiếu. Khi đó sẽ chia cho 30 (tính cả ngày nghỉ và ngày lễ) và nhân với mức phí 0,27 đồng/cổ phiếu thì được kết quả là 57,24 đồng. Và đây là mức phí mà HSC thu với tài khoản chứng khoán ở trên trong tháng 08/2022.
Tương tự với các tài khoản khác bạn có thể áp dụng để tính mức phí lưu ký của mình.
VI. Tổng kết
Hy vọng những chia sẻ ở bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu được khoản phí lưu ký chứng khoán phải trả để đảm bảo được quyền lợi của mình. Và mình cần nhấn mạnh lại rằng, phí lưu ký chứng khoán này đơn thuần chỉ là khoản phí mà Trung tâm lưu ký chứng khoán thu, công ty chứng khoán chỉ có vai trò thu hộ trong trường hợp này và không có bất cứ công ty nào thu thêm vào.