Thị trường trái phiếu ở Việt Nam đang được nhiều nhà đầu tư đánh giá rất cao trong tiềm năng phát triển trong nhiều năm tới. Bởi, kể khi ra đời đến nay đây là kênh đầu tư mang nhiều khoản lợi nhuận an toàn và hơn hết là nó ngày càng được thu hút được nhiều nhà đầu tư. Cùng Ohmoney nhìn lại thị trường trái phiếu Việt Nam thông qua nội dung của bài viết dưới đây nhé!
Thị trường trái phiếu là gì?
Đây được xem là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán trái phiếu giữa các nhà đầu tư và tổ chức phát hành hay trung tâm môi giới trái phiếu trên trên thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, đây cũng là nơi mà các tổ chức, chính phủ doanh nghiệp có thể phát hành công cụ nợ – trái phiếu nhằm mục đích huy động vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thành viên sở hữu trái phiếu doanh nghiệp sẽ được gọi là trái chủ (chủ nợ), còn doanh nghiệp phát hành cổ phiếu là tổ chức có trách nhiệm trả lãi cho trái chủ với toàn bộ nguồn vốn đã kêu gọi khi đến thời điểm đáo hạn hợp động trái phiếu.
Lịch sử hình thành thị trường trái phiếu Việt Nam
Tại Việt Nam, thị trường TP hình thành từ những năm 1990. Sau đó với sự ra đời của hệ thống kho bạc Nhà nước, sự hoàn thiện hệ thống pháp lý và thị trường chứng khoán đã tạo điều kiện cho thị trường trái phiếu Việt Nam từng bước phát triển.
- Năm 2000 được xem là một cột mốc quan trọng cho thị trường TP Việt Nam với sự ra đời của sàn giao dịch trái phiếu thứ cấp đầu tiên.
- Sau đó, từ 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO thì đã tạo sự bùng nổ với các trái phiếu do doanh nghiệp phát hành.
- Năm 2017, thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển đã giúp cho thị trường TP Việt Nam đa dạng hóa hơn về mặt sản phẩm cũng như các đối tượng đầu tư.
- Đến hết tháng 9/2018, tổng giá trị phát hành trái phiếu là 79.515 tỷ đồng, tăng 83% so với năm 2015 là 43.500 tỷ đồng, và tăng 32% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 1,48% GDP.
Ngoài ra, mới đây Chính phủ còn ban hành 03 Nghị định quy định về chào bán và giao dịch TPDN, bao gồm:
- Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về chào bán và giao dịch TPDN riêng lẻ, chào bán TPDN ra thị trường quốc tế.
- Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán gồm nội dung quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng.
=> Với những quy định mới này, thị trường TP Việt Nam đã có những thay đổi nhất định.
Các loại trái phiếu trên thị trường Việt Nam
Đến thời điểm hiện tại, thị trường TP Việt Nam được chia thành 5 loại chính. Cùng tìm hiểu thông qua nội dung dưới đây nhé!
Trái phiếu chính chủ
Thị trường TP chính phủ chính là kênh huy động then chốt và sở hữu quyền lực nhất trên thị trường TP hiện nay. Nó không chỉ được xem là công cụ để huy động nguồn vốn nhằm bù đắp những thâm hụt trong ngân sách nhà nước hiện nay mà còn nhận định là thị trường quy chuẩn cho thị trường tài chính của nền kinh tế nước ta.
Các loại trái phiếu hiện nay được phép phát hành nhằm mục đích chính là huy động vốn bù đắp cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, nó còn là nơi chính phủ thực hiện biện pháp tài chính quản lý lượng tiền trên thị trường. Đồng thời, chống lại tình hình lạm phát nếu xảy ra trong tương lai.
Trái phiếu chính phủ bảo lãnh
Thị trường trái phiếu chính phủ bảo lãnh là kênh đầu tư dành riêng cho các đối tượng thuộc diện được bảo lãnh theo quy định của chính phủ hiện hành. Những đối tượng đó có thể là doanh nghiệp, ngân hàng chính sách và các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng… Theo đó, việc phát hành trái phiếu của chính phủ bảo lãnh có mục đích chính là để huy động vốn để thực hiện các chương trình tín dụng theo mục tiêu của nhà nước.
Trái phiếu chính phủ bảo lãnh được phát hành cũng dựa theo các phương thức như: đấu thầu, bảo lãnh, đại lý hoặc bán lẻ. Sau khi phát hành, trái phiếu chính phủ bảo lãnh được đăng ký, lưu ký tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán và được niêm yết, giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán theo yêu cầu của chủ thể phát hành.
