“Tự doanh chứng khoán là gì?” Đây không còn là khái niệm quá xa lạ với nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên liệu bạn đã thực sự hiểu đúng, hiểu đủ về khái niệm này? Trong bài viết sau Ohmoney sẽ giúp bạn làm rõ hơn về khái niệm cũng như những điểm cần lưu ý cho khối tự doanh chứng khoán.
1.Tự doanh trong chứng khoán là gì
Nếu bạn đang tự hỏi tự doanh trong chứng khoán là gì? Thì Ohmoney xin gửi tới bạn câu trả lời như sau. Tự doanh chứng khoán được định nghĩa là hoạt động mua bán chứng khoán cho chính mình của công ty chứng khoán. Mục đích của hoạt động tự doanh chứng khoán là thu lại lợi nhuận từ chênh lệch giá cũng góp phần đảm bảo tính thanh khoản của thị trường.
Theo quy định của Luật chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn điều lệ từ 100 tỷ trở lên thì mới có quyền tự doanh chứng khoán. Hiện nay, khi thực hiện tự doanh chứng khoán tại sàn HOSE và HNX, lệnh tự doanh cần có ký hiệu chữ P ở đầu. Đây là dấu hiệu phân biệt lệnh đầu tư cá nhân và nhà nước.

2. Đặc điểm của tự doanh chứng khoán
Khác với các hoạt động giao dịch chứng khoán cá nhân thông thường, giao dịch tự doanh chứng khoán yêu cầu tính chuyên nghiệp cũng như tiềm lực lớn mạnh về kinh tế hơn rất nhiều. Hoạt động tự doanh chứng khoán thường mang tính chiến lược. Do vậy cán bộ thực hiện hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán phải là người có trình độ chuyên môn cao cũng, khả năng phân tích và chịu được áp lực làm việc lớn.

Với đặc điểm góp phần bình ổn thị trường do vậy hoạt động tự doanh chứng khoán thường được CTCK phân bổ rộng ở nhiều thị trường. Không thể để xảy ra tình trạng “ Bỏ hết trứng vào 1 giỏ”. Dựa vào lợi thế là công ty giao dịch trung gian, các CTCK biết tìm ra đâu là thị trường tiềm năng. Hay hạn chế tối đa hoá rủi ro đầu tư cho chính mình.
Tuy đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty, tuy nhiên hoạt động tự doanh chứng khoán cũng chứa đựng nhiều rủi ro kèm theo. Do vậy, khi thực hiện tự doanh chứng khoán, công ty cần đưa ra nhiều phương án khác nhau, sử dụng các công cụ phòng vệ,… để hạn chế tối đa tình trạng xấu xảy ra khi đang đầu tư.

3. Các hình thức tự doanh chứng khoán phổ biến
Tương tự như việc thực hiện giao dịch của các khách hàng cá nhân. Tự doanh công ty chứng khoán của CTCK cũng có thể thực hiện trực tiếp và gián tiếp. Tuỳ thuộc vào đặc điểm thị trường hay doanh thu lợi nhuận thu về trong thời điểm thực hiện giao dịch mà chọn lựa hình thức giao dịch thích hợp.
3.1 Giao dịch trực tiếp
Đối với hình thức tự doanh chứng khoán trực tiếp, CTCK và khách hàng thực hiện giao dịch theo giá thỏa thuận trực tiếp. Với thời gian giao dịch linh hoạt cùng sự đa dạng trong chủng loại chứng khoán giúp thu hút được nhiều sự quan tâm hơn.
Đặc biệt, khi thực hiện giao dịch trực tiếp, bạn sẽ không cần thực hiện bất kỳ thủ tục thanh toán và chuyển nhượng nào. Điều này góp phần giúp doanh số giao dịch trực tiếp cao hơn nhiều so với giao dịch tại trung tâm.

