Private Equity (hay còn gọi là quỹ đầu tư tư nhân) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các khía cạnh kinh doanh của một doanh nghiệp. Vậy, quỹ đầu tư Private Equity là gì? Cách đầu tư Private Equity tại Việt Nam có chu trình như thế nào? Hãy cùng Ohmoney tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

Private Equity là gì?
Private Equity còn có tên gọi khác là PE Fund (viết tắt là PE), thuật ngữ này dịch sang Tiếng Việt có nghĩa là quỹ đầu tư tư nhân. Tại Việt Nam, các quỹ đầu tư tư nhân PE thường hướng đến những doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao hoặc đang gặp khó khăn về vấn đề tài chính và cần có sự hỗ trợ về vấn đề quản trị.
Các quỹ đầu tư PE có thời gian đầu tư giao động trong khoảng từ 3 – 7 năm, sau đó sẽ bắt đầu thoái vốn và thu lợi nhuận. Tại Việt Nam, các quỹ PE có xu hướng đầu tư nắm giữ cổ phần thiểu số và khoảng tiền đầu tư rơi vào khoảng từ 5 – 50 triệu USD.
Một quỹ PE sẽ gồm:
- Limited partner (viết tắt là LP): chỉ các thành viên góp vốn với mục đích lấy lời và những thành viên này chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp, không có quyền tham gia quản lý điều hành quỹ.
- General partner (viết tắt là GP): chỉ các thành viên có trách nhiệm vô hạn, có quyền quản lý và điều hành quỹ.
Quỹ Private Equity hầu hết đến từ cá nhân, tổ chức có nguồn vốn lớn có thể chi ra trong một thời gian dài. Họ sẽ dùng nguồn số này để tài trợ về mặt công nghệ, mua lại hay tăng vốn lưu động, đồng thời giúp củng cố bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp nào đó.

Nhìn chung, những khoản mục đầu tư trích từ quỹ PE sẽ yêu cầu thời gian nắm giữ dài để đảm bảo nguồn vốn và cải thiện tình hình tài chính cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về mặt này. Ngoài ra, quỹ PE cũng góp phần tạo tính thanh khoản cho các công ty đại chúng trong việc bán cổ phần hoặc lần chào bán công khai đầu tiên.
Đặc điểm của quỹ đầu tư tư nhân Private Equity là gì?
Quỹ đầu tư tư nhân PE có các đặc điểm đặc trưng sau:
- Đội ngũ nhân sự có kỹ năng chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm: Nhân sự phải có chất lượng thì mới đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu mà tính chất công việc đưa ra. Với mức lương cao, khả năng sinh lời hấp dẫn thì dĩ nhiên nhân sự cũng cần có năng lực tương xứng.
- Quỹ PE gắn liền với thông tin mật: Đây được xem là đặc điểm đặc trưng và mặc định của các quỹ PE từ phía bên mua lẫn bên bán. Quỹ này sẽ hướng đến các đối tượng bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty chưa được niêm yết hoặc góp vốn vào các công ty TNHH.
- High risk – High return: Lợi nhuận cao gắn liền với rủi ro lớn là một mặc định bất thành văn đối với các hình thức đầu tư có tỷ suất sinh lời cao ngất ngưởng như PE. Vì thế, chỉ những nhà đầu tư có “cái đầu lạnh”, chịu được rủi ro mới có thể rót vốn đầu tư vào quỹ PE.
Cách đầu tư Private Equity tại Việt Nam – Chu trình đầu tư Private Equity là gì?
Để đầu tư quỹ Private Equity tại Việt Nam, bạn cần thực hiện theo chu trình sau:
Tìm kiếm doanh nghiệp tiềm năng
Tại Việt Nam, không thiếu các doanh nghiệp ít và nhỏ đang hoạt động, bên cạnh đó còn có vô số các doanh nghiệp khởi nghiệp mọc lên trên thị trường. Điều này mở ra cơ hội lớn cho việc đầu tư, nhưng để tìm kiếm được một doanh nghiệp chất lượng, có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai lại không phải là điều dễ dàng.

Đến khi đã tìm được doanh nghiệp đáng đầu tư, thì quỹ PE lại tiếp tục đối mặt với các vấn đề bao gồm:
- Vấn đề liên quan đến quyền sở hữu: Không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng chia sẻ quyền làm chủ, nhất là những chủ doanh nghiệp không thích bị theo dõi sát sao khi có tổ chức đầu tư quỹ PE. Vì thế, các quỹ đầu tư PE cần phải tìm được doanh nghiệp có lãnh đạo giỏi trong việc điều hành, đồng thời còn có tính trung thực cao. Từ đó mới hình thành được sự tin tưởng và những thương vụ PE sẽ có bước đệm để thành công.
- Vấn đề về báo cáo tài chính: Những doanh nghiệp nhỏ thường không có quy định cụ thể cũng như không rõ ràng trong các báo cáo tài chính, các nguyên tắc kế toán, kiểm toán cũng không được đảm bảo, còn mang tính tự phát khiến nhà đầu tư cảm thấy lo ngại và đôi khi họ phải đánh giá lại toàn bộ các số liệu tài chính.
Nếu đã chọn được doanh nghiệp giải quyết các khó khăn trên, thương vụ đầu tư mới có thể được thực hiện và đạt được thành công như mong đợi.
Chiếc lược thoái vốn của các quỹ đầu tư PE
Tìm kiếm cơ hội đầu tư và đưa ra mức giá đã là một khó khăn lớn, nhưng nó chưa phải là tất cả nếu bạn tham gia vào các quỹ đầu tư PE.
Chiến lược thoái vốn (hay Exit Strategy) đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhất là đối với thị trường còn mới và chưa ổn định về tính thanh khoản như Việt Nam.

Các nhà đầu tư có thể lựa chọn phương án thoái vốn là bán phần vốn góp cho một tổ chức đầu tư khác, hoặc niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Ngoài ra, phương án IPO – phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng cũng là một phương án thoái vốn được nhiều quỹ đầu tư PE áp dụng.
Từ đó, có thể thấy rằng quỹ Private Equity mang trong mình tiềm năng sinh lợi cực kỳ lớn, nhưng nó cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro không hề nhỏ. Các nhà đầu tư muốn đạt được kỳ vọng khi đầu tư cần phải tốn nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu môi trường cũng như nội tại của doanh nghiệp. Đồng thời, việc nắm bắt thời cơ và đưa ra những phương án, chiến lược hợp lý, hiệu quả quyết định sự thành công của một thương vụ đầu tư.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp thắc mắc Private Equity là gì, đồng thời đem đến những thông tin hữu ích xoay quanh quỹ đầu tư hấp dẫn này. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để biết thêm các thông tin mới nhất về tài chính – chứng khoán nhé!