Hiện nay, trái phiếu doanh nghiệp là kênh đầu tư khá hấp dẫn với mức sinh lời tương đối cao. Chính vì vậy, mua bán trái doanh nghiệp đang là chủ đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nếu bạn là những người bắt đầu tập tành đầu tư vào lĩnh vực này thì cùng Ohmoney điểm qua các thông tin về định nghĩa cũng như các cách mua bán trái phiếu doanh nghiệp thông qua nội dung của bài viết dưới đây nhé!
Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2018/NĐ-CP, trái phiếu doanh nghiệp là loại sản phẩm tài chính, chứng khoán có kỳ hạn từ 1 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác định nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi cúng như các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư đang sở hữu trái phiếu của mình. Trong đó,
- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 163).
- Đối tượng được mua trái phiếu là tất cả các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài đều được tham gia mua trái phiếu để đầu tư. Đồng thời, khi tham gia đầu tư trái phiếu, nhà đầu tư phải tự đánh giá mức độ rủi ro, hạn chế về giao dịch trái phiếu được đầu tư và tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình.
Phân loại trái phiếu doanh nghiệp là gì? Đâu là lợi ích mà nó mang lại cho nhà đầu tư?
Sau khi nắm bắt được khái niệm của trái phiếu DN, bạn cũng có thể dàng nhận thấy trái phiếu của doanh nghiệp là một sản phẩm tài chính, chứng khoán được doanh nghiệp phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi nợ. Hiện tại, trái phiếu DN ở nước ta được chia thành 2 loại như sau:
- Trái phiếu niêm yết: Là loại trái phiếu được đăng ký và lưu ký đầy đủ tại Trung tâm lưu ký chứng khoán. Đồng thời nó được giao dịch rộng rãi trên các sàn tập trung như HNX và HSX. Toàn bộ quá trình giao dịch đều phải dựa trên các quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán.
- Trái phiếu OTC: Hay còn gọi là trái phiếu phi tập trung, được giao dịch trên thị trường OTC. Giao dịch không bị ràng buộc bởi các chính sách pháp lý mà dựa trên những thỏa thuận mua bán riêng giữa các nhà đầu tư.
Vậy ưu điểm của hình thức đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp là gì? Về cơ bản, khi đầu tư vào hình thức đầu tư này, bạn sẽ nhận về 4 lợi ích thực tiễn như sau:
- Nhận được số tiền lãi hàng tháng cao hơn lãi tiết kiệm.
- Mức độ rủi ro thấp hơn so với sở hữu cổ phiếu, do trái chủ sẽ được ưu tiên thanh toán nợ trước cổ đông khi công ty đi đến giải thể hoặc phá sản.
- Dễ dàng trao đổi qua lại với mức lãi suất thực nhận trong thời gian đầu tư.
- Có thể sử dụng lãi suất định kỳ để tái đầu tư, “lời sinh lời”.
Mua trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro không?
Rủi ro là điều không tránh khỏi khi bạn quyết định tham gia đầu tư. Tuy nhiên rủi ro nhiều hay ít lại phụ thuộc vào hình thức đầu tư và mức độ hiểu biết của chính bạn. Các hình thức mang đến lợi nhuận cao thường đi đôi với rủi ro nhiều. Với cách phân loại đó thì đầu tư trái phiếu DN được xếp vào kênh đầu tư mang lại lợi nhuận không quá cao. Đi kèm với đó, đây là hình thức đầu tư khá an toàn, ít rủi ro và được đa phần những nhà đầu tư cá nhân lựa chọn.
Phần lớn rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư trái phiếu DN đến từ việc các doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể, không còn khả năng chi trả các khoản vay của mình. Bên cạnh đó cũng có trường hợp nhà đầu tư không thể sử dụng khoản tiền lãi để tái đầu tư hoặc lãi suất đột ngột giảm, không như cam kết ban đầu. Do đó, cần phải có một kế hoạch rõ ràng về việc cân nhắc lựa chọn doanh nghiệp để đầu tư, cũng như cân đối tiền vốn và thời gian phù hợp để có thể nhận được khoản lợi nhuận cao nhất từ kênh đầu tư này nhé!
Cách mua bán trái phiếu doanh nghiệp chuẩn nhất cho nhà đầu tư
Mua bán trái phiếu DN là một hình thức đầu tư khá đơn giản và thường được nhà đầu tư mới bắt đầu tham gia thị trường Tài chính – Chứng khoán lợi chọn. Cùng Ohmoney tìm hiểu các hình thức mua bán của kênh đầu tư này thông qua nội dung bên dưới nhé!
Hướng dẫn mua trái phiếu
Để mua được trái phiếu doanh nghiệp uy tín, hạn chế rủi ro gặp phải trong suốt thời gian đầu tư, bạn nên dành thời gian để nghiên cứu về doanh nghiệp và so sánh mức lãi suất mà doanh nghiệp dành cho các chủ sở hữu trái phiếu.
Khi mua trái phiếu đồng nghĩa với việc bạn cho tổ chức kinh doanh vay một số vốn để họ thực hiện việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, cụ thể việc sử dụng số tiền vốn huy động đó như thế nào thì bạn sẽ không nắm được và cũng không có quyền can thiệp, đưa ra ý kiến. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn cho số tiền đầu tư và đảm bảo sẽ thu về được cả vốn lẫn lãi sau khi đáo hạn, bạn cần lựa chọn một doanh nghiệp uy tín và tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Việc đánh giá doanh nghiệp có tiềm năng phát triển hay không dựa vào báo cáo tài chính của công ty, tiềm năng của doanh nghiệp trong ngành và dựa vào cả uy tín của hội đồng điều hành và quản trị. Bên cạnh đó, mỗi loại trái phiếu thường sẽ có niêm yết về giá cả, kỳ hạn, mức lãi suất khác nhau. Khi mua trái phiếu DN, bạn cũng nên cảnh giác với các trái phiếu có mức lãi suất cao vượt trội, cao bất thường, để tránh rơi vào “bẫy” của các doanh nghiệp đang khó khăn.
Hướng dẫn bán trái phiếu
Có nhiều lý do để bạn cân nhắc việc bán trái phiếu DN như khi cần huy động vốn cho các công việc hay mục đích khác. Ngoài ra, cũng có những khi nhà đầu tư muốn chuyển đổi đầu tư sang các kênh khác như vàng, bất động sản, đầu tư kinh doanh,…Hay nhiều trường hợp chỉ đơn giản là muốn ngừng việc đầu tư sinh lời. Vậy, nên bán trái phiếu doanh nghiệp ở đâu là tốt nhất?
Thông thường việc bán trái phiếu sẽ được thực hiện trên các sàn chứng khoán. Tại đây bạn có thể đặt lệnh và chờ cho đến khi có người đặt lệnh mua lại trái phiếu của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các cộng đồng đầu tư chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu hoặc thông qua những người bạn có kinh nghiệm để trực tiếp mua đi bán lại với nhau. Tuy nhiên, việc mua bán và chuyển nhượng trái phiếu cần được thực hiện đầy đủ giấy tờ, thủ tục để đảm bảo quyền lợi cho cả bên mua và bên bán nhé!
Bên trên là những thông tin cung cấp về vấn đề mua bán trái phiếu doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn nắm bắt được thêm một hình thức đầu tư an toàn. Cảm ơn đã đọc bài viết và đừng quên để lại những bình luận bên dưới để Ohmoney có thể giải đáp thắc mắc cho bạn nhé!