3.2 Giao dịch gián tiếp
Hình thức giao dịch gián tiếp được các CTCK sử dụng khi tiến hành khi thị trường có sự biến động lớn về giá. Theo đó, CTCK sẽ thực hiện uỷ thác giao dịch cho Sở ( trung tâm). Điều này cũng tương đồng với việc CTCK phải chịu mức phí môi giới, phí lưu ký chứng khoán,…

4. Mục đích của khối tự doanh chứng khoán
4.1 Góp vốn kinh doanh
Việc đầu tư cổ phiếu, trái phiếu,… vào các công ty lớn đa dạng lĩnh vực ngành nghề giúp CTCK chính thức trở thành cổ đông của các doanh nghiệp. Trên thực tế, khối tự doanh chứng khoán của các CTCK được pháp luật cho phép và đảm bảo. Theo đó, CTCK có thể mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, tiến hành thu về nhiều lợi nhuận hơn.

4.2 Bình ổn giá
Môt trong những vai trò lớn của việc tự doanh chứng khoán đó chính là hoạt động bình ổn giá thị trường. Theo đó, khi thị trường diễn ra biến động, các CTCK sẽ liên minh với nhau và tiếng hành mua bán một số lượng cổ phiếu nhất định. Hoạt động bình ổn giá này sẽ được cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét.

4.3 Sinh lợi
Hoạt động trên cơ chế sinh lợi bởi sự chênh lệch đơn giá cố phiếu do vậy không lấy làm ngạc nhiên khi mục đích của hoạt động tự doanh chứng khoán là đầu tư sinh lợi. Điều này đồng nghĩa với việc các CTCK thường xem trọng việc hoạch định kế hoạch đầu tư của mình.

5. Các loại hình tự doanh chứng khoán phổ biến
Tuỳ thuộc và chiến lược kinh doanh và phát triển cũng như tình hình của ngành và thị trường và mỗi CTCK sẽ lựa chọn cho mình hình thức tự doanh chứng khoán phù hợp. Hiện nay tự doanh chứng khoán thường được phân thành những hình thức như sau:
- Hoạt động tự doanh chứng khoán đầu tư ngân quỹ
- Hoạt động tự doanh đầu tư chênh lệch giá
- Hoạt động tự doanh đầu cơ
- Hoạt động tự doanh đầu tư chênh lệch giá
- Hoạt động tự doanh đầu tư tự vệ
- Hoạt động tự doanh nắm quyền kiểm soát

6. Quy trình tự doanh chứng khoán phổ biến
Nhìn chung hoạt động tự doanh chứng khoán không có yêu cầu chuẩn chỉnh chung về quy trình thực hiện. Tuy nhiên phần lớn các CTCK khi tiến hành tự doanh chứng khoán đều thực hiện theo trình tự các bước sau:
- Bước 1: Xây dựng chiến lược đầu tư
- Bước 2: Phân tích thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư
- Bước 3: Phân tích, đánh giá ngành, công ty để đánh giá tiềm năng đầu tư.
- Bước 4: Thực hiện giao dịch đầu tư
- Bước 5: Quản lý hoạt động đầu tư và thu hồi vốn

7. Một số quy định về tự doanh chứng khoán
Để tiến hành thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán CTCK cần đảm bảo có vốn chủ sở hữu đạt 100 tỷ đồng. Ngoài ra cần đảm bảo những yêu cầu như:
- Công ty chứng khoán cần có đủ tiền hoặc chứng khoán để thanh toán hoạt động giao dịch của mình
- Hoạt động tự doanh chứng khoán phải do CTCK thực hiện, không sử dụng danh nghĩa của công ty thứ 3
- CTCK cần ưu tiên hoạt động giao dịch của khách hàng trước tiên. Đối với các hoạt động giao dịch khi thực hiện tự doanh chứng khoán cần được công khai rõ ràng, minh bạch,…
Nếu bạn đang thắc mắc tự doanh chứng khoán là gì thì trên đây là toàn bộ câu trả lời mà Ohmoney đã tổng hợp được. Hy vọng với thông tin bổ ích ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực chứng khoán. Vui lòng truy cập trang chủ Ohmoney để biết thêm nhiều thông tin tài chính – đầu tư liên quan.