ROE là gì? Thông số này liệu có thực sự quan trọng? Liệu nhà đầu tư có thể hiểu rõ khả năng sử dụng vốn thông qua chỉ số này? Cùng Ohmoney tìm hiểu rõ hơn về cách tính ROE và ý nghĩa của thông số trong bài viết sau.
1. ROE là gì?
ROE – Return on common equity hay còn được biết đến với tên gọi tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. Tỷ số ROE cho thấy khả năng sinh lợi của cổ đông khi đầu tư vào doanh nghiệp. Ví dụ chỉ số ROE trong Quý 1/ 2022 của FPT ( Vietstock – 10/07/2022) là 7.04. Điều này có nghĩa với 1 đồng vốn bỏ ra, nhà đầu tư sẽ thu về 7.04 đồng lợi nhuận.
ROE thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các công ty khác cùng ngành. Hiển nhiên công ty có chỉ số ROE cao hơn sẽ chiếm ưu thế hơn. Tỷ số lợi nhuận ròng càng cao cho thấy cổ đông đã sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. Tuy nhiên để xem xét đầu tư chứng khoán việc xem xét chỉ số ROE thôi là không đủ.

2. Cách tính ROE chuẩn
Công thức tính ROE cụ thể như sau:

Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế ( LNST): hay lợi nhuận ròng được xác minh bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất.
- Vốn chủ sở hữu (VCSH): Là nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp.
LNST và VCSH là hai thông số không thể thiếu trong các bảng BCTC thường niên của doanh nghiệp. Cụ thể, bạn dễ dàng tìm ra thông tin LNST của doanh nghiệp tại bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở hữu sẽ thuộc bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Ngoài ra, có thể xác định tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bằng cách: Tỷ lệ duy trì = 1 – tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông.
3. Ý nghĩa của thông số ROE là gì?
Để lý giải rõ hơn ROE là gì, Ohmoney sẽ giới thiệu rõ hơn về ý nghĩa của thông số này cho bạn đọc. Với tên gọi số lợi nhuận trên vốn doanh nghiệp, tỷ số ROE giúp các nhà đầu tư biết được số vốn mà mình bỏ ra sẽ thu về bao nhiêu lợi nhuận. Từ đó đưa ra quyết định nên đầu tư hay không. Một doanh nghiệp có chỉ số ROE ổn định ở mức cao cho thấy khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp hiệu quả.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phân tích và so sánh ROE của doanh nghiệp và ngành để đưa ra kết luận chính xác nhất. Theo đó, chỉ số ROE của 1 doanh nghiệp là cao hay thấp sẽ phụ thuộc tương đối (relative) vào mức độ trung bình của ngành nghề mà doanh nghiệp đó đang hoạt động.

4. Chỉ số ROE trong đầu tư chứng khoán
Trong đầu tư chứng khoán, ROE là chỉ số mà nhà đầu tư không thể bỏ qua. Mục đích cuối cùng của việc đầu tư là sinh lời và nếu giá trị cổ phiếu ngày càng tăng cao thì lợi nhuận thu về của nhà đầu tư cũng tăng mạnh. Do đó việc xem xét chỉ số ROE giúp nhà đầu tư dự đoán khả năng sinh lợi trong tương lai mà mã cổ phiếu đầu tư mang lại.

Ngoài ra, bằng cách lấy ROE nhân với tỷ lệ duy trì của công ty nhà đầu tư sẽ tính được tỷ lệ tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp – SGR. Theo đó, tỷ lệ tăng trưởng là phần trăm khoản thu nhập ròng công ty giữ lại để tái đầu tư, tài trợ cho tăng trưởng trong tương lai mà không cần phải vay nợ.
Trên thực tế, có rất nhiều nhà đầu tư dựa vào ROE để chọn ra mã cổ phiếu yêu thích. Các công ty có ROE thấp hoặc tăng giảm không đều thì nên hạn chế đầu tư.

