Trong thị trường đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư luôn muốn đạt mức lợi nhuận cao nhất về mình nhưng làm sao phân tích được xu hướng giá đang tăng trưởng hay xuống dốc chắc chắn một công cụ không thể thiếu đối với các nhà đầu tư chính là Sóng Elliott. Vậy Sóng Elliott là gì? Cách xác định Sóng Elliot như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu sâu hơn về Sóng Elliott để phân tích thị trường một cách có hiệu quả hơn.
I. Sóng Elliott là gì?
Sóng Elliott là một trong những lý thuyết được phát minh bởi kế toán viên chuyên nghiệp người Mỹ Ralph Nelson Elliott. Là phương pháp mà các nhà giao dịch dùng để dự đoán thị trường và đường giá thông qua việc xem xét các chu kỳ.
Lý thuyết này lấy ý tưởng từ quan điểm rằng các mô hình, xu hướng giá thị trường được tạo thành từ diễn biến tâm lý đám đông. Tâm lý của đám đông diễn ra khá tự nhiên tuy nhiên nó sẽ theo một chu kỳ nhất định có khi rất phấn khởi, vui vẻ nhưng cũng có khi rất bi quan, chính vì thế nó sẽ thể hiện được những biến động giá đi theo các chu kỳ như vậy có lúc tăng có lúc giảm. Mô hình này cung cấp dữ liệu về những gì xảy ra trên thị trường. Theo lý thuyết nó không phụ thuộc vào khung thời gian bạn đang phân tích hay diễn biến thị trường theo cùng một kiểu mẫu.

Sóng Elliott giúp các nhà đầu tư nhận định được xu thế thị trường một cách chi tiết nhất, ngoài sàn chứng khoán sóng Elliott được phũ rộng trên nhiều sàn giao dịch như bitcoin, forex, crypto… miễn là ở nơi đó có đám đông, có hành vi và tâm lý của đám đông thì có thể sử dụng nó.
II. Cấu trúc của Sóng Elliott
Mô hình Song Elliott hoàn chỉnh bao gồm 2 giai đoạn, đó là giai đoạn sóng đẩy và sóng điều chỉnh. Cụ thể hoạt động của 2 giai đoạn này như sau:
Giai đoạn sóng đẩy
Ở giai đoạn sóng đẩy, mô hình sóng Elliott gồm 5 sóng (theo hình vẽ bên dưới), được đánh số từ 1 tới 5. Trong đó các sóng số 1 – 3 -5 là các sóng tăng, sóng số 2 – 4 là sóng giảm. Cần chú ý các đoạn sóng này phải có độ dài bằng nhau và trong 3 sóng cũng sẽ có 1 sóng dài hơn 2 sóng còn lại, thông thường sẽ là sóng 3 hoặc sóng 5.
Đặc điểm của từng con sóng:
- Sóng 1: giai đoạn thị trường bắt đầu đi lên. Bởi một số nhà đầu tư nhận thấy giá đăng ở thời điểm thích hợp để mua do đó người đầu tư sẽ đặt lệnh mua khiến giá bị đẩy lên cao.
- Sóng 2: sóng này hình thành khi nhà đầu tư thấy lợi nhuận đã đạt được mục tiêu của mình thì họ sẽ dừng không mua nữa làm cho giá giảm nhưng giá sẽ không xuống đáy.
- Sóng 3: khi giá có sự tăng nhẹ và đây chính là thời cơ để nhà đầu tư khác tham gia vào thị trường, giá bị đẩy lên cao. Và sóng này cũng là sóng dài và mạnh nhất,
- Sóng 4: sóng này xuất hiện khi các nhà đầu tư chốt deal vì họ thấy rằng thị trường đã tăng đủ. Tuy nhiên sóng này đánh giá là yếu hơn so với các sóng trước vì sẽ còn một số nhà giao dịch kỳ vọng giá tăng cao hơn.
- Sóng 5: đây sẽ là giai đoạn mà tất cả các nhà đầu tư mua ồ ạt khiến giá đẩy lên rất cao.

Giai đoạn sóng điều chỉnh
Sóng điều chỉnh bao gồm 3 sóng nhỏ trong một số trường hợp nó vẫn nhiều hơn 3 sóng nhưng không được vượt hơn 5 sóng, được ký hiệu theo bảng chữ cái là a, b, c.

Sóng điều chỉnh có 3 dạng mô hình căn bản có nguồn gốc từ mô hình Zig-zag, mô hình phẳng, mô hình tam giác.
Mô hình Zig-zag
Ở mô hình này những bước giá sẽ có xu hướng ngược với xu hướng của thị trường trước đó. Chiều dài cảu sóng B sẽ ngắn hơn so với chiều dài của sóng A và C. Thị trường cũng có thể xuất hiện 2-3 mẫu zig-zag liên tiếp nhau và ta có thể chia chúng thành các mô hình 5 sóng (mô hình sóng song song).

Mô hình phẳng
Mô hình phẳng là dạng sóng hồi di chuyển nằm ngang (sideways). Đây là mô hình thường gặp nhất trong thị trường. Ở mô hình này, chiều dài của các sóng tương đối bằng nhau. Sóng A-C sẽ cùng chiều với nhau, ngược chiều với sóng B. Một số trường hợp đặc biệt, sóng B có thể cao hơn sao với đỉnh của sóng A.

Mô hình hình tam giác
Là mô hình này được tạo từ 2 đường kháng cự với đường hỗ trợ phân kỳ hoặc từ đường hỗ trợ hội tụ với nhau. Mô hình này gồm 5 sóng chuyển động trong vùng của hai đường xư hướng và di chuyển trong xu hướng giá đi ngang. Mô hình tam giác của giai đoạn điều chỉnh rất đa dạng, nó có thể ở dạng tam giác cân, tăng giác mở rộng …

III. Cách giao dịch theo sóng elliott
Để có một giao dịch sóng elliott tốt, chúng ta cần thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Phân tích thị trường
Ví dụ, nhà đầu tư nhận ra sóng Elliott đang di chuyển theo xu hướng giảm. Trong đó, sóng điều chỉnh a, b, c đang chuyển động trong giai đoạn sideway; từ đó dần tạo thành mô hình phẳng. Vậy nên, thị trường chỉ có thể hình thành một sóng đẩy mới khi sóng c kết thúc.
Bước 2: Vào lệnh
Từ thời điểm mà sóng C bắt đầu như hình sau, bạn có thể đặt lệnh bán. Đây được coi là thời điểm đặt lệnh tiềm năng giúp các nhà đầu tư đuổi kịp xu thế đầu tiên của một sóng đẩy mới.

Bước 3: Cắt lỗ
Điểm cắt lỗ được phía trên đỉnh của sóng 4 và cách đỉnh này khoảng một vài pips.
IV. Tổng kết
Qua những chia sẻ trên, hi vọng các bạn sẽ hiểu khái niệm Sóng Elliott là gì, bản chất của từng loại sóng để áp dụng hiệu quả trong quá trình phân tích thị trường. Nhưng để đạt được những chiến lược đầu tư ngoài việc áp dụng Sóng Ellitott bạn cần phải kết hợp thêm những công cụ kỹ thuật khác để đưa ra quyết định chính xác nhất.