Trái phiếu chính quyền địa phương
Là nơi sẽ thực hiện phát hành trái phiếu để huy động vốn tại địa phương có mục đích dùng cho các phương án đầu tư, các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương đó. Trái phiếu chính quyền địa phương trước khi được thông qua và phát hành sẽ được đăng ký và niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán. Bên cạnh đó, loại trái phiếu này cũng được công bố ra thị trường theo hình thức đấu thầu, đại lý phát hành hoặc bảo lãnh trái phiếu.
Trái phiếu doanh nghiệp
Thị trường TP doanh nghiệp của nước ta hiện nay là nơi huy động vốn dành cho các doanh nghiệp trong nước sử dụng nguồn vốn để dùng trong mục đích kinh doanh và mở rộng quy mô và phát triển đầu tư.
Trái phiếu trong thị trường này sẽ được doanh nghiệp phát hành thông qua phương thức như: Đấu thầu, bảo lãnh và bán lẻ. Còn đối tượng phát hành trái phiếu được quy định là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn theo pháp luật.
Trái phiếu quốc tế tại Việt Nam
Hiệp hội thị trường TP việt nam là nơi mà các giao dịch mua bán trái phiếu vượt biên giới diễn ra trên một quốc gia đó. Chủ thể phát hành và bán trái phiếu trên thị trường này là các công ty hoặc Chính phủ hoặc các tổ chức khác. Còn đối tượng mua là các ngân hàng có quy mô lớn và vừa, các quỹ hưu trí, chính phủ, ngân hàng trung ương và cá nhân.
Đồng thời, đây cũng là nơi góp phần bổ sung nguồn lực tài chính trung và dài hạn cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Từ đó, góp phần đẩy mạnh thúc đẩy sự tăng trưởng của đất nước đồng thời đáp ứng khả năng thanh toán nhanh của các chủ thể khác nhau khi tham gia các hoạt động tài chính quốc tế trên diện rộng.
Tổng quan về thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
Tại Việt Nam, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn là một trong những thị trường TP sôi động và đầy hấp dẫn bởi nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn phát hành trái phiếu chính là kênh huy động vốn được ưu tiên.
Theo thống kê dữ liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) vào 7 tháng đầu của năm 2021 đã có 376 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước với tổng giá trị phát hành đạt 235.094 tỷ đồng, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm 2020.
Còn theo thông tin của Bộ Tài chính, sau gần 8 tháng triển khai các quy định mới Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại trong và ngoài nước thì thị trường TP tại Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Và kết quả là khối lượng phát hành số lượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ 7 tháng đầu năm tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020.
Mặc dù có đà tăng trưởng mạnh cả về số lượng doanh nghiệp và số đợt phát hành nhưng thị trường thị tại Việt Nam vẫn được đánh giá là còn tồn tại nhiều rủi ro. Cụ thể, trong năm 2021 thị trường TP đã xuất hiện một số hiện tượng chào bán, phân phối, chuyển quyền sở hữu chưa phù hợp với quy định pháp luật. Bởi vậy, thị trường này được các chuyên gia nhận định là chỉ phù hợp với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp có khả năng phân tích tài chính và đánh giá rủi ro thị trường.
Có nên tham gia đầu tư vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp?
Thị trường TP của Việt Nam hiện nay rất sôi động. Nếu bạn có nhu cầu và kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thì hoàn toàn có thể đầu tư vào thị trường TPDN, bởi:
- Mang lại cho nhà đầu tư khoản thu nhập cố định và đều đặn.
- Nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư nhiều loại trái phiếu doanh nghiệp khác nhau thuộc đa dạng các lĩnh vực ngành nghề.
- Nhà đầu tư có thể nghiên cứu sâu hơn về trái phiếu doanh nghiệp, nhạy bén hơn với thị trường. Đặc biệt với những nhà đầu tư chuyên nghiệp việc tham gia vào thị trường TP doanh nghiệp sẽ giúp bạn phân tán rủi ro cũng như đa dạng hóa danh mục đầu tư, mang về nhiều khoản thu nhập hơn.
Tuy nhiên, đầu tư vào thị trường TP doanh nghiệp vấn đề rủi ro là không thể tránh khỏi cho nên nhà đầu tư cần có những kiến thức chuyên môn, tìm hiểu rõ thông tin về doanh nghiệp phát hành… để quyết định đầu tư không sai lầm, từ đó giảm thiểu rủi ro.
Trên đây là các thông tin về thị trường trái phiếu doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua nội dung của bài viết các bạn đã nắm rõ thị trường, đặc điểm, phân loại cũng như các thông tin tổng quan về thị trường TP Việt Nam. Từ đó hiểu rõ hơn về thị trường để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Cảm ơn đã đọc bài viết và chúc bạn thành công trong cuộc sống!