Thuyết minh báo cáo tài chính là gì? Lưu ý khi đọc Thuyết minh BCTC

Thuyết minh Báo cáo tài chính (BCTC) là một trong những phần quan trọng giúp các nhà đầu tư có đánh giá đúng về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Vậy ý nghĩa của Bảng Thuyết minh BCTC là gì? Những lưu ý gì khi đọc Thuyết minh BCTC? Cùng Ohmoney xem ngay nội dung bài viết dưới đây. 

Mục đích của Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyet-minh-bao-cao-tai-chinh
Mục đích của Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh Báo cáo tài chính là một phần không thể thiếu và vô cùng quan trọng trong Báo cáo tài chính. Mục đích hay ý nghĩa của Thuyết minh BCTC dùng để phân tích hoặc mô tả một cách chi tiết các thông tin, chỉ số được trình bày trong bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các yêu cầu khác trong quy chuẩn kế toán. 

Thuyết minh BCTC tiếng Anh là Financial statement footnotes. Để đảm bảo báo cáo tài chính được trình bày trung thực và hợp lý, công ty cũng có thể trình bày thêm thông tin trong phần Thuyết minh BCTC.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Doanh thu thuần là gì? Quy tắc quy nhận doanh thu trong báo cáo tài chính

Vốn đầu tư của chủ sở hữu là gì? Vốn đầu tư của chủ sở hữu nói lên điều gì?

Các nguyên tắc lập và trình bày Bản Thuyết minh báo cáo tài chính

nguyen-tac-lap-thuyet-minh-BCTC-
Các nguyên tắc lập và trình bày Bản Thuyết minh báo cáo tài chính

– Để tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực kế toán “Trình bày báo cáo tài chính” theo Thông tư 133 – 200 được quy định bởi Bộ Tài chính và các hướng dẫn trong khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính này, doanh nghiệp phải bổ sung phần thuyết minh báo cáo tài chính khi lập báo cáo tài chính năm. Trong đó, Thông tư 133 cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn Thông tư 200 dành cho các mọi doanh nghiệp, cho hầu hết lĩnh vực trên nền kinh tế. 

Trong trường hợp lập báo cáo tài chính giữa niên độ (cả bản đầy đủ và bản tóm tắt), doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ” và thông tư nêu rõ các chuẩn mực khi lập thuyết minh BCTC đã chọn.

Doanh nghiệp phải đưa các thông tin sau vào thuyết minh báo cáo tài chính: 

  • Thông tin về cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính, cũng như các chính sách kế toán cụ thể được lựa chọn và áp dụng liên quan đến các giao dịch và sự kiện trọng yếu. 
  • Thông tin trọng yếu theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán mà chưa được đưa vào báo cáo tài chính. 
  • Các thông tin bổ sung không có trong báo cáo tài chính.

– Cách thức định dạng các thuyết minh của báo cáo tài chính

Mỗi mục cần được đánh dấu liên kết đến thông tin thích hợp trong ghi chú, thông tin được trình bày một cách có hệ thống và sắp xếp sao cho phù hợp nhất với đặc điểm của từng chỉ tiêu.

Cơ sở lập Bản Thuyết minh BCTC

Để lập được Thuyết minh báo cáo tài chính, doanh nghiệp dựa vào tình hình kinh doanh thực tế, các số liệu liên quan của doanh nghiệp

– Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán cho năm báo cáo.

– Căn cứ vào Bảng tổng hợp chi tiết liên quan, Sổ hoặc Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

– Theo thuyết minh BCTCnăm trước.

– Phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu thích hợp.

Mọi người có thể theo dõi mẫu Thuyết minh BCTC theo thông tư 133 qua hình ảnh dưới đây:

mau-thuyet-minh-bao-cao-tai-chinh-theo-thong-tu-133
Mẫu Thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 133

Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Thuyết minh BCTC 

Trong một Thuyết minh báo cáo tài chính cần có các chỉ tiêu cụ thể và phương pháp lập chính xác.

  1. Đặc điểm của doanh nghiệp

Trong nội dung này cần có các phần sau đây:

  • Doanh nghiệp đang thuộc hình thức sở hữu vốn nào: Nhà Nước, CTCP, Hợp danh…
  • Doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm thuộc lĩnh vực nào: Thương mại, dịch vụ, sản xuất hàng hóa…
  • Nghề nghiệp kinh doanh: Cần nêu rõ hoạt động kinh doanh chính và đặc điểm
  • Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: Cần nêu rõ quy mô, hoạt động chia tách, sáp nhập…
  • Nêu rõ cấu trúc doanh nghiệp: Đưa ra thông tin công ty con, đơn vị trực thuộc, chi nhánh, công ty liên doanh.
  1. Đơn vị tiền tệ sử dụng và kỳ kế toán
  • Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ khác được quy định trong Luật Kế toán.
  • Kỳ kế toán: Ghi rõ năm dương lịch (từ ngày nào đến ngày nào)
  1. Chế độ và chuẩn mực kế toán
  • Các thông tin và chỉ số cần tuân theo chuẩn mực và chế độ của Luật kế toán
  • Các chế độ kế toán được áp dụng trong Kế toán doanh nghiệp đặc thù, kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, Kế toán doanh nghiệp
  1. Các chính sách kế toán được áp dụng trường hợp doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục 

– Hướng dẫn cơ bản để chuyển đổi các báo cáo tài chính được lập bằng các đơn vị tiền tệ khác sang Đồng Việt Nam

– Các loại tỷ giá hối đoái sử dụng trong kế toán

– Các phương pháp tính lãi suất thực tế

– Các khoản tương đương tiền và nguyên tắc ghi nhận tiền.

– Nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư tài chính

– Nguyên tắc kế toán các khoản phải thu

– Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho

– Khấu hao tài sản và nguyên tắc kế toán

– Chuẩn mực kế toán cho các thỏa thuận liên quan đến hợp tác kinh doanh

– Nguyên tắc kế toán thuế TNDN hoãn lại

– Nguyên tắc kế toán chi phí trả trước

– Nguyên tắc kế toán phải trả

– Hướng dẫn ghi nhận công nợ thuê tài chính và các khoản vay

– Hướng dẫn vốn hóa và ghi nhận chi phí đi vay

  1. Các chính sách kế toán được áp dụng trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục 

– Phân loại lại các khoản nợ phải trả và tài sản từ dài hạn đến ngắn hạn

– Các khoản đầu tư tài chính, các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, bất động sản đầu tư và các tài sản khác đều được định giá theo nguyên tắc này.

  1. Bảng cân đối kế toán cần thông tin bổ sung

Doanh nghiệp phải trình bày và phân tích kỹ lưỡng các số liệu trong phần này để người đọc nắm được nội dung về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

  1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần thông tin bổ sung

Để giúp người đọc hiểu được doanh thu và chi phí, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích các số liệu được tìm thấy trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

  1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần thông tin bổ sung

Để giúp người đọc hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ trong kỳ của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích các số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

  1. Chi tiết bổ sung (Nếu có)

Để làm cho người đọc cảm thấy trung thực và hợp lý hơn, doanh nghiệp có thể đưa thêm thông tin bằng văn bản hoặc dữ liệu số tuân theo các chuẩn mực kế toán vào bên cạnh các dữ liệu được trình bày trong các phần nói trên.

Lưu ý khi đọc Thuyết minh báo cáo tài chính

Mặc dù thuyết minh là phần bắt buộc của Báo cáo tài chính nhưng chưa có tiêu chung nào quy định về độ chính xác và rõ ràng.

  • Thông thường, các công ty sẽ công bố thông tin ít nhất bằng các yêu cầu tối thiểu của luật để tránh gặp các rắc rối không đáng có. Nhưng sự tối thiểu này nằm ở đâu thì phụ thuộc vào phán xét chủ quan của đội ngũ quản lý doanh nghiệp. Hơn thế nữa, trong Thuyết minh BCTC càng minh bạch và rõ ràng càng tốt, nhưng phải đảm bảo tính bảo mật thương mại và bí quyết duy trì khả năng cạnh tranh của công ty. 
  • Từ các thông tin trong Thuyết minh BCTC, các nhà đầu tư sẽ hiểu thêm về doanh nghiệp như:
  • Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn, tình trạng tồn kho hay các khoản nợ phải thu, phải trả để đánh giá.
  • Chính sách ghi nhận doanh thu
  • Mối quan hệ với các đơn vị khác có liên quan
  • Khi đọc bạn cần chia Báo cáo thành 2 phần: phần thông tin của doanh nghiệp và phần thuyết minh về các chỉ số, khoản mục (được nêu ở Nội dung và phương pháp lập chỉ tiêu của bài viết). 

Một chú ý khi đọc Bản Thuyết minh Báo cáo tài chính không nên bỏ qua các chữ in nghiêng nhỏ được chú thích, vì chỉ cần một từ cũng có thể thay đổi bản chất của một khoản mục. 

Như vậy, bài viết trên đây về Thuyết minh Báo cáo tài chính đã chia sẻ cho bạn về những thông tin chi tiết trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Hy vọng, với những chia sẻ đó của Ohmoney sẽ giúp nhà đầu tư có đánh giá chính xác và phù hợp với tình hình hoạt động của  công ty.

Mới nhất

Phân tích và nhận định cổ phiếu APS – Công ty CP chứng khoán APEC

Trong những năm gần đây, đầu tư là cách...

Review ngân hàng Nam Á Bank – NAB

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) chính...

Review bảo hiểm sức khỏe manulife

Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người cũng...

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu...

Quảng Cáo

spot_img

Cách Đầu Tư

Bài 5: Cách Quản Trị Vốn Và Quản Lý Danh Mục Đầu Tư

LỜI ĐẦU TIÊN: HỌC CÁCH QUẢN TRỊ VỐN VÀ...

Bài 3: Cách Định Giá Cổ Phiếu Và Lựa Chọn Giá Mua Hợp Lý

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ hướng dẫn...

Bài 1: Các Thuật Ngữ Trong Thị Trường Chứng Khoán Cần Phải Biết

Các cụ thường bảo nhau: Ngôn ngữ là chìa...
Lê Hoàng Việt (Levi)
Lê Hoàng Việt (Levi)https://www.linkedin.com/in/le-hoang-viet/
Đầu tư là cả một quá trình dài không phải chỉ 1, 2 năm!
spot_imgspot_img

Mua trái phiếu ngân hàng có lợi nhuận tốt và an toàn như lời đồn không?

Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu khá phổ biến và được đông đảo nhà đầu tư quan tâm hiện nay. Tuy...

Cách nhận diện và đánh giá rủi ro của trái phiếu

Đầu tư vào trái phiếu là một hình thức đầu tư được nhiều chuyên gia chứng khoán tin tưởng đặt trọn tài sản của...

Tổng quan thị trường trái phiếu Việt Nam

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam đang được nhiều nhà đầu tư đánh giá rất cao trong tiềm năng phát triển trong nhiều...

Trái phiếu chuyển đổi là gì? So sánh lợi ích của trái phiếu chuyển đổi với trái phiếu thường

Trái phiếu chuyển đổi là một loại trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu vào một thời điểm nhất định trong...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here