5. ROE bao nhiêu là tốt
Vậy chỉ số ROE bao nhiêu là tốt? Thực tế, nhà đầu tư cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau để đưa ra kết luận chính xác nhất. Cụ thể, bạn cần xác định nhóm ngành đầu tư và áp dụng nguyên tắc chọn lựa doanh nghiệp có ROE cao hơn so với trung bình ngành.

Ví dụ: Theo báo cáo của công ty chứng khoán Bản Việt ( cập nhật ngày 10-07-2022), chỉ số ROE của ngành tài chính nói chung là 12.33%. Vậy nếu bạn là nhà đầu tư đang có nguyện vọng đầu tư vào các công ty thuộc nhóm ngành tài chính thì VCBS; SSI;… là những mã cổ phiếu hấp dẫn mà bạn có thể chọn lựa đầu tư. ( ROE > 12.33%)
6. Hạn chế của chỉ số ROE là gì?
Những hạn chế có thể kể đến của chỉ số ROE như: ROE có thể bị sai, lệch hay thay đổi do lỗ trong dài hạn, nợ vay lớn,… Đặc biệt, việc nhà đầu tư tính ra kết quả ROE sai thường rất dễ xảy ra. Bởi vì áp dụng nhiều công thức khác nhau như: sử dụng vốn chủ sở hữu trung bình hai kỳ, đầu kỳ, cuối kỳ,… Dẫn đến đưa ra kết quả không giống nhau, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định chọn mua cổ phiếu của nhà đầu tư.

Ngoài ra trong trường hợp ROE âm hoặc cực cao khiến cho ROE tăng lên bất thường được xem là một dấu hiệu cần cảnh báo. Cụ thể trong các trường hợp dư nợ lớn hay thu nhập ròng âm sẽ khiến ROE tăng bất thường. Cụ thể:
- Trong trường hợp công ty vay vốn nhiều khiến cho nợ phải trả tăng lên dẫn đến vốn chủ sở hữu giảm xuống ( VCSH= Tài sản – Nợ). Điều này khiến cho ROE của công ty tăng lên. Do vậy, đối với nhà đầu tư mới cần hết sức cẩn trọng trong việc nghiên cứu về thông số ROE.
- Ngoài ra trong trường hợp thu nhập ròng âm cao hơn VCSH cũng tạo nên ROE cao một cách giả mạo. Cụ thể, trong trường hợp doanh nghiệp vay nợ nhiều hay kinh doanh thua lỗ khiến VCSH giảm mạnh. Tuy nhiên nếu doanh thu tăng trưởng trở lại vô tình ROE lại tăng cao bởi VCSH đã giảm mạnh trong khi lợi nhuận lại tăng. Điều này gây hiểu lầm răng công ty đang phát triển mạnh mẽ.
7. Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROE
Dựa vào công thức tính ROE, bạn có thể suy luận ra các yếu tố ảnh hưởng đến ROE bao gồm:
- Tỷ suất lợi nhuận ròng: Chỉ số này cho thấy khả năng thu lợi của doanh nghiệp hay chứng tỏ doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không.
- Vòng quay tài sản: cho thấy doanh nghiệp có tạo ra nhiều doanh thu hơn tài sản hiện hành hay không
- Đòn bẩy tài chính: cho thấy mối quan hệ giữa tổng tài sản và nguồn vốn sẵn có của doanh nghiệp. Nếu đòn bẩy tài chính cao, cho thấy doanh nghiệp đang vay vốn bên ngoài nhiều hơn để kinh doanh.

Như vậy, với những thông tin cung cấp ở trên, Ohmoney hy vọng bạn đã hiểu hơn về ROE là gì. Hy vọng những thông tin liên quan đến cách tính ROE hay các yếu tố ảnh hưởng đến ROE,… sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn cho quá trình đầu tư của mình. Vui lòng truy cập trang chủ Ohmoney để biết thêm nhiều thông tin kinh tế tài chính liên